350 câu trắc nghiệm Tài chính tiền tệ phần 2 là bộ câu hỏi (có đáp án) giúp bạn ôn tập lại các kiến thức trọng tâm về bộ môn Tài chính Tiền tệ. Nội dung bao gồm các câu hỏi đa dạng về lý thuyết tiền tệ, vai trò của ngân hàng trung ương, cơ chế chính sách tiền tệ, và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tài chính, được tổng hợp từ các giáo trình, đề thi môn Tài Chính Tiền Tệ của các trường đại học vào năm 2023. Các câu hỏi kèm đáp án đều đã được kiểm duyệt nhiều lần, được đánh mã số câu hỏi và có giải thích nên rất phù hợp cho nhu cầu tự ôn tập. Trong phần 2 của bộ đề, hãy cùng dethitracnghiem.vn ôn tập lại các kiến thức của Chương 3+4 với 28 câu hỏi dưới đây nhé.
350 Câu Trắc Nghiệm Tài Chính Tiền Tệ Toàn Chương – Phần 2
Câu 1: Những khoản mục thu thường xuyên trong cân đối Ngân sách Nhà nước bao gồm:
a) Thuế, sở hữu tài sản, phí và lệ phí.
b) Thuế, sở hữu tài sản, phí và lệ phí, phát hành trái phiếu chính phủ.
c) Thuế, sở hữu tài sản, phí và lệ phí, lợi tức cổ phần của Nhà nước.
d) Thuế, phí và lệ phí, từ các khoản viện trợ có hoàn lại.
Câu 2: Kể tên 3 khoản chi của Ngân sách Nhà nước là chi cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội:
a) Chi dự trữ Nhà nước, chi chuyển nhượng đầu tư;
b) Chi hỗ trợ vốn cho DNNN, và đầu tư vào hạ tầng cơ sở của nền kinh tế;
c) Chi chăm sóc và bảo vệ trẻ em;
d) Chi đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường;
Câu 3: Các khoản thu nào dưới đây được coi là thu không thường xuyên của Ngân sách Nhà nước Việt Nam?
a) Thuế thu nhập cá nhân và các khoản viện trợ không hoàn lại.
b) Thuế lạm phát, thuê thu nhập cá nhân và thu từ các đợt phát hành công trái.
c) Thu từ sở hữu tài sản và kết dư ngân sách năm trước.
d) Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 4: Khoản thu nào dưới đây chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam:
a) Thuế
b) Phí
c) Lệ phí
d) Tất cả đều sai.
Câu 5: Việc nghiên cứu những tác động tiêu cực của Thuế có tác dụng:
a) Để xây dựng kế hoạch cắt giảm thuế nhằm giảm thiểu gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp và công chúng.
b) Để xây dựng chính sách thuế tối ưu, đảm bảo doanh thu Thuế cho Ngân sách Nhà nước.
c) Để kích thích xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài và giảm thiểu gánh nặng thuế cho công chúng.
d) Để kích thích nhập khẩu hàng hoá ra nước ngoài và giảm thiểu gánh nặng thuế cho công chúng.
Câu 6: Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế thông qua sự tác động tới.
a) Lãi suất thị trường.
b) Tổng tiết kiệm quốc gia.
c) Đầu tư và cán cân thương mại quốc tế.
d) Lượng kiều hối chuyển về trong nước.
Câu 7: Thuế được coi là có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế bởi vì:
a) Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước và là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền KTQD.
b) Thuế là công cụ để kích thích nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
c) Chính sách Thuế là một trong những nội dung cơ bản của chính sách tài chính quốc gia.
d) Việc quy định nghĩa vụ đóng góp về Thuế thường được phổ biến thành Luật hay do Bộ Tài chính trực tiếp ban hành.
Câu 8: Trong các khoản chi sau, khoản chi nào là thuộc chi thường xuyên?
a) Chi dân số kế hoạch hóa gia đình.
b) Chi Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
c) Chi trợ cấp Ngân sách cho Phường, Xã.
d) Chi bù giá hàng chính sách.
