400 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Luật Môi Trường – Phần 4

Năm thi: 2023
Môn học: Luật môi trường
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Phạm Văn Vận
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100 câu
Đối tượng thi: Sinh viên luật môi trường
Năm thi: 2023
Môn học: Luật môi trường
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Phạm Văn Vận
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100 câu
Đối tượng thi: Sinh viên luật môi trường

Mục Lục

400 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Luật Môi Trường – Phần 4 là một trong những bộ đề trắc nghiệm chuyên sâu về môn Luật Môi Trường tại các trường đại học đào tạo về luật. Đề thi này giúp sinh viên củng cố kiến thức về các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên, và ứng phó với biến đổi khí hậu. Được thiết kế bởi các giảng viên có kinh nghiệm, như PGS.TS Phạm Văn Vận tại trường Đại học Luật Hà Nội, bộ câu hỏi này nhắm đến sinh viên ngành Luật, đặc biệt là những sinh viên năm 3 và năm 4. Hãy cùng cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức.

400 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Luật Môi Trường – Phần 4 (có đáp án)

Câu 1: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, Chất gây ô nhiễm môi trường được hiểu là gì?
A. Là khí thải, nước thải, vật thải của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thải ra
B. Là bụi, khí thải của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thải ra quá tiêu chuẩn cho phép
C. Là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, Chất thải được hiểu là gì?
A. Vật chất, thể rắn, lỏng được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác
B. Vật được thải ra từ các tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
C. Vật chất thải ra từ các cá nhân, tổ chức trong quá trình kinh doanh
D. Vật chất thải ra từ các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Câu 3: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, Chất thải nguy hại được hiểu là gì?
A. Chất thải ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh rất dễ gây ngộ độc
B. Chất thải có yếu tố độc hại, dễ dàng, dễ nổ, phóng xạ, dễ lây nhiễm ngộ độc, dễ ăn mòn
C. Chất thải ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh rất dễ lây nhiễm, gây ngộ độc
D. Chất thải ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh có chứa yếu tố độc hại, dễ cháy, dễ nổ

Câu 4: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, Quản lý chất thải bao gồm các hoạt động nào?
A. Hoạt động thu gom chất thải, xử lý chất thải, tiêu hủy chất thải
B. Hoạt động thu gom chất thải, phân loại chất thải, xử lý chất thải
C. Hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải
D. Hoạt động thu gom chất thải, phân loại chất thải, tiêu hủy và thải loại chất thải

Câu 5: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, Sức chịu tải của môi trường được hiểu là gì?
A. Giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm
B. Giới hạn mà môi trường có thể tiếp nhận các chất thải ra của doanh nghiệp
C. Giới hạn mà môi trường có thể tiếp nhận các chất độc thải ra
D. Giới hạn mà môi trường có thể tiếp nhận các bụi, chất khí, chất lỏng, khói thải ra

Câu 6: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, Hệ sinh thái được hiểu là gì?
A. Quần thể tự nhiên trong vùng nhất định, có tác động qua lại lẫn nhau
B. Quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên cùng tồn tại, phát triển, có tác động qua lại với nhau
C. Quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý nhất định, mọi sinh vật đều tác động qua lại
D. Quần thể tự nhiên trong một vùng nhất định, mọi sinh vật đều tồn tại và phát triển

Câu 7: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, Quan trắc môi trường được hiểu là gì?
A. Sự theo dõi có hệ thống về tình hình môi trường để có những thông tin chính xác cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
B. Sự theo dõi có hệ thống của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình môi trường để đánh giá về tình hình thực tế của môi trường
C. Sự theo dõi có hệ thống về tình hình môi trường nhằm cung cấp thông tin môi trường cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
D. Sự theo dõi có hệ thống về môi trường nhằm cung cấp thông tin để đánh giá hiện trạng môi trường, các tác động xấu đối với môi trường

Câu 8: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, khí thải gây hiệu ứng nhà kính được hiểu là gì?
A. Các loại khói, bụi, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm trái đất nóng lên
B. Các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian làm nhiệt độ không khí bao quanh trái đất nóng lên
C. Các loại khói, bụi, khí được thải ra trong không gian làm trái đất nóng lên
D. Các loại chất thải ra và tiêu dùng của con người tác động qua lại làm đất, nước, không khí nóng lên

