600 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô – Phần 5

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệp
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệp
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

600 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô phần 5 là một bộ đề cương giúp sinh viên ôn tập nắm vững kiến thức quan trọng về môn học Kinh tế vĩ mô như những câu hỏi xoay quanh các khái niệm cốt lõi của kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, thất nghiệp, chính sách tài khóa và tiền tệ. Bộ đề cương này được tổng hợp từ đề thi của các trường đại học có chuyên ngành kinh tế và được biên soạn vào năm 2023 bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm, phù hợp với sinh viên chuyên ngành kinh tế, đặc biệt là những ai muốn củng cố kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và hoàn thành các câu hỏi trong bộ đề cương này nhé

Tổng hợp 600 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô – Phần 5

Câu 1: Khi chính phủ giảm thuế đánh vào các nguyên liệu nhập khẩu:
A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
B. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải.
C. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái.
D. Cả đường tổng cầu và tổng cung ngắn hạn đều dịch chuyển sang phải.

Câu 2: Khi chính phủ tăng thuế đánh vào các nguyên liệu nhập khẩu:
A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
B. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải.
C. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái.
D. Cả đường tổng cầu và tổng cung ngắn hạn đều dịch chuyển sang phải.

Câu 3: Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, trong dài hạn, một sự tăng lên trong cung tiền sẽ làm:
A. Mức giá tăng và sản lượng tăng.
B. Mức giá giảm và sản lượng giảm.
C. Mức giá tăng và sản lượng không đổi.
D. Mức giá giảm và sản lượng không đổi.

Câu 4: Giả sử ban đầu một nền kinh tế nhập khẩu dầu mỏ đang ở trạng thái toàn dụng nhân công. Sau đó giá dầu trên thế giới tăng mạnh. NHTW đã đối phó bằng cách tăng cung tiền. So với trạng thái ban đầu, trong dài hạn:
A. Thất nghiệp sẽ tăng và lạm phát sẽ giảm.
B. Thất nghiệp sẽ giảm và lạm phát sẽ tăng.
C. Thất nghiệp và lạm phát sẽ không thay đổi.
D. Thất nghiệp có thể không thay đổi, nhưng lạm phát sẽ tăng.

Câu 5: Muốn đưa giá cả trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, các nhà hoạch định chính sách cần:
A. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
B. Giảm thuế thu nhập.
C. Tăng chi tiêu chính phủ.
D. Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.

Câu 6: Muốn đưa giá cả trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, các nhà hoạch định chính sách cần:
A. Tăng cung tiền.
B. Giảm thuế thu nhập.
C. Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 7: Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái toàn dụng nhân công. Với đường tổng cung ngắn hạn có độ dốc dương, sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu sẽ làm tăng:
A. Sản lượng và mức giá.
B. Tỉ lệ thất nghiệp và sản lượng.
C. Tỉ lệ thất nghiệp và mức giá.
D. Câu B và C.

Câu 8: Nếu đường tổng cung là thẳng đứng, tổng cầu tăng làm tăng:
A. GDP thực tế
B. GDP danh nghĩa
C. lãi suất

Câu 9: Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn đưa lạm phát trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, họ cần phải:
A. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
B. Giảm thuế.
C. Tăng chi tiêu chính phủ.
D. Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.

Câu 10: Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn đưa sản lượng trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, họ có thể:
A. Giảm thuế.
B. Tăng chi tiêu chính phủ.
C. Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.
D. Tất cả các câu trên.

Câu 11: Nhân tố nào dưới đây có thể ảnh hưởng đến cả GDP thực tế và GDP tiềm năng?
A. Tiến bộ công nghệ.
B. Tăng khối lượng tư bản.
C. Tăng lực lượng lao động.
D. Tất cả các câu trên.

Câu 12: Tiết kiệm nhỏ hơn không khi các hộ gia đình:
A. Chi tiêu ít hơn thu nhập khả dụng.
B. Chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm.
C. Tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu.
D. Chi tiêu nhiều hơn thu nhập khả dụng.

Câu 13: Tiết kiệm lớn hơn không khi các hộ gia đình:
A. Chi tiêu ít hơn thu nhập khả dụng.
B. Chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm.
C. Tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu.
D. Chi tiêu nhiều hơn thu nhập khả dụng.

Câu 14: Xu hướng tiêu dùng cận biên được tính bằng:
A. Tổng tiêu dùng chia cho sự thay đổi của thu nhập khả dụng.
B. Sự thay đổi của tiêu dùng chia cho sự thay đổi của thu nhập khả dụng.
C. Tổng tiêu dùng chia cho tổng thu nhập khả dụng.
D. Sự thay đổi của tiêu dùng chia cho tiết kiệm.

Câu 15: Xu hướng tiêu dùng cận biên:
A. Có giá trị âm khi tiêu dùng lớn hơn thu nhập khả dụng.
B. Phải có giá trị lớn hơn 1.
C. Phải có giá trị giữa 0 và 1.
D. Phải có giá trị trong khoảng 1/2 đến 1.