Câu 9: Nguyên nhân thất thu Thuế ở Việt Nam bao gồm:
a) Do chính sách Thuế và những bất cập trong chi tiêu của Ngân sách Nhà nước.
b) Do hạn chế về nhận thức của công chúng và một số quan chức.
c) Do những hạn chế của cán bộ Thuế.
d) Tất cả các nguyên nhân trên.
e) Không phải các nguyên nhân trên.
Câu 10: Chọn nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước đúng:
a) Thu Ngân sách – Chi Ngân sách > 0
b) Thu Ngân sách (không bao gồm thu từ đi vay) – Chi Ngân sách thường xuyên > 0
c) Thu Ngân sách nhà nước – Chi thường xuyên = Chi đầu tư + trả nợ (cả tín dụng nhà nước)
d) Thu Ngân sách = Chi Ngân sách
Câu 11: Các giải pháp để tài trợ thâm hụt Ngân sách Nhà nước bao gồm:
a) Tăng thuế, tăng phát hành trái phiếu Chính phủ và Tín phiếu Kho bạc.
b) Phát hành tiền, tăng thuế thu nhập cá nhân và phát hành trái phiếu Chính phủ.
c) Tăng thuế, phát hành tiền và trái phiếu Chính phủ để vay tiền dân cư.
d) Tăng thuế, tăng phát hành tiền và vay nợ nước ngoài.
e) Không có giải pháp nào trên đây.
Câu 12: Trong các giải pháp nhằm khắc phục thâm hụt Ngân sách Nhà nước dưới đây, giải pháp nào sẽ có ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ? Chọn 2 đáp án đúng:
a) Phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông;
b) Vay dân cư trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ và Tín phiếu Kho bạc;
c) Phát hành trái phiếu Quốc tế;
d) Phát hành và bán trái phiếu Chính phủ cho các Ngân hàng Thương mại.
Câu 13: Giải pháp bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước có chi phí cơ hội thấp nhất là:
a) Chỉ cần phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông.
b) Vay tiền của dân cư.
c) Chỉ cần tăng thuế, đặc biệt thuế thu nhập doanh nghiệp.
d) Chỉ cần tăng thuế, đặc biệt là thuế Xuất – Nhập khẩu.
Câu 14: Chính sách Tài khoá được hiểu là:
a) Chính sách Tiền tệ mở rộng theo quan điểm mới.
b) Chính sách Tài chính Quốc gia.
c) Là chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định và tăng trưởng nền kinh tế thông qua các công cụ Thu, Chi Ngân sách nhà nước
d) Là bộ phận cấu thành chính sách Tài chính Quốc gia, có các công cụ Thu, Chi ngân sách nhà nước, và các công cụ điều tiết Cung và Cầu tiền tệ.
Câu 15: Đặc trưng nào khiến cho Thị trường Chứng khoán bị coi là có tính chất “may rủi” giống với “sòng bạc”?
a) Rủi ro cao và tất cả người tham gia đều giầu lên một cách rất nhanh chóng.
b) Tất cả mọi tính toán đều mang tính tương đối.
c) Rất nhộn nhịp và hấp dẫn, thích hợp với người ưa thích mạo hiểm và phải có rất nhiều tiền.
d) Nếu có vốn lớn và bản lĩnh thì sẽ đảm bảo thắng lợi.
Câu 16: Thị trường chứng khoán trên thực tế chính là:
a) Sở giao dịch chứng khoán.
b) Tất cả những nơi diễn ra các hoạt động mua và bán vốn trung và dài hạn.
c) Tất cả những nơi mua và bán chứng khoán.
d) Tất cả những nơi mua và bán cổ phiếu và trái phiếu.
Câu 17: Thị trường vốn trên thực tế được hiểu là:
a) Thị trường mở.
b) Thị trường chứng khoán.
c) Thị trường tín dụng trung, dài hạn và thị trường chứng khoán.
d) Tất cả những nơi diễn ra các hoạt động mua và bán vốn với thời hạn trên một năm.
e) Tất cả những nơi diễn ra các hoạt động mua và bán vốn với thời hạn trên một năm giữa các Ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp và dân cư.