Câu 9: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính được hiểu là gì?
A. Khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của mỗi quốc gia được phép thải và bầu khí quyển theo quy định của điều ước quốc tế
B. Khối lượng khí làm nóng trái đất do các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu quy định cho mỗi quốc gia một giới hạn nhất định
C. Khối lượng khí được thải do điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu cho mỗi vùng lãnh thổ được thải ra trong một thời hạn nhất định
D. Khối lượng khí mà mỗi quốc gia thải ra vào bầu khí quyển chỉ được một giới hạn nhất định

Câu 10: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phải được lập vào thời gian nào?
A. Phải được lập trước khi lập dự án.
B. Phải lập đồng thời với quá trình lập dự án chiến lược
C. Phải được lập sau quá trình lập dự án chiến lược
D. Được lập trong quá trình thực hiện dự án chiến lược

Câu 11: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập vào thời gian nào?
A. Phải được lập sau khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
B. Phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
C. Phải được lập trong quá trình thực hiện dự án
D. Phải được lập trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

Câu 12: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, những đối tượng nào phải có bản kế hoạch bảo vệ môi trường?
A. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình có nguồn gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
B. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc quy định phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
C. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng không phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường
D. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc quy định phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật

Câu 13: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, điểm du lịch phải thực hiện các biện pháp nào để bảo vệ môi trường?
A. Niêm yết quy định bảo vệ môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch và hướng dẫn thực hiện; Lắp đặt, bố trí đủ, hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải; Bố trí lực lượng làm vệ sinh môi trường
B. Niêm yết quy định bảo vệ môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch và hướng dẫn thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Bố trí đầy đủ lực lượng làm vệ sinh môi trường thường trực
C. Niêm yết quy định bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch; Lắp đặt, bố trí đủ, hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải
D. Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải; Bố trí đầy đủ lực lượng vệ sinh môi trường thường trực

Câu 14: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, nơi chôn cất, mai táng phải bảo đảm các yêu cầu gì?
A. Có khoảng cách đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về cảnh quan khu dân cư; Không gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất
B. Có vị trí, khoảng cách đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư và đáp ứng các yêu cầu khác theo pháp luật về bảo vệ môi trường
C. Không gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
D. Có vị trí, khoảng cách đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư; Không gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất

Câu 15: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm những hoạt động gì?
A. Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực môi trường bị tác động về gần với trạng thái môi trường tương tự ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
B. Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực môi trường bị tác động về nguyên trạng thái môi trường ban đầu và phải có cam kết không vi phạm được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước phê duyệt và giám sát thực hiện
C. Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động của tổ chức, cá nhân vi phạm đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực có môi trường bị tác động về bằng với trạng thái môi trường ban đầu nhằm phục vụ các mục đích có lợi cho con người
D. Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực môi trường bị tác động về gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người

Câu 16: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, Chính sách ngăn ngừa ô nhiễm, khôi phục hậu quả môi trường có quy định những giải pháp tài chính gì?
A. Chi ngân sách cho đầu tư, khôi phục, khắc phục hậu quả môi trường. Thu nhằm huy động thêm nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường
B. Chi ngân sách cho đầu tư khôi phục, khắc phục hậu quả môi trường; Vay vốn nước ngoài để tăng thêm nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường
C. Thu nhằm bổ sung nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường; Vay vốn nước ngoài để tăng thêm nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường
D. Thu cho ngân sách khắc phục hậu quả môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường; Chi ngân sách cho đầu tư khôi phục môi trường

