70 Câu Trắc Nghiệm Luật Hiến Pháp là một trong những đề thi môn Luật Hiến pháp được tổng hợp dành cho sinh viên ngành Luật. Đề thi này được soạn thảo bởi giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Hiến pháp, ví dụ như ThS. Nguyễn Văn Bình, một trong những giảng viên hàng đầu của trường.
Các sinh viên cần nắm vững các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Hiến pháp, bao gồm các nguyên tắc cơ bản, quyền và nghĩa vụ của công dân, cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đề thi này phù hợp với sinh viên năm thứ hai hoặc năm thứ ba, khi các em đã có nền tảng vững chắc về các khái niệm cơ bản trong ngành Luật.
Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
70 Câu Trắc Nghiệm Luật Hiến Pháp
Câu 1: So với các Điều ước quốc tế, Hiến pháp có giá trị hiệu lực như thế nào?
A. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao hơn.
B. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý thấp hơn các Điều ước quốc tế.
C. Hiến pháp không có mối quan hệ về mặt pháp lý đối với các Điều ước quốc tế.
D. Hiến pháp có hiệu lực ngang bằng so với Điều ước quốc tế.
Câu 2: Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là?
A. Quốc hội
B. Tòa án nhân dân tối cao
C. Tòa án nhân dân cấp cao
D. Tòa án quân sự
Câu 3: Hình thức sở hữu nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?
A. Sở hữu nhà nước
B. Sở hữu tập thể
C. Sở hữu tư nhân
D. Không có hình thức sở hữu nào giữ vai trò chủ đạo
Câu 4: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đất đai ở Việt Nam thuộc hình thức sở hữu nào?
A. Sở hữu nhà nước
B. Sở hữu toàn dân
C. Sở hữu tư nhân
D. Cả ba hình thức sở hữu trên
Câu 5: Chính thể của nước ta hiện nay là:
A. Quân chủ đại nghị
B. Cộng hòa tổng thống
C. Cộng hòa đại nghị
D. Cộng hòa XHCN
Câu 6: Hình thức cấu trúc của nước ta là:
A. Liên bang
B. Liên minh
C. Liên hiệp
D. Đơn nhất
Câu 7: Bản Hiến pháp hiện hành của nước ta là Hiến pháp năm:
A. 1980
B. 1992
C. 2001
D. 2013
Câu 8: Hiến pháp do chủ thể nào công bố?
A. Quốc hội
B. Ủy ban thường vụ Quốc hội
C. Chủ tịch nước
D. Chính phủ
Câu 9: Căn cứ vào hình thức thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:
A. Cương tính
B. Thành văn
C. Nhu tính
D. Bất thành văn
Câu 10: Căn cứ vào nội dung thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:
A. Hiện đại
B. Thành văn
C. Nhu tính
D. Cổ điển
Câu 11: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?
A. 17
B. 18
C. 19
D. 20
Câu 12: Chủ tịch nước do cơ quan nào bầu?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Câu 13: Thẩm quyền quyết định đại xá là?
A. Chính phủ
B. Chủ tịch nước
C. Quốc hội
Câu 14: Thẩm quyền quyết định về chiến tranh và hòa bình là?
A. Chính phủ
B. Chủ tịch nước
C. Quốc hội
D. Bộ Chính trị
Câu 15: Thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân là?
A. Chính phủ
B. Chủ tịch nước
C. Quốc hội
D. Bộ Chính trị
Câu 16: Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất bao nhiêu tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội?
A. Hai phần ba
B. Một phần hai
C. Ba phần tư
Câu 17: Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá bao nhiêu tháng, trừ trường hợp có chiến tranh?
A. 12 tháng
B. 15 tháng
C. 20 tháng
Câu 18: Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành pháp lệnh?
A. Quốc hội
B. Ủy ban thường vụ Quốc hội
C. Chính phủ
D. Chủ tịch nước
Câu 19: Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được quyết định khi nào?
A. Trên ½ tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
B. Ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
C. Trên ½ tổng số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành.
D. 2/3 tổng số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành.
Câu 20: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có những bản Hiến pháp nào?
A. Hiến pháp 1946 – Hiến pháp 1954 – Hiến pháp 1980 – Hiến pháp 1992 – Hiến pháp 2013
B. Hiến pháp 1945 – Hiến pháp 1959 – Hiến pháp 1980 – Hiến pháp 1992 – Hiến pháp 2013
C. Hiến pháp 1946 – Hiến pháp 1959 – Hiến pháp 1980 – Hiến pháp 1992 – Hiến pháp 2013
D. Hiến pháp 1946 – Hiến pháp 1954 – Hiến pháp 1980 – Hiến pháp 1992 – Hiến pháp 2013
Câu 21: Trong bộ máy nhà nước Việt Nam, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là?