Câu 18: Căn cứ được sử dụng để phân biệt thị trường vốn và thị trường tiền tệ là:
a) Thời hạn chuyển giao vốn và mức độ rủi ro.
b) Thời hạn, phương thức chuyển giao vốn và các chủ thể tham gia.
c) Công cụ tài chính được sử dụng và lãi suất.
d) Thời hạn chuyển giao vốn.
Câu 19: Các công cụ tài chính nào dưới đây không là chứng khoán:
a) Chứng chỉ tiền gửi (CDs).
b) Kỳ phiếu Ngân hàng.
c) Cổ phiếu thông thường.
d) Thương phiếu.
Câu 20: 2 chủ thể tham gia thị trường mở bao gồm:
a) Ngân hàng Trung Ương
b) Các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng và các ngân hàng thương mại thành viên
c) Hộ gia đình
d) Doanh nghiệp Nhà nước dưới hình thức các Tổng công ty
e) Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh với quy mô rất lớn.
Câu 21: Nếu bạn cho rằng nền kinh tế sẽ suy sụp vào năm tới, thì bạn sẽ nắm giữ 2 loại tài sản nào sau đây:
a) Cổ phiếu thông thường;
b) Bất động sản;
c) Ngoại tệ mạnh;
d) Vàng SJC;
Câu 22: Phiếu nợ chuyển đổi là:
a) Cổ phiếu thông thường.
b) Trái phiếu công ty.
c) Trái phiếu công ty có khả năng chuyển thành cổ phiếu thông thường.
d) Trái phiếu Chính phủ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu của bất cứ công ty cổ phần nào.
Câu 23: Thị trường OTC:
a) Là thị trường vô hình, hoạt động diễn ra suốt ngày đêm và ở khắp mọi nơi.
b) Là Sở giao dịch thứ hai trong các nước có thị trường chứng khoán phát triển.
c) Là thị trường giao dịch các loại cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
d) Là thị trường tự doanh của các công ty chứng khoán thành viên.
e) Là thị trường bán buôn các loại chứng khoán.
Câu 24: Các công cụ tài chính bao gồm:
a) Các loại giấy tờ có giá được mua bán trên thị trường tài chính.
b) Cổ phiếu ưu đãi và phiếu nợ chuyển đổi.
c) Thương phiếu và những bảo lãnh của ngân hàng (Bank’s Acceptances).
d) Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Câu 25: Chứng khoán là:
a) Các giấy tờ có giá được mua bán trên thị trường tài chính.
b) Cổ phiếu và trái phiếu các loại.
c) Các giấy tờ có giá, mang lại thu nhập, quyền tham gia sở hữu hoặc đòi nợ, và được mua bán trên thị trường.
d) Tín phiếu Kho bạc và các loại thương phiếu.
Câu 26: Chức năng cơ bản nhất của thị trường chứng khoán là:
a) Cung cấp thông tin và định giá các doanh nghiệp.
b) Chuyển giao vốn, biến tiết kiệm thành đầu tư.
c) Dự báo “sức khoẻ” của nền kinh tế, kênh dẫn chuyền vốn quan trọng bậc nhất của nền kinh tế thị trường.
d) Định giá doanh nghiệp, cung cấp thông tin, tạo khả năng giám sát của Nhà nước.
Câu 27: Sự hình thành và tồn tại song song giữa hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán là vì
a) Hai “kênh” dẫn truyền vốn này sẽ cạnh tranh tích cực với nhau, và “kênh” có hiệu quả hơn sẽ được tồn tại và phát triển.
b) Hai “kênh” này sẽ bổ sung cho nhau và do vậy đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu về vốn đầu tư vì thoả mãn mọi đối tượng có đặc điểm về ưa chuộng rủi ro của công chúng trong nền kinh tế.
c) Thị trường chứng khoán là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường.
d) Các ngân hàng sẽ bị phá sản nếu không có hoạt động của thị trường chứng khoán và ngược lại.
Câu 28: Chức năng duy nhất của thị trường tài chính là:
a) Chuyển giao vốn, biến tiết kiệm thành đầu tư.
b) Tổ chức các hoạt động tài chính.
c) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được quảng bá hoạt động và sản phẩm.
d) Đáp ứng nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.