Câu 17: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường phải bảo đảm những yêu cầu gì?
A. Sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường; Vận chuyển theo đúng tuyến đường, thời gian quy định trong giấy phép
B. Sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường; Có giấy phép vận chuyển; Vận chuyển đúng tuyến đường, thời gian
C. Có giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Khi vận chuyển phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy định trong giấy phép
D. Sử dụng thiết bị chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường; Có giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Câu 18: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, cơ quan nào có trách nhiệm lập quy hoạch bảo vệ môi trường?
A. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia; Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức xây dựng nội dung hoặc lập quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn
B. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cho từng khu vực; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng nội dung hoặc lập quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn
C. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia; Sở Tài Nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng nội dung hoặc lập quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn
D. Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng nội dung hoặc lập quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn

Câu 19: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, khẳng định nào sau đây là đúng nhất?
A. Việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia, của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
B. Việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia.
C. Việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện sau khi Quốc hội điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia
D. Việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện khi có sự điều chỉnh về kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Câu 20: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, sức chịu tải của môi trường nước được hiểu là gì?
A. Sức chịu tải của môi trường nước là khả năng tiếp nhận thêm chất gây ô nhiễm mà vẫn đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận
B. Sức chịu tải của môi trường nước là giới hạn tối đa chất gây ô nhiễm mà vẫn bảo đảm nồng độ các chất ô nhiễm không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho mục đích sử dụng nguồn tiếp nhận
C. Sức chịu tải của môi trường nước là khả năng tiếp nhận thêm chất gây ô nhiễm mà nếu vượt quá giới hạn này thì tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm pháp luật về hành chính hoặc hình sự
D. Sức chịu tải của môi trường nước là giá trị giới hạn ô nhiễm mà tổ chức, cá nhân được phép thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định

Câu 21: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, chỉ thị môi trường được hiểu là gì?
A. Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ cho mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường
B. Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh số liệu về ô nhiễm môi trường phục vụ cho mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường
C. Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các nguy cơ có tác động xấu đến môi trường do chủ đầu tư dự án lập nhằm phục vụ mục đích quản lý nhà nước về môi trường
D. Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường do cơ quan có thẩm quyền lập và cung cấp cho cộng đồng dân cư nhằm giám sát và bảo vệ môi trường

Câu 22: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, cơ quan nào có trách nhiệm báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm?
A. Ủy ban nhân dân các cấp, Chủ các dự án đầu tư và các Bộ, ngành
B. Ủy ban nhân dân các cấp, Chủ các dự án đầu tư và các Bộ, ngành
C. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp và các Bộ, ngành
D. Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật về môi trường

Câu 23: Bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia, vì thế nó được thực hiện dưới các cấp độ:
A. Cấp độ cá nhân, cấp độ cộng đồng, cấp độ địa phương, cấp độ vùng, cấp độ quốc gia, cấp độ quốc tế
B. Cấp độ cá nhân, cấp độ cộng đồng, cấp độ địa phương, cấp độ quốc gia, cấp độ quốc tế
C. Cấp độ cá nhân, cấp độ địa phương, cấp độ vùng, cấp độ quốc gia, cấp độ quốc tế
D. Cấp độ cá nhân, cấp độ cộng đồng, cấp độ vùng, cấp độ quốc gia, cấp độ quốc tế

Câu 24: Theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP, dự án xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản có diện tích mặt nước từ bao nhiêu hecta trở lên phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường?
A. 02 ha
B. 05 ha
C. 10 ha
D. 50 ha

Câu 25: Các đối tượng nào sau đây phải báo cáo tác động môi trường?
A. Dự án xây dựng bến xe khách liên tỉnh tỉnh Thái Nguyên. Quy mô 4 ha
B. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Thái Bình
C. Dự án di dân tái định cư vùng đất ngập nước tỉnh Cà Mau. Quy mô: 207 hộ gia đình
D. Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung Ninh Hiệp

Câu 26: Theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP, dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa, hạt nhựa có công suất bao nhiêu tấn thì phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường?
A. Tất cả các công suất sản xuất sản phẩm.
B. Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
C. Công suất từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
D. Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên

Câu 27: Để đảm bảo các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, xã A thực hiện xây dựng nghĩa trang nhân dân với diện tích 2,0 ha trên địa bàn xã, trước khi xây dựng xã phải thực hiện thủ tục về môi trường nào?
A. Báo cáo đánh giá tác động môi trường
B. Kế hoạch bảo vệ môi trường
C. Cam kết bảo vệ môi trường
D. Đề án bảo vệ môi trường

