Trắc Nghiệm Y Sinh Học Di Truyền – Đề 9

Năm thi: 2023
Môn học: Y Sinh Học Di Truyền
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Lê Quang Hòa
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Y Sinh Học Di Truyền
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Lê Quang Hòa
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Sinh Học Di Truyền  là một bộ đề thi quan trọng trong môn Sinh học Di truyền, được thiết kế dành cho sinh viên ngành Y học tại Trường Đại học Y Hà Nội. Đề thi này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm tập trung vào những nguyên lý cơ bản của di truyền học, từ di truyền phân tử, di truyền quần thể, đến các ứng dụng lâm sàng trong y học. Được biên soạn bởi PGS.TS Lê Quang Hòa, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sinh học di truyền, đề thi này giúp sinh viên củng cố kiến thức nền tảng và chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi học phần quan trọng.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu kỹ hơn về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Y Sinh Học Di Truyền – Đề 9

Câu 1: Ở người, bệnh máu khó đông do gen h nằm trên NST X, gen H: máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh khó đông, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Con gái của họ không bao giờ mắc bệnh
B. 100% số con trai của họ sẽ mắc bệnh
C. 50% số con trai của họ có khả năng mắc bệnh
D. 100% số con gái của họ sẽ mắc bệnh

Câu 2: Các gen ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể X có sự di truyền:
A. theo dòng mẹ
B. thẳng
C. như các gen trên NST thường
D. chéo

Câu 3: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là:
A. 35 cao: 1 thấp
B. 5 cao: 1 thấp
C. 3 cao: 1 thấp
D. 11 cao: 1 thấp

Câu 4: Gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có hiện tượng di truyền:
A. theo dòng mẹ
B. thẳng
C. như gen trên NST thường
D. chéo

Câu 5: Gen ở vùng tương đồng trên cặp nhiễm sắc thể giới tính XY di truyền:
A. thẳng
B. chéo
C. như gen trên NST thường
D. theo dòng mẹ

Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là:
A. 35 cao: 1 thấp
B. 11 cao: 1 thấp
C. 3 cao: 1 thấp
D. 5 cao: 1 thấp

Câu 7: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là:
A. 12
B. 24
C. 25
D. 23

Câu 8: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ, vì nam giới:
A. chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện
B. cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện
C. chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện
D. cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện

Câu 9: Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y chỉ truyền trực tiếp cho:
A. thể đồng giao tử
B. thể dị giao tử
C. cơ thể thuần chủng
D. cơ thể dị hợp tử

Câu 10: Trong thí nghiệm của Moocgan, khi lai ruồi giấm cái mắt đỏ thuần chủng với ruồi đực mắt trắng được F. Cho ruồi F tiếp tục giao phối với nhau được F ¾ ruồi mắt đỏ và ¼ ruồi mắt trắng, trong đó ruồi mắt trắng toàn là ruồi đực. Giải thích nào sau đây phù hợp với kết quả của phép lai trên?
A. Gen qui định mắt trắng là gen trội nằm trên NST Y không có alen trên X
B. Gen qui định mắt trắng là gen lặn nằm trên NST X không có alen trên Y
C. Gen qui định mắt trắng là gen trội nằm trên NST X không có alen trên Y
D. Gen qui định mắt trắng là gen lặn nằm trên NST Y không có alen trên X

Câu 11: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (X). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận X từ:
A. bố
B. bà nội
C. ông nội
D. mẹ

Câu 12: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh, khả năng họ sinh ra được đứa con khỏe mạnh là bao nhiêu?
A. 75%
B. 100%
C. 50%
D. 25%

Câu 13: Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Tất cả các hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất
B. Trong sự di truyền, nếu con lai mang tính trạng của mẹ thì đó là di truyền theo dòng mẹ
C. Con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ
D. Di truyền tế bào chất còn gọi là di truyền ngoài nhân hay di truyền ngoài nhiễm sắc thể

