Trắc Nghiệm Y Sinh Học Di Truyền – Đề 4

Năm thi: 2023
Môn học: Y Sinh Học Di Truyền
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Lê Quang Hòa
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Y Sinh Học Di Truyền
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Lê Quang Hòa
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Sinh Học Di Truyền  là một bộ đề thi quan trọng trong môn Sinh học Di truyền, được thiết kế dành cho sinh viên ngành Y học tại Trường Đại học Y Hà Nội. Đề thi này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm tập trung vào những nguyên lý cơ bản của di truyền học, từ di truyền phân tử, di truyền quần thể, đến các ứng dụng lâm sàng trong y học. Được biên soạn bởi PGS.TS Lê Quang Hòa, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sinh học di truyền, đề thi này giúp sinh viên củng cố kiến thức nền tảng và chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi học phần quan trọng.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu kỹ hơn về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Y Sinh Học Di Truyền – Đề 4

1. Để loại khỏi NST những gen không mong muốn người ta sử dụng phương pháp gây đột biến:
A. mất đoạn NST
B. lặp đoạn NST
C. đảo đoạn NST
D. cấu trúc NST

2. Hiện tượng nào sau đây gây ra đột biến lệch bội?
A. Trong quá trình phân bào, một hay vài cặp NST không phân li
B. Trong phân bào, tất cả các cặp NST không phân li
C. Sự sao chép sai các cặp nu trong quá trình nhân đôi ADN
D. Trong quá trình giảm phân, xảy ra sự trao đổi chéo không đều giữa các crômatit

3. Sự thụ tinh giữa 2 giao tử n + 1 sẽ tạo hợp tử có bộ NST thuộc:
A. thể ba
B. thể một kép hoặc thể không
C. thể ba kép
D. thể 3 kép hoặc thể bốn

4. Sự thụ tinh giữa giao tử n + 1 với giao tử bình thường sẽ tạo hợp tử có bộ NST thuộc:
A. thể ba
B. thể một kép hoặc thể không
C. thể ba kép
D. thể 3 kép hoặc thể bốn

5. Các thể lệch có số NST trong tế bào giống nhau là:
A. thể không với thể 1 kép và thể ba với thể 4 đơn
B. thể không kép với thể một đơn và thể ba kép với thể 4 đơn
C. thể không với thể 1 kép và thể ba đơn với thể 4 kép
D. thể không đơn với thể 1 kép và thể ba kép với thể 4 đơn

6. Trong giảm phân, một cặp NST nào đó không phân li sẽ tạo ra:
A. giao tử 2n
B. giao tử thừa hoặc thiếu 1 NST
C. thừa 1 hoặc một số NST
D. thiếu 1 hoặc một số NST

7. Thể lệch bội không sống được hoặc giảm sức sống hoặc giảm khả năng sinh sản là do:
A. thừa NST làm mất cân bằng hệ gen
B. số gen ít làm mất nhiều tính trạng
C. thừa hoặc thiếu NST làm mất cân bằng hệ gen
D. thiếu NST làm mất cân bằng hệ gen

8. Xét 1 cặp gen trên mỗi cặp NST tương đồng của loài có 2n = 8. Một cá thể có kiểu gen AAaBBDdEEe Bộ NST của cá thể này gọi là:
A. thể ba nhiễm
B. thể tam bội
C. thể tam bội kép
D. thể ba nhiễm kép

9. Đặc điểm nào sau đây là thể đa bội?
A. Một hay vài cặp NST nào đó có số lượng tăng lên hay giảm xuống
B. Sự thay đổi số gen của một cặp NST nào đó
C. 1 hay vài cặp NST nào đó có số gen tăng lên hay giảm xuống
D. Số NST trong tế bào tăng lên theo một hay một số nguyên lần bộ NST đơn bội, lớn hơn 2n

10. Một cá thể có tế bào chứa số NST bằng tổng số NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau gọi là:
A. thể lệch bội
B. thể dị đa bội
C. thể tự đa bội
D. thể đột biến