Câu 28: Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm?
A. Ngăn chặn và giảm thiểu biến đổi khí hậu
B. Thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu
C. Chống lại biến đổi khí hậu
D. Giảm thiểu biến đổi khí hậu

Câu 29: Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014, năng lượng tái tạo được quy định:
A. Là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt
B. Là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn
C. Là những nguồn năng lượng vô hạn, liên tục, có khả năng tái sinh như: Năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt
D. Là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác

Câu 30: Theo luật bảo vệ môi trường năm 2014, Chính phủ cần thực hiện nhiệm vụ gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?
A. Chính phủ có chính sách hợp tác quốc tế thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính, phát triển và chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới nền kinh tế xanh
B. Chính phủ quy định lộ trình, phương thức tham gia hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và cam kết tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
C. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích thực thi những phương án cắt giảm khí thải, lựa chọn chính sách để cắt giảm lượng khí thải ở quy mô cần thiết nhằm bảo đảm sự ổn định, trong khi vẫn tiếp tục tăng trưởng kinh tế
D. Chính phủ cần xây dựng thể chế, xây dựng Chương trình, Mục tiêu quốc gia, giao nhiệm vụ điều phối các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu cho các bộ/ngành

Câu 31: Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được thực hiện trên nguyên tắc:
A. Bình đẳng, các bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục đích bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, bảo đảm cân bằng sinh thái ở Việt Nam và trên trái đất
B. Tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình
C. Tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, vì mục đích bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, đảm bảo cân bằng sinh thái ở Việt Nam và trên trái đất
D. Tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế với mục đích bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

Câu 32: Theo Luật đa dạng sinh học năm 2008, Báo cáo về hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn được thực hiện:
A. Định kỳ 1 năm một lần
B. Định kỳ 10 năm một lần
C. Định kỳ 05 năm một lần
D. Định kỳ 3 năm một lần

Câu 33: Theo luật đa dạng sinh học năm 2008, vườn quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau:
A. Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế; là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loại thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ; có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái.
B. Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên; có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
C. Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục
D. Có hệ sinh thái đặc thù; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Câu 34: Theo luật bảo vệ tài nguyên nước 2012, để hạn chế thất thoát nước trong các hệ thống cấp nước, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình, hệ thống công trình thủy lợi cần phải:
A. Thực hiện các biện pháp phòng, chống thất thoát nước với phương thức tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước hợp lý, hiệu quả
B. Bảo đảm vận hành hệ thống với phương thức tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước hợp lý, hiệu quả và giảm thiểu thất thoát, lãng phí.
C. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và vận hành hệ thống cấp nước nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu thất thoát, lãng phí
D. Áp dụng các biện pháp phòng, chống thấm và bảo đảm vận hành hệ thống với phương thức tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước hợp lý, hiệu quả và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước

Câu 35: Theo Luật bảo vệ tài nguyên nước 2012, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp cần phải:
A. Bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không gây ô nhiễm nguồn nước
B. Có biện pháp tiết kiệm nước, phòng, chống chua, mặn, xói mòn đất và bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước
C. Tuân theo quy trình vận hành khai thác, sử dụng nguồn nước, không gây ô nhiễm nguồn nước
D. Phải đảm bảo sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, trừ trường hợp khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ

Câu 36: Theo luật bảo vệ tài nguyên nước 2012, hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước cho giao thông thủy phải:
A. Không được gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây hư hại lòng, bờ, bãi sông, suối, kênh, rạch và các công trình trên sông; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
B. Phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, không được làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy, hư hại công trình trên sông, gây trở ngại cho giao thông thủy
C. Có trách nhiệm tham gia đóng góp công sức, tài chính cho việc bảo vệ nguồn nước, khai thác, xử lý nước theo quy định của pháp luật
D. Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác

Câu 37: Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao:
A. Phải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường
B. Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
C. Phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường
D. Phải bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn về bảo vệ môi trường

