581 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tài Chính Tiền Tệ – Phần 3

Năm thi: 2023
Môn học: Tài chính Tiền tệ
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 42
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Tài chính Tiền tệ
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 42
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

581 câu hỏi trắc nghiệm tài chính tiền tệ phần 3 là một phần trong bộ đề cương ôn tập các kiến thức môn Tài chính Tiền tệ, được biên soạn bởi các giảng viên có chuyên môn cao từ các trường đại học có chuyên ngành tài chính. Tài liệu này đặc biệt phù hợp cho sinh viên năm 3 và năm 4, đang theo học ngành Tài chính – Ngân hàng, hoặc các ngành kinh tế liên quan. Thông qua các câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án, sinh viên sẽ được ôn tập lại các kiến thức về hệ thống tài chính, ngân hàng, lãi suất, và các chính sách tiền tệ. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về bộ đề cương này để nắm vững các kiến thức về môn học Tài chính Tiền tệ để chuẩn bị tốt cho kì thi nhé.

Tổng hợp 581 câu hỏi trắc nghiệm tài chính tiền tệ Phần 3

Câu 1: Cơ sở để một ngân hàng tiến hành lựa chọn khách hàng bao gồm:
A. Khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên của Nhà nước và thường xuyên trả nợ đúng hạn.
B. Khách hàng có công với cách mạng và cần được hưởng các chính sách ưu đãi.
C. Căn cứ vào mức độ rủi ro và thu nhập của món vay.
D. Khách hàng có trình độ từ đại học trở lên.

Câu 2: Các ngân hàng cạnh tranh với nhau chủ yếu dựa trên các công cụ:
A. Giảm thấp lãi suất cho vay và nâng cao lãi suất huy động.
B. Tăng cường cải tiến công nghệ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
C. Tranh thủ tìm kiếm sự ưu đãi của Nhà nước.
D. Chạy theo các dự án lớn có lợi ích cao dù có mạo hiểm.

Câu 3: Các ngân hàng thương mại nhất thiết phải có tỷ lệ dự trữ vượt quá ở mức:
A. 8% trên tổng tài sản.
B. 40% trên tổng nguồn vốn.
C. 10% trên tổng nguồn vốn.
D. Tuỳ theo các điều kiện kinh doanh từng ngân hàng.

Câu 4: Các ngân hàng thương mại Việt Nam được phép đầu tư vào cổ phiếu ở mức:
A. Tối đa là 30% vốn chủ sở hữu và 15% giá trị của công ty cổ phần.
B. Tối đa là 30% vốn chủ sở hữu và 30% giá trị của công ty cổ phần.
C. Tối đa là 30% vốn chủ sở hữu và 10% giá trị của công ty cổ phần.
D. Không hạn chế.

Câu 5: Nguyên nhân của rủi ro tín dụng bao gồm:
A. Sự yếu kém của các ngân hàng và khách hàng thiếu ý thức tự giác.
B. Sự quản lý lỏng lẻo của Chính phủ và các cơ quan chức năng.
C. Đầu tư sai hướng và những tiêu cực trong hoạt động tín dụng.
D. Sự yếu kém của ngân hàng, khách hàng và những nguyên nhân khách quan khác.

Câu 6: Các Ngân hàng thương mại Việt Nam có được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh trên TTCK hay không?
A. Hoàn toàn không.
B. Được tham gia không hạn chế.
C. Có, nhưng sự tham gia rất hạn chế.
D. Có, nhưng phải thông qua công ty chứng khoán độc lập.

Câu 7: Sự khác nhau căn bản giữa một ngân hàng thương mại và một công ty bảo hiểm
A. Ngân hàng thương mại không được thu phí của khách hàng.
B. Ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi và cho vay bằng tiền, từ đó có thể tạo tiền, tăng khả năng cho vay của cả hệ thống.
C. Ngân hàng thương mại không được phép dùng tiền gửi của khách hàng để đầu tư trung dài hạn, trừ trường hợp đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp.
D. Ngân hàng thương mại không được phép tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán.

