150 Câu Ôn Tập Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 3

Năm thi: 2023
Môn học: Địa Lý Kinh Tế
Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Người ra đề: TS. Lê Thanh Hòa
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Địa Lý học
Năm thi: 2023
Môn học: Địa Lý Kinh Tế
Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Người ra đề: TS. Lê Thanh Hòa
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Địa Lý học

Mục Lục

150 Câu Ôn Tập Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế là tài liệu hữu ích giúp sinh viên củng cố kiến thức môn Địa lý kinh tế, một môn học quan trọng tại nhiều trường đại học như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đề thi này được thiết kế nhằm hỗ trợ sinh viên năm 2 và năm 3 thuộc các ngành Địa lý, Địa lý kinh tế, và Sư phạm Địa lý nắm vững kiến thức về các vùng kinh tế, mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển kinh tế, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố kinh tế. Nội dung ôn tập bao gồm các chủ đề quan trọng như cấu trúc kinh tế vùng, xu hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ ở từng khu vực.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá ngay bộ câu hỏi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

150 Câu Ôn Tập Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 3

Câu 1. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta là
A. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao.
B. thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển.
C. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
D. nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ.

Câu 2. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh thời gian gần đây là do
A. nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
B. tác dụng bảo vệ môi trường.
C. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
D. dân cư có truyền thống sản xuất.

Câu 3. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng ở miền Trung nước ta là
A. Đà Nẵng- Liên Chiểu- Chân Mây, Dung Quất.
B. Hải Phòng, Cái Lân.
C. Sài Gòn- Vũng Tàu- Thị Vải.
D. Cái Lân, Đà Nẵng.

Câu 4. Thành tựu ngành viễn thông nước ta về mặt khoa học, công nghệ là
A. Có các mạng điện thoại nội hạt, mạng đường dài, mạng cố định, mạng di động.
B. Mạng viễn thông với kĩ thuật analog.
C. Tăng trưởng với tốc độ cao.
D. Dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ.

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng?
A. Sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng.
B. Sự khác nhau về cơ sở vật chất, hạ tầng.
C. Sự phân hóa của lượng mưa, mạng lưới sông ngòi.
D. Sự phân bố dân cư không đều.

Câu 6. Những vùng nào sau đây có mức độ tập trung các khu công nghiệp cao nhất cả nước?
A. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
C. Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.

Câu 7. Đâu không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?
A. Hải Phòng-Quảng Ninh.
B. Hà Tĩnh-Quảng Bình.
C. Ninh Thuận-Bà Rịa Vũng Tàu.
D. Cà Mau-Kiên Giang.

Câu 8. Tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất ở nước ta là
A. Hải Phòng-Đà Nẵng.
B. TP. Hồ Chí Minh-Cửa Lò.
C. Hải Phòng-TP. Hồ Chí Minh.
D. TP. Hồ Chí Minh-Đà Nẵng.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền nước ta?
A. Năng suất lao động thấp.
B. Sử dụng nhiều sức người.
C. Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
D. Đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?
A. Tỉ trọng ngành dịch vụ hiện nay đứng thứ 2 trong cơ cấu GDP cả nước.
B. Hiện nay, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm.
C. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP.
D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

Câu 11. Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần Nhà nước thể hiện qua việc
A. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP và đang có xu hướng gia tăng trong giai đoạn gần đây.
B. Kinh tế Nhà nước nắm giữ hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước.
C. Kinh tế Nhà nước có quyền chi phối các thành phần kinh tế còn lại.
D. Mặc dù đã giảm nhưng kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng hơn 1/3 trong cơ cấu GDP phân theo các thành phần kinh tế ở nước ta.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các địa điểm phân bố công nghiệp sau đây, địa điểm nào không phải là trung tâm công nghiệp?
A. Thủ Dầu Một.
B. Phan Thiết.
C. Bảo Lộc.
D. Biên Hòa.

Câu 13. Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là do
A. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển.
B. Nhu cầu của thị trường.
C. Sự xuất hiện các hình thức sản xuất mới trong nông nghiệp.
D. Sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Câu 14. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là
A. điện năng.
B. sản xuất hàng tiêu dùng.
C. chế biến nông -lâm -thủy sản.
D. khai thác và chế biến dầu khí.

“`html
Câu 15. Có diện tích bao gồm nhiều tỉnh và các thành phố là đặc điểm của
A. trung tâm công nghiệp
B. vùng công nghiệp
C. điểm công nghiệp
D. khu công nghiệp

Câu 16. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên
A. các vùng chuyên canh, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất
B. khu chế xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ, vùng kinh tế trọng điểm
C. vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất
D. ngành công nghiệp chế biến và viễn thông, tư vấn đầu tư

Câu 17. Nhân tố có tính quyết định đến đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là:
A. có khí hậu nhiệt đới ẩm
B. có đất phù sa màu mỡ
C. có mạng lưới sông ngòi dày đặc
D. có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

Câu 18. Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi ở trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, hai tỉnh có số lượng trâu bò lớn nhất là
A. Thanh Hóa, Nghệ An
B. Nghệ An, Quảng Nam
C. Thanh Hóa, Bình Định
D. Quảng Ngãi, Thanh Hóa

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, xác định mỏ nào không phải là mỏ dầu:
A. Tiền Hải
B. Hồng