Câu 38: Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP, trong trường hợp không tự tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải chất thải nguy hại cần phải:
A. Ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù hợp
B. Tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng chất thải nguy hại
C. Có trách nhiệm định kỳ 03 (ba) tháng báo cáo về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở
D. Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định

Câu 39: Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP, quan trắc việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp cần phải:
A. Quan trắc nước thải tự động, các thông số quan trắc bao gồm: lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS và các thông số đặc trưng theo loại hình
B. Quan trắc nước thải tự động, liên tục, hoạt động ổn định, được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định
C. Quan trắc định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật.
D. Quan trắc định kỳ và phải lưu giữ kết quả quan trắc môi trường tự động dưới dạng tệp điện tử; bản gốc báo cáo kết quả quan trắc định kỳ, bản gốc phiếu trả kết quả phân tích trong thời gian tối thiểu 03 năm

Câu 40: Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP, cơ quan cấp phép xả thải khí thải công nghiệp là:
A. Chính phủ
B. Bộ Tài nguyên và Môi trường
C. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh
D. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện

Câu 41: Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP, khoản tiền ký quỹ bảo đảm đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu với khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên được quy định:
A. Phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu
B. Phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu
C. Phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu
D. Phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu

Câu 42: Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP, mục đích của ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu là để:
A. Đảm bảo nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động nhập khẩu phế liệu gây ra
B. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu luôn nhận thức được trách nhiệm của mình, từ đó có trách nhiệm phục hồi môi trường do hoạt động nhập khẩu phế liệu gây ra
C. Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí để xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm không thể tái xuất được
D. Bảo đảm tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu

Câu 43: Theo luật Bảo vệ môi trường 2014, ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường quy định?
A. Ký hiệu là QCĐP số thứ tự MT: năm ban hành
B. Ký hiệu là QCVN số thứ tự MT: năm ban hành/BTNMT
C. Ký hiệu là TCVN số thứ tự MT: năm ban hành/BTNMT
D. Ký hiệu là QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi

Câu 44: Theo luật bảo vệ môi trường 2014, nhiệm vụ nào sau đây không phải nhiệm vụ của tổ tự quản về bảo vệ môi trường?
A. Kiểm tra, đôn đốc hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường
B. Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường
C. Xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn
D. Tổ chức thu gom, tập kết và xử lý chất thải

Câu 45: Theo pháp luật hiện hành, đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường gồm:
A. Xăng, dầu, mỡ nhờn; bài lá, vàng mã; túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng
B. Dầu nhờn; mỡ nhờn; than nâu, than mỡ; dung dịch HCFC; túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộc diện chịu thuế
C. Xăng, dầu, mỡ nhờn; Than đá; dung dịch HCFC; túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng
D. Xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

Câu 46: Theo pháp luật hiện hành, hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm:
A. Phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép
B. Cảnh cáo, phạt tiền, buộc khôi phục lại môi trường đã bị ô nhiễm
C. Cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính
D. Cảnh cáo, phạt tiền

Câu 47: Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi không bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng khu kinh doanh, dịch vụ tập trung?
A. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
B. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
C. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
D. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Câu 48: Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trong khu kinh doanh, dịch vụ tập trung?
A. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
B. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng
C. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng
D. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.

Câu 49: Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi cung cấp số liệu quan trắc chất thải, giám sát môi trường không đúng với tình hình ô nhiễm, hiện trạng môi trường của tổ chức, cá nhân?
A. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
B. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng
C. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng
D. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng

Câu 50: Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với chủ đầu tư xây dựng mới khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu chung cư có hành vi bàn giao công trình đưa vào sử dụng mà không có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường?
A. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
B. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng
C. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng
D. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng

Câu 51: Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản?
A. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
B. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
C. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
D. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng

Câu 52: Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao:
A. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
B. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
C. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
D. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng

Câu 53: Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, Quỹ bảo vệ môi trường được hiểu như thế nào?
A. Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
B. Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính nhà nước được thành lập ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ hoạt động của các tổ chức bảo vệ môi trường
C. Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức phi chính phủ được thành lập ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
D. Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, để hỗ trợ hoạt động của các tổ chức bảo vệ môi trường.