A. Chính phủ
B. Quốc Hội
C. Chủ tịch nước
D. Ủy ban nhân dân các cấp
Câu 22: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp nào?
A. Phạm tội quả tang
B. Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
C. Phạm tội phản bội tổ quốc
D. Phạm tội rất nghiêm trọng
Câu 23: Quyền sở hữu gồm những quyền nào?
A. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt
B. Quyền chiếm hữu, quyền khai thác và quyền nghiên cứu
C. Quyền chiếm đoạt, quyền sử dụng và quyền quyết định
D. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền thừa kế
Câu 24: Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là?
A. Bình đẳng thỏa thuận
B. Mệnh lệnh hành chính
C. Định nghĩa bắt buộc quyền uy
D. Tất cả các phương pháp trên
Câu 25: Bản Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nào sau đây thông qua?
A. Quốc hội khóa I
B. Quốc hội khóa II
C. Quốc hội khóa III
Câu 26: Bác Hồ là Trưởng Ban soạn thảo Hiến pháp của các bản hiến pháp nào sau đây?
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Cả hai phương án trên
Câu 27: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong mọi trường hợp, công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải có thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên?
A. Đúng
B. Sai
Câu 28: Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi công dân Việt Nam đều có thể bị tước quốc tịch Việt Nam?
A. Đúng
B. Sai
Câu 29: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đương nhiên có quốc tịch Việt Nam?
A. Đúng
B. Sai
Câu 30: Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Bộ Nội vụ
Câu 31: Theo Hiến pháp năm 2013, tổ chức nào là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân?
A. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
D. Hội Nông dân Việt Nam
Câu 1: Theo Hiến pháp năm 2013, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những bộ phận lãnh thổ nào?
A. Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời
B. Đất liền, hải đảo và vùng biển
C. Đất liền, hải đảo và vùng trời
D. Đất liền và các hải đảo
Câu 2: Trong các bản Hiến pháp thì bản Hiến pháp nào đặt nghĩa vụ công dân lên trước quyền công dân?
A. Hiến pháp 1946
B. Hiến pháp 1959
C. Hiến pháp 1980
D. Hiến pháp 1992
Câu 3: Theo Hiến pháp năm 2013, ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Chủ tịch nước
B. Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
C. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
D. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Câu 4: Theo Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước ban hành loại văn bản nào để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình?
A. Lệnh và pháp lệnh
B. Pháp lệnh và quyết định
C. Lệnh và quyết định
Câu 5: Theo Hiến pháp năm 2013, quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội Hội đồng nhân dân là?
A. Quyền của mọi công dân
B. Chỉ đối với công dân từ 18 tuổi trở lên và từ 21 tuổi trở lên
C. Chỉ đối với công dân đủ 18 tuổi trở lên và đủ 21 tuổi trở lên
Câu 6: Bảo vệ Hiến pháp là trách nhiệm của ai?
A. Các cơ quan nhà nước
B. Toàn thể Nhân dân
C. Cả hai phương án trên
Câu 7: Dự thảo Hiến pháp trước khi được Quốc hội thông qua phải?
A. Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân
B. Có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
C. Cả hai phương án trên
Câu 8: Nguyên tắc làm việc của Quốc hội là?
A. Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số
B. Làm việc theo chế độ hội nghị
C. Làm việc theo chế độ hữu nghị và quyết định theo đa số
D. Làm việc bằng chế độ quyết định theo đa số
Câu 9: Theo Hiến pháp năm 2013, Thẩm phán được hình thành theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Bổ nhiệm, phê chuẩn
B. Bầu, cử
C. Cả hai phương án trên
Câu 10: Theo Hiến pháp năm 2013, ai là người có quyền quyết định đặc xá?
A. Chủ tịch nước
B. Chủ tịch Quốc hội
C. Thủ tướng Chính phủ
Câu 11: Hiến pháp năm 2013 quy định ai là người được thay mặt Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại?
A. Chủ tịch nước
B. Chủ tịch Quốc hội
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao
Câu 12: Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào sau đây không có quyền trình dự án luật trước Quốc hội?
A. Chủ tịch nước
B. Hội đồng dân tộc
C. Bộ Tư pháp
D. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Câu 13: Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là?
A. Từ đủ 14 đến dưới 16
B. Từ 14 đến đủ 16
C. Từ đủ 16 đến dưới 18
D. Từ 16 đến đủ 18
Câu 14: Nội dung nào sau đây KHÔNG phù hợp với chế độ đại nghị?
A. Nghị viện có thể giải tán Chính phủ
B. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện
C. Là nghị sỹ vẫn có thể làm bộ trưởng
D. Người đứng đầu Chính phủ do dân bầu trực tiếp
Câu 15: Nội dung nào sau đây phù hợp với chế độ cộng hòa lưỡng tính?