Câu 14: Ngoài việc phát hiện hiện tượng liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng di truyền:
A. qua tế bào chất
B. tương tác gen, phân ly độc lập
C. trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập
D. tương tác gen, trội lặn không hoàn toàn

Câu 15: Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó:
A. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y
B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X
C. nằm trên nhiễm sắc thể thường
D. nằm ở ngoài nhân

Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào?
A. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ
B. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau
C. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ
D. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau

Câu 17: Ai là người đầu tiên phát hiện ở cây hoa phấn có sự di truyền tế bào chất?
A. Morgan
B. Mônô và Jacôp
C. Menđen
D. Coren

Câu 18: Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do:
A. sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong một phạm vi nhất định
B. sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong một phạm vi nhất định
C. sự tự điều chỉnh của kiểu gen khi môi trường thấp dưới giới hạn
D. sự tự điều chỉnh của kiểu hình khi môi trường vượt giới hạn

Câu 19: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào quy định?
A. Tác động của con người
B. Điều kiện môi trường
C. Kiểu gen của cơ thể
D. Kiểu hình của cơ thể

Câu 20: Muốn năng suất vượt giới hạn của giống hiện có ta phải chú ý đến việc:
A. cải tiến giống vật nuôi, cây trồng
B. cải tạo điều kiện môi trường sống
C. cải tiến kỹ thuật sản xuất
D. tăng cường chế độ thức ăn, phân bón

Câu 21: Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: thường biến
A. phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn… thông qua trao đổi chất
B. di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa
C. biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường
D. bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường

Câu 22: Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi:
A. do tác động của môi trường
B. không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen
C. phát sinh trong quá trình phát triển cá thể
D. không liên quan đến rối loạn phân bào

Câu 23: Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Kiểu gen và môi trường
B. Điều kiện môi trường sống
C. Quá trình phát triển của cơ thể
D. Kiểu gen do bố mẹ di truyền

Câu 24: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng:
A. số lượng
B. chất lượng
C. trội hoàn toàn
D. lặn hoàn toàn

Câu 25: Đặc điểm của mức phản ứng do gen quy định là:
A. phản ứng của kiểu hình trước môi trường
B. phản ứng của kiểu gen trước môi trường
C. phản ứng của kiểu hình trước giới hạn của môi trường
D. phản ứng của kiểu gen trước giới hạn của môi trường

Câu 26: Hiện tượng mềm dẻo của kiểu hình được hiểu là:
A. khả năng của một kiểu gen có thể biểu hiện thành những kiểu hình khác nhau trước các điều kiện môi trường khác nhau
B. khả năng của một kiểu hình có thể biểu hiện thành những kiểu gen khác nhau trước các điều kiện môi trường khác nhau
C. khả năng của một kiểu gen có thể biểu hiện thành những kiểu hình khác nhau trước cùng một điều kiện môi trường
D. khả năng của một kiểu hình có thể biểu hiện thành những kiểu gen khác nhau trước cùng một điều kiện môi trường

Câu 27: Đối với các tính trạng số lượng, mức phản ứng của kiểu gen:
A. rộng
B. hẹp
C. vừa phải
D. trung bình

Câu 28: Trong chọn giống vật nuôi và cây trồng, muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, biện pháp cần áp dụng đối với các tính trạng có mức phản ứng rộng là:
A. tạo điều kiện thuận lợi tối đa để kiểu hình đạt giá trị tốt nhất
B. thay đổi điều kiện sống để kiểu gen phát triển theo hướng có lợi
C. chỉ cần cải tạo kiểu gen để tạo ra kiểu hình tốt nhất
D. cần tạo ra nhiều giống khác nhau từ một kiểu gen ban đầu

Câu 29: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng:
A. số lượng
B. chất lượng
C. trội hoàn toàn
D. lặn hoàn toàn

Câu 30: Đặc điểm di truyền của thường biến là:
A. không di truyền
B. được di truyền
C. truyền đạt
D. được phân li

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)