Câu 54: Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, vốn hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia và cấp tỉnh được hình thành từ các nguồn?
A. Ngân sách nhà nước; thuế môi trường; phí bảo vệ môi trường; các khoản tiền phạt về môi trường; các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
B. Ngân sách nhà nước hỗ trợ, thuế, phí bảo vệ môi trường, các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
C. Ngân sách nhà nước hỗ trợ; phí bảo vệ môi trường; các khoản bồi thường cho Nhà nước về thiệt hại môi trường; các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
D. Ngân sách nhà nước hỗ trợ; phí bảo vệ môi trường; các khoản thu thuế bảo vệ môi trường; các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Câu 55: Theo pháp luật hiện hành, Cơ quan có thẩm quyền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:
A. Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp xã
B. Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường; đơn vị cung cấp nước sạch; Ủy ban nhân dân cấp xã
C. Phòng Tài nguyên và Môi trường; đơn vị cung cấp nước sạch; Ủy ban nhân dân các cấp
D. Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường; đơn vị cung cấp nước sạch; Ủy ban nhân dân các cấp

Câu 56: Theo pháp luật hiện hành, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được quy định:
A. 10% trên giá bán của 1m³ nước sạch
B. 12% trên giá bán của 1m³ nước sạch
C. 15% trên giá bán của 1m³ nước sạch
D. 20% trên giá bán của 1m³ nước sạch

Câu 57: Theo pháp luật hiện hành, môi trường rừng bao gồm:
A. Các hợp phần của hệ sinh thái rừng: cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng, khí hậu, đất
B. Các hợp phần của hệ sinh thái rừng: cây cối, động vật, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác
C. Các hợp phần của hệ sinh thái rừng: cây cối, muông thú, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên
D. Các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên

Câu 58: Theo pháp luật hiện hành, giá trị sử dụng của môi trường rừng gồm:
A. Bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ carbon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác
B. Phòng hộ, duy trì môi trường sống như điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi và hạn chế bão lụt, hấp thụ carbon, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học, vv
C. Duy trì chất lượng nước, giữ dòng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ carbon, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật
D. Bảo vệ đất, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ carbon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác

Câu 59: Theo pháp luật hiện hành, việc giải quyết tranh chấp về môi trường:
A. Được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự; Luật đất đai, Luật đa dạng sinh học và một số luật khác có liên quan
B. Được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan
C. Được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự
D. Được thực hiện theo quy định của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Câu 60: Theo Bộ luật hình sự năm 2015, tội hủy hoại rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m²) đến dưới 10.000 mét vuông (m²):
A. Thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
B. Thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
C. Thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm
D. Thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

Câu 61: Theo Bộ luật hình sự năm 2015, tội chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kilogam trở lên:
A. Thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
B. Thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
C. Thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm
D. Thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Câu 62: Theo Bộ luật hình sự năm 2015, tội gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m²) đến dưới 500 mét vuông (m²):
A. Thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm
B. Thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
C. Thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
D. Thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Câu 63: Các biện pháp bảo vệ môi trường bao gồm:
A. Biện pháp kinh tế, biện pháp tuyên truyền, biện pháp khoa học kỹ thuật và biện pháp pháp luật
B. Biện pháp hình sự, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp kỷ luật
C. Biện pháp chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp giáo dục, biện pháp khoa học kỹ thuật và biện pháp pháp luật
D. Biện pháp xử phạt, biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự, biện pháp tuyên truyền phổ biến, biện pháp khuyến khích khoa học kỹ thuật

Câu 64: Theo pháp luật hiện hành, trong các quyền sau, quyền nào không phải của tổ chức chính trị – xã hội:
A. Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
B. Tư vấn, phản biện về bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan theo quy định của pháp luật
C. Tham gia hoạt động kiểm tra về bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
D. Được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