A. Tổng thống do dân bầu và có thể giải tán Nghị viện
B. Nguyên thủ quốc gia không thể giải tán Nghị viện
C. Tổng thống không đứng đầu hành pháp
D. Nguyên thủ quốc gia do Quốc hội bầu và không thể giải tán Chính phủ
Câu 16: Trình tự nào sau đây phù hợp với chính thể cộng hòa tổng thống?
A. Dân bầu Nguyên thủ quốc gia
B. Quốc hội bầu nguyên thủ quốc gia
C. Cha truyền con nối vị trí nguyên thủ quốc gia
D. Nguyên thủ quốc gia thành lập kết hợp giữa bầu và bổ nhiệm
Câu 17: Nhà nước nào sau đây có hình thức chính thể cộng hòa tổng thống?
A. Nga
B. Mỹ
C. Philippin
D. Cả B và C đều đúng
Câu 18: Nhà nước nào sau đây có chính thể cộng hòa?
A. Đan Mạch
B. Thụy Điển
C. Hà Lan
D. Bồ Đào Nha
Câu 19: Nước nào sau đây có chính thể cộng hòa đại nghị?
A. Đức
B. Hoa Kỳ
C. Nga
D. Cả A và C đều đúng
Câu 20: Nhà nước nào sau đây là nhà nước có chính thể quân chủ hạn chế (quân chủ đại nghị)?
A. Phần Lan
B. Thụy Sĩ
C. Thụy Điển
D. Áo
Câu 21: Nhà nước cộng hòa quý tộc là nhà nước:
A. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về giới quý tộc và được hình thành theo phương thức thừa kế
B. Quyền lực nhà nước tối cao vừa được hình thành do bầu cử, vừa được hình thành theo phương thức thừa kế
C. Quyền bầu cử chỉ dành riêng cho giới quý tộc, do pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 22: Nước nào sau đây có hình thức cấu trúc là nhà nước liên bang?
A. Canada
B. Anh
C. Pháp
D. Trung Quốc
Câu 23: Nước nào sau đây có hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất?
A. Đức
B. Hoa Kỳ
C. Thụy Sĩ
D. Thụy Điển
Câu 24: Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân là hình thức chính thể của quốc gia nào?
A. Việt Nam
B. Pháp
C. Đức
D. Nhật
Câu 25: Cơ quan thường trực của Quốc hội là:
A. Hội đồng dân tộc
B. Ủy ban Quốc hội
C. Ủy ban thường vụ Quốc hội
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 26: Hình thức cấu trúc Nhà nước đơn nhất có đặc điểm gì?
A. Một hệ thống pháp luật
B. Hai hệ thống cơ quan Nhà nước
C. Lãnh thổ có chủ quyền riêng
D. Tất cả đều đúng
Câu 27: Hình thức chính thể nào sau đây không tồn tại chức danh Thủ tướng?
A. Cộng hòa đại nghị
B. Quân chủ lập hiến
C. Cộng hòa Tổng thống
D. Cộng hòa lưỡng tính (hỗn hợp)
Câu 28: Hình thức cấu trúc của Nhà nước Việt Nam là gì?
A. Nhà nước đơn nhất
B. Nhà nước liên bang
C. Nhà nước liên minh
D. Tất cả đều đúng
Câu 29: Theo Hiến pháp 2013 thì tổ chức nào dưới đây là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội?
A. Đảng cộng sản Việt Nam
B. Quốc hội
C. Chính phủ
D. Chủ tịch nước
Câu 30: Theo Hiến pháp năm 2013, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của ai?
A. Giai cấp công nhân và người lao động
B. Giai cấp nông dân và trí thức
C. Giai cấp nông dân
D. Trí thức
Câu 31: Nhiệm vụ của Hội đồng bầu cử quốc gia là gì?
A. Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp
B. Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp
C. Chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp
Câu 32: Từ khi thành lập nước đến nay, nước ta đã có mấy bản Hiến pháp?
A. 4
B. 5
C. 6
Câu 33: Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất bao nhiêu tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội?
A. Hai phần ba
B. Một phần hai
C. Ba phần tư
D. Tất cả
Câu 34: Chọn đáp án đúng:
A. Công dân từ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
B. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
C. Công dân từ đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Câu 35: Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương?
A. Ủy ban thường vụ Quốc hội
B. Quốc hội
C. Chính phủ
D. Bộ Tài chính
Câu 36: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân?
A. Ủy ban nhân dân
B. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. Cả a và b
Câu 37: Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội của cơ quan nào?
A. Ủy ban thường vụ Quốc hội
B. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
C. Công đoàn Việt Nam
D. Hội Nông dân Việt Nam
Câu 38: Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là bao nhiêu ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội?
A. 45 ngày
B. 60 ngày
C. 90 ngày

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.