11. Đột biến tự đa bội phát sinh khi có:
A. sự không phân li của tất cả các cặp NST trong phân bào
B. sự thay đổi trong bộ NST
C. hiện tượng các NST bị đứt đoạn hoặc nối các đoạn NST bị đứt
D. sự không phân li của một cặp NST trong phân bào

12. Trong quá trình nguyên phân, bộ NST 2n không phân li đã tạo ra thể:
A. tự tứ bội
B. song nhị bội
C. bốn nhiễm
D. dị đa bội

13. Xét 1 cặp gen trên mỗi cặp NST tương đồng của loài có 2n = 8. Một cá thể có kiểu gen AAaaBBBBDDDdEEee Bộ NST của cá thể này gọi là:
A. thể bốn
B. thể tứ bội
C. thể tứ bội hoặc thể bốn
D. thể bốn kép

14. Trong giảm phân, toàn bộ các cặp NST đều không phân li sẽ tạo ra:
A. giao tử 2n
B. giao tử thừa hoặc thiếu 1 NST
C. thừa 1 hoặc một số NST
D. thiếu 1 hoặc một số NST

15. Thể tự tam bội có thể được tạo ra trong trường hợp nào sau đây?
A. Giao tử 2n thụ tinh với nhau
B. Giao tử n thụ tinh với nhau
C. Giao tử 2n thụ tinh với giao tử bình thường
D. Tế bào 2n không phân li trong nguyên phân

16. Các thể tự đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng lớn, khả năng chống chịu tốt, tế bào to,…là do:
A. có số loại NST tăng lên gấp bội
B. số loại alen tăng lên gấp bội
C. hàm lượng ADN tăng gấp bội
D. số lượng tế bào tăng lên gấp bội

17. Các thể đa bội lẻ thường không:
A. phân bào
B. sinh sản hữu tính
C. sinh sản vô tính
D. sinh sản

18. Các cây ăn quả không hạt thường là:
A. thể lệch bội lẻ
B. Đa bội lẻ
C. lệch bội chẵn
D. đa bội chẵn

19. Hiện tượng bộ NST lưỡng bội của 2 loài cùng tồn tại trong một tế bào gọi là:
A. lệch bội thể
B. tự tứ bội thể
C. tự đa bội thể
D. dị đa bội thể

20. Thể tứ bội khác thể song nhị bội ở điểm nào sau đây?
A. Thể tứ bội bất thụ còn thể song nhị bội hữu thụ
B. Thể tứ bội có sức sống mạnh, năng suất cao còn thể dị bội thì không có các đặc điểm đó
C. Thể tứ bội hữu thụ còn thể song nhị bội bất thụ
D. Thể tứ bội chứa bộ NST của 1 loài còn thể song nhị bội thì chứa bộ NST của 2 loài khác nhau

Câu 21: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là:
A. rARN
B. mARN
C. tARN
D. ADN

Câu 22: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã
B. tổng hợp ADN, dịch mã
C. tự sao, tổng hợp ARN
D. tổng hợp ADN, ARN

Câu 23: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều:
A. kết thúc bằng Met
B. bắt đầu bằng axit amin Met
C. bắt đầu bằng axit foocmin-Met
D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN

Câu 24: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của:
A. rARN
B. mARN
C. tARN
D. ARN

Câu 25: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã hoá
B. mARN
C. tARN
D. mạch mã gốc

Câu 26: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:
A. ADN và ARN
B. prôtêin
C. ARN
D. ADN

Câu 27: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?
A. Vùng khởi động
B. Vùng mã hoá
C. Vùng kết thúc
D. Vùng vận hành

Câu 28: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?
A. 3’ → 3’
B. 3’ → 5’
C. 5’ → 3’
D. 5’ → 5’

Câu 29: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:
A. nhân con
B. tế bào chất
C. nhân
D. màng nhân

Câu 30: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là:
A. axit amin hoạt hoá
B. axit amin tự do.
C. chuỗi polipeptit
D. phức hợp aa-tARN

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)