Câu 65: Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cần có biện pháp gì để quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh:
A. Xem xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường không khí, bảo đảm không có tác động xấu đến con người và môi trường
B. Lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục; phải đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải
C. Có trách nhiệm theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và công bố công khai thông tin; trường hợp môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử lý kịp thời
D. Có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật

Câu 66: Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản nhưng chưa có phương án được duyệt hoặc chưa ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường?
A. Buộc lập phương án và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Bị xử phạt vi phạm hành chính
B. Buộc dừng hoạt động tạm thời. Bị xử phạt vi phạm hành chính
C. Buộc dừng hoạt động trong 6 tháng và cấm vay vốn ngân hàng trong thời gian 1 năm
D. Buộc lập phương án và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Buộc dừng hoạt động tạm thời

Câu 67: Nghị định 19/2015/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nào phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường?
A. Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu; sử dụng tàu biển chuyên dụng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác; lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
B. Hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu; sử dụng tàu biển chuyên dụng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác; lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
C. Hoạt động dầu khí; sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu; sử dụng tàu biển chuyên dụng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác; lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
D. Hoạt động dầu khí; sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu; lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Câu 68: Theo pháp luật hiện hành, biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi đưa vào danh mục bao gồm:
A. Di dời địa điểm đến vị trí phù hợp; cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật; cải tạo, phục hồi môi trường
B. Di dời địa điểm đến vị trí phù hợp; cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý chất thải; xây dựng kế hoạch, quy hoạch cải tạo, phục hồi môi trường
C. Cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật; phòng tránh sự cố, cải tạo, phục hồi môi trường
D. Di dời địa điểm đến vị trí phù hợp; lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường

Câu 69: Theo pháp luật hiện hành, trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất tại làng nghề?
A. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nếu trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản kế hoạch bảo vệ môi trường
B. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường
C. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường
D. Triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc báo cáo các biện pháp bảo vệ môi trường

Câu 70: Theo pháp luật hiện hành, Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi khi:
A. Sau 03 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng
B. Sau 06 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng
C. Sau 09 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng
D. Sau 12 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng

Câu 71: Luật môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai

Câu 72: Mọi sự tác động của các chủ thể vào các yếu tố môi trường đều làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường.
A. Đúng
B. Sai

Câu 73: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, khí thải gây hiệu ứng nhà kính được hiểu là gì?
A. Các loại khói, bụi, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm trái đất nóng lên
B. Các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian làm nhiệt độ không khí bao quanh trái đất nóng lên
C. Các loại khói, bụi, khí được thải ra trong không gian làm trái đất nóng lên
D. Các loại chất thải ra và tiêu dùng của con người tác động qua lại làm đất, nước, không khí nóng lên

Câu 74: Những quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không phải là đối tượng điều chỉnh của luật môi trường.
A. Đúng
B. Sai

Câu 75: Mọi tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kĩ thuật môi trường đều bắt buộc áp dụng.
A. Đúng
B. Sai

Câu 76: Tiêu chuẩn môi trường luôn được các tổ chức áp dụng tự nguyện để bảo vệ môi trường.
B. Sai
A. Đúng

Câu 77: Tiêu chuẩn môi trường do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành và công bố.
A. Đúng
B. Sai

Câu 78: Mọi quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
A. Đúng
B. Sai

Câu 79: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, khí thải gây hiệu ứng nhà kính được hiểu là gì?
A. Các loại khói, bụi, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm trái đất nóng lên
B. Các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian làm nhiệt độ không khí bao quanh trái đất nóng lên
C. Các loại khói, bụi, khí được thải ra trong không gian làm trái đất nóng lên
D. Các loại chất thải ra và tiêu dùng của con người tác động qua lại làm đất, nước, không khí nóng lên

Câu 80: Mọi tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ áp dụng luật Việt Nam để giải quyết.
A. Đúng
B. Sai

Câu 81: Tất cả các quốc gia không được phép thực hiện những hành động trong phạm vi chủ quyền nếu hành động đó gây thương hại đến lợi ích chung của môi trường hay lợi ích môi trường của quốc gia khác.
A. Đúng
B. Sai