Câu 16: Xu hướng tiết kiệm cận biên:
A. Có giá trị âm khi tiết kiệm nhỏ hơn không.
B. Phải có giá trị lớn hơn 1.
C. Phải có giá trị giữa 0 và 1.
D. Phải có giá trị trong khoảng 1/2 đến 1.

Câu 17: Đường tiêu dùng mô tả mối quan hệ giữa:
A. Mức tiêu dùng và mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.
B. Mức tiêu dùng và mức tiết kiệm của các hộ gia đình.
C. Mức tiết kiệm và mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.
D. Mức tiêu dùng của các hộ gia đình và mức GDP thực tế.

Câu 18: Đường tiết kiệm mô tả mối quan hệ giữa:
A. Mức tiêu dùng và mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.
B. Mức tiết kiệm và mức tiêu dùng của các hộ gia đình.
C. Mức tiết kiệm và mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.
D. Mức tiết kiệm của các hộ gia đình và mức GDP thực tế.

Câu 19: “Điểm vừa đủ” trên đường tiêu dùng là điểm mà tại đó:
A. Tiêu dùng của các hộ gia đình bằng đầu tư của các doanh nghiệp.
B. Tiết kiệm của các hộ gia đình bằng đầu tư của các doanh nghiệp.
C. Tiêu dùng của các hộ gia đình bằng tiết kiệm của các hộ gia đình.
D. Tiêu dùng bằng với thu nhập khả dụng.

Câu 20: Nếu chi tiêu cho tiêu dùng của một hộ gia đình tăng từ 500 nghìn đồng lên 800 nghìn đồng khi thu nhập khả dụng tăng từ 400 nghìn đồng lên 800 nghìn đồng, thì xu hướng tiêu dùng cận biên của hộ gia đình đó:
A. Bằng 1.
B. Bằng 0,75.
C. Mang giá trị âm.
D. Bằng 1,33.

Câu 21: Giả sử thu nhập khả dụng bằng 800; tiêu dùng tự định bằng 100; xu hướng tiết kiệm cận biên bằng 0,3. Tiêu dùng bằng:
A. 590
B. 490
C. 660
D. 560

Câu 22: Giả sử thu nhập khả dụng bằng 800; tiêu dùng tự định bằng 100; xu hướng tiết kiệm cận biên bằng 0,3:
A. 100
B. 140
C. 460
D. 660

Câu 23: Nếu xuất khẩu là X bằng 400, và hàm nhập khẩu là IM = 100 + 0,4Y, thì hàm xuất khẩu ròng là:
A. NX = 500 + 0,4Y.
B. NX = 500 – 0,4Y.
C. NX = 300 + 0,6Y.
D. NX = 300 – 0,4Y.

Câu 24: Nếu xuất khẩu là X bằng 800, và hàm nhập khẩu là IM = 200 + 0,3Y, thì hàm xuất khẩu ròng là:

A. NX = 1000 + 0,3Y.
B. NX = 1000 – 0,3Y.
C. NX = 600 + 0,7Y.
D. NX = 600 – 0,3Y.

Câu 25: Chi tiêu tự định:
A. Luôn phụ thuộc vào mức thu nhập.
B. Không phải là thành phần của tổng cầu.
C. Không phụ thuộc vào mức thu nhập.
D. Cao hơn khi thu nhập lớn hơn.

Câu 26: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu, sản lượng cân bằng đạt được khi:
A. Tiêu dùng bằng với tiết kiệm.
B. Cán cân thương mại cân bằng.
C. Sản lượng thực tế bằng với sản lượng tiềm năng.
D. Sản lượng thực tế bằng với tổng chi tiêu dự kiến.

Câu 27: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu, sản lượng cân bằng trong một nền kinh tế giản đơn đạt được khi:
A. Tiết kiệm thực tế bằng đầu tư thực tế.
B. Tiết kiệm bằng đầu tư theo kế hoạch.
C. Sản lượng thực tế bằng với tổng chi tiêu dự kiến.
D. Câu B và C đúng.

Câu 28: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm tăng sản lượng cân bằng?
A. Sự gia tăng của tiết kiệm.
B. Sự gia tăng của xuất khẩu.
C. Sự giảm xuống của đầu tư.
D. Sự gia tăng của thuế.

Câu 29: Giá trị của số nhân chi tiêu phụ thuộc vào:
A. MPS.
B. MPM.
C. Thuế suất biên.
D. Tất cả các điều kể trên.

Câu 30: Nhìn chung, sự gia tăng thu nhập gây ra do đầu tư tăng thêm sẽ càng lớn khi:
A. MPC càng nhỏ.
B. MPM càng lớn.
C. Thuế suất càng lớn.
D. MPS càng nhỏ.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)