Câu 8: Nếu tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi có thể phát hành séc tăng lên có thể hàm ý về:
A. Nền kinh tế đang tăng trưởng và có thể dẫn đến tình trạng “nóng bỏng”.
B. Nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái.
C. Tốc độ lưu thông hàng hoá và tiền tệ tăng gắn với sự tăng trưởng kinh tế.
D. Ngân hàng Trung ương phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông.

Câu 9: Cơ số tiền tệ (MB) phụ thuộc vào các yếu tố:
A. Lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại.
B. Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của các ngân hàng thương mại.
C. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt quá và lượng tiền mặt trong lưu thông.
D. Mục tiêu mở rộng cung tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.

Câu 10: Trong các loại biến động sau, biến động nào ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ (MB) với tốc độ nhanh nhất:
A. Sự gia tăng sử dụng séc
B. Sự gia tăng trong tài khoản tiền gửi có thể phát hành séc.
C. Lãi suất tăng lên.
D. Lãi suất giảm đi.

Câu 11: Khi các Ngân hàng thương mại tăng tỷ lệ dự trữ vượt quá để bảo đảm khả năng thanh toán, số nhân tiền tệ sẽ
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Giảm không đáng kể.
D. Không thay đổi.

Câu 12: Khi Ngân hàng Trung Ương hạ lãi suất tái chiết khấu, lượng tiền cung ứng (MS) sẽ thay đổi như thế nào?
A. Chắc chắn sẽ tăng.
B. Có thể sẽ tăng.
C. Có thể sẽ giảm.
D. Không thay đổi.

Câu 13: Giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi Ngân hàng Trung Ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, số nhân tiền tệ sẽ:
A. Giảm
B. Tăng
C. Không xác định được
D. Không thay đổi

Câu 14: Giả định các yếu tố khác không thay đổi, cơ số tiền tệ (MB) sẽ giảm xuống khi:
A. Các ngân hàng thương mại rút tiền từ Ngân hàng Trung ương.
B. Ngân hàng Trung ương mở rộng cho vay đối với các ngân hàng thương mại.
C. Ngân hàng trung ương mua tín phiếu kho bạc trên thị trường mở.
D. Không có phương án nào đúng.

Câu 15: Mức cung tiền tệ sẽ tăng lên khi:
A. Tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại tăng.
B. Ngân hàng Trung ương phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông.
C. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm xuống.
D. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 16: Lượng tiền cung ứng thay đổi ngược chiều với sự thay đổi 2 nhân tố nào sau đây:
A. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rr) và tỷ lệ dự trữ vượt quá (ER/D)
B. Tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi (C/D) và tỷ lệ dự trữ vượt quá (ER/D)
C. Tiền cơ sở (MB) và tỷ lệ dự trữ vượt quá (ER/D)

Câu 17: Lượng tiền cung ứng tương quan thuận với sự thay đổi:
A. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rr)
B. Tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi (C/D)
C. Tiền cơ sở (MB)
D. Tỷ lệ dự trữ vượt quá (ER/D)

Câu 18: Một triệu VND được cất kỹ cả năm trong tủ nhà riêng của bạn có được tính là 1 bộ phận của M1 ko?
A. Không, vì số tiền đó không tham gia lưu thông.
B. Có, vì số tiền đó vẫn nằm trong lưu thông hay còn gọi là phương tiện lưu thông tiềm năng.
C. Có, vì số tiền đó vẫn là ptiện thanh toán do Ngân hàng Trung Ương phát hành và có thể tham gia vào lưu thông bất kỳ lúc nào.
D. Không, vì M1 chỉ tính riêng theo từng năm.