Câu 82: Theo luật quốc tế về môi trường, quốc gia chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành vi vi phạm luật quốc tế gây ra.
A. Đúng
B. Sai

Câu 83: Cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM đồng thời là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM sau khi được thẩm định.
A. Đúng
B. Sai

Câu 84: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
A. Đúng
B. Sai

Câu 85: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm những hoạt động gì?
A. Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực môi trường bị tác động về gần với trạng thái môi trường tương tự ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
B. Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực môi trường bị tác động về nguyên trạng thái môi trường ban đầu và phải có cam kết không vi phạm được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước phê duyệt và giám sát thực hiện
C. Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động của tổ chức, cá nhân vi phạm đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực có môi trường bị tác động về bằng với trạng thái môi trường ban đầu nhằm phục vụ các mục đích có lợi cho con người
D. Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực môi trường bị tác động về gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người

Câu 86: Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, khí thải gây hiệu ứng nhà kính được hiểu là gì?
A. Các loại khói, bụi, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm trái đất nóng lên
B. Các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian làm nhiệt độ không khí bao quanh trái đất nóng lên
C. Các loại khói, bụi, khí được thải ra trong không gian làm trái đất nóng lên
D. Các loại chất thải ra và tiêu dùng của con người tác động qua lại làm đất, nước, không khí nóng lên

Câu 87: Nguồn của Luật môi trường chỉ bao gồm các văn bản pháp luật Việt Nam về môi trường.
A. Đúng
B. Sai

Câu 88: Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì có bao nhiêu nguyên tắc bảo vệ môi trường:
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10

Câu 89: Để bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phải đáp ứng yêu cầu nào dưới đây?
A. Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động
B. Thu gom, xử lý nước thải không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường
C. Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
D. Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật

Câu 90: Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ từ bao nhiêu mét vuông trở lên phải thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường?
A. 100m²
B. 150m²
C. 200m²
D. Các câu a, b, c đều sai

Câu 91: Theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP thì xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn bao nhiêu mét vuông sàn không phải đăng ký lập kế hoạch bảo vệ môi trường?
A. < 500m²
B. 500m²
C. > 500m²
D. ≤ 500m²

Câu 92: Mục đích của việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là gì?
A. Đóng góp tiền vào quỹ môi trường quốc gia hoặc địa phương
B. Đảm bảo trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản
C. Đầu tư các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường tại nơi thực hiện dự án
D. Tất cả các ý trên

Câu 93: Nguyên tắc được nhắc đến đầu tiên trong các nguyên tắc bảo vệ môi trường là gì?
A. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
B. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
C. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải
D. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành

Câu 94: Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nào sau đây không thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã?
A. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan
B. Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân
C. Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải
D. Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp

Câu 95: Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu nhà nước.
A. Đúng
B. Sai

Câu 96: Chất thải có thể là chất gây ô nhiễm.
A. Đúng
B. Sai

Câu 97: Mọi báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các dự án đầu tư đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
A. Đúng
B. Sai

Câu 98: Các biện pháp bảo vệ môi trường bao gồm:
A. Biện pháp kinh tế, biện pháp tuyên truyền, biện pháp khoa học kỹ thuật và biện pháp pháp luật
B. Biện pháp hình sự, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp kỷ luật
C. Biện pháp chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp giáo dục, biện pháp khoa học kỹ thuật và biện pháp pháp luật
D. Biện pháp xử phạt, biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự, biện pháp tuyên truyền phổ biến, biện pháp khuyến khích khoa học kỹ thuật

Câu 99: Theo pháp luật hiện hành, trong các quyền sau, quyền nào không phải của tổ chức chính trị – xã hội:
A. Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
B. Tư vấn, phản biện về bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan theo quy định của pháp luật
C. Tham gia hoạt động kiểm tra về bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
D. Được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

Câu 100: Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cần có biện pháp gì để quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh:
A. Xem xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường không khí, bảo đảm không có tác động xấu đến con người và môi trường
B. Lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục; phải đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải
C. Có trách nhiệm theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và công bố công khai thông tin; trường hợp môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử lý kịp thời
D. Có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)