Câu 19: Các hãng môi giới ở Mỹ vận động rất ráo riết để duy trì đạo luật Glass-Steagall (1933) nhằm
A. Để các ngân hàng thương mại phải thu hẹp hoạt động trong nước.
B. Để các hãng môi giới đó không phải cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại trong các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
C. Để các hãng môi giới đó có lợi thế hơn và mở rộng các hoạt động cho vay ngắn hạn.
D. Để các hãng môi giới đó duy trì khả năng độc quyền trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Câu 20: Hãy cho biết ý kiến chị về nhận định: “Số nhân tiền nhất thiết phải lớn hơn 1”
A. Đúng.
B. Sai.
C. Không có cơ sở để khẳng định rõ ràng

Câu 21: Cơ số tiền tệ (MB) sẽ thay đổi? nếu Ngân hàng Trung Ương bán 200 tỷ trái phiếu cho các Ngân hàng thương mại trên thị trường mở?
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Không đổi.
D. Không có cơ sở xác định về sự thay

Câu 22: Giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi Ngân hàng Trung Ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lượng tiền cung ứng sẽ
A. Có thể tăng.
B. Có thể giảm.
C. Chắc chắn sẽ giảm.
D. Chắc chắn sẽ tăng.

Câu 23: Lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi? Nếu Ngân hàng Trung Ương thực hiện các nghiệp vụ mua trên thị trường mở vào lúc mà lãi suất thị trường đang tăng lên?
A. Có thể sẽ tăng.
B. Có thể sẽ giảm.
C. Chắc chắn sẽ tăng.
D. Chắc chắn sẽ giảm.

Câu 24: Ngân hàng Nhà nước quyết định chi 100 tỷ VND để xây dựng trụ sở, việc này có tác động gì đến cơ số tiền tệ?
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Không có cơ sở để xác định

Câu 25: Những tồn tại của lưu thông tiền tệ ở Việt Nam bao gồm:
A. Tỷ trọng tiền mặt và ngoại tệ lớn, tốc độ lưu thông chậm.
B. Sức mua của đồng tiền không thực sự ổn định và lượng ngoại tệ quá lớn.
C. Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt lớn, ngoại tệ trôi nổi nhiều, sức mua của đồng tiền chưa thực sự ổn định.
D. Sức mua của đồng tiền không ổn định và lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài lớn.

Câu 26: Khi Ngân hàng Trung Ương mua vào một lượng tín phiếu Kho bạc trên thị trường mở, lượng tiền cung ứng sẽ
A. Có thể tăng.
B. Có thể giảm.
C. Chắc chắn sẽ tăng.
D. Chắc chắn sẽ giảm.

Câu 27: Trong một nền kinh tế, khi tỷ trọng tiền mặt trong tổng các phương tiện thanh toán giảm xuống, số nhân tiền tệ sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi

Câu 28: Lãi suất thoả thuận được áp dụng trong tín dụng ngoại tệ và Đồng Việt Nam được áp dụng ở nước ta từ:
A. Tháng 7/2001 và tháng 6/2002
B. Tháng 7/2002 và tháng 7/2003
C. Tháng 7/2001 và tháng 7/2002
D. Tháng 7/2002 và tháng 7/2003

Câu 29: Cơ quan quản lý hoạt động Ngân hàng thương mại có hiệu quả và an toàn nhất sẽ phải là:
A. Ngân hàng Trung ương.
B. Bộ Tài chính.
C. Bộ Công an.
D. Bộ tư Pháp.

Câu 30: Phát hành tiền thông qua kênh tín dụng cho các ngân hàng trung gian là nghiệp vụ phát hành:
A. Tạm thời.
B. Vĩnh viễn.
C. Không xác định được.

Câu 31: Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm có các công cụ chủ yếu
A. Chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá, các hoạt động trên thị trường mở, chính sách hạn chế tín dụng.
B. Chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, chính sách chiết khấu và tái chiết khấu, các hoạt động trên thị trường mở, chính sách hạn chế tín dụng.
C. Chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, chính sách công nghiệp hoá, các hoạt động trên thị trường mở, chính sách hạn chế tín dụng.
D. Chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá, các hoạt động trên thị trường mở, chính sách tài chính doanh nghiệp.

Câu 32: Khi Việt Nam bị thiên tai (bão lụt làm mất mùa), tỷ giá giữa đồng Việt Nam và Đô la Mỹ sẽ
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Không đổi.
D. Biến động tăng giá cho Đô la Mỹ.

Câu 33: Khi đồng Franc Pháp tăng giá, bạn thích uống nhiều rượu vang California hơn hay nhiều rượu vang Pháp hơn (bỏ qua yếu tố sở thích)?
A. Rượu vang Pháp.
B. Rượu vang California.
C. Không có căn cứ để quyết định.

Câu 34: Thế giới có thể tiến tới một nền kinh tế hợp nhất với một đồng tiền duy nhất được không?
A. Có thể từ nay đến năm 2010, vì các nước cộng đồng Châu Âu là một ví dụ.
B. Sẽ rất khó khăn, vì sự phát triển và nền kinh tế các nước không đồng đều.
C. Chắc chắn thành hiện thực vì mục tiêu chung của các nước là như vậy.
D. Chắc chắn, vì toàn cầu hoá đã trở thành xu thế tất yếu.

Câu 35: Cán cân thanh toán quốc tế của một nước có thực sự là cân đối hay không?
A. Có.
B. Không.
C. Cân đối chỉ là ngẫu nhiên tạm thời.
D. Cân đối chỉ khi có sự can thiệp của Chính phủ.

Câu 36: Khi hiệp ước song phương giữa Việt Nam và Mỹ (BTA) được thực hiện, tỷ giá giữa VNĐ và USD sẽ
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Không đổi.
D. Biến động tăng giá cho đồng Đô la Mỹ.

Câu 37: Chính sách tỷ giá cố định có tác dụng chủ yếu:
A. Bảo trợ mậu dịch đối với các cơ sở sản xuất hàng hoá trong nước.
B. Đảm bảo nhu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước.
C. Đảm bảo khả năng ổn định sức mua của đồng nội tệ và các mục tiêu kinh tế-xã hội.
D. Hạn chế ảnh hưởng của thị trường tài chính quốc tế.

Câu 38: Thâm hụt ngân sách của chính phủ có ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế không?
A. Có.
B. Không.
C. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

Câu 39: Xuất khẩu của Việt Nam gia tăng trong một thời gian dài sẽ làm cho tỉ giá của đồng Việt Nam ——– hay đồng Việt Nam ——— Thông qua đó, lãi suất đồng Việt Nam sẽ ——– và lạm phát trong nước sẽ ———-.
A. tăng, giảm giá, giảm, tăng
B. giảm, tăng giá, tăng, giảm
C. tăng, tăng giá, giảm, tăng
D. giảm, giảm giá, tăng, giảm

Câu 40: Trong một nền kinh tế, khi lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên thì điều gì sẽ xảy ra?
A. Lãi suất danh nghĩa sẽ tăng
B. Lãi suất danh nghĩa sẽ giảm
C. Lãi suất thực sẽ tăng
D. Lãi suất thực sẽ giảm

Câu 41: Việt Nam trong nửa đầu năm 1996 có tình trạng giảm phát, đứng trên giác độ chính sách tiền tệ, điều đó có nghĩa là gì?
A. Cung tiền tệ lớn hơn cầu tiền tệ.
B. Lãi suất quá cao.
C. Cung tiền tệ nhỏ hơn cầu tiền tệ do cầu tiền tệ tăng quá nhanh.
D. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam bị thâm hụt nghiêm trọng.

Câu 42: Khi tổng sản phẩm ở dưới mức tiềm năng, mặt bằng giá cả sẽ ở mức nào nếu đường tổng cầu vẫn không thay đổi sau một thời gian?
A. Mức cao.
B. Mức thấp.
C. Lúc đầu ở mức thấp sau đó sẽ tăng lên.
D. Lúc đầu ở mức cao sau đó trở về trạng thái cân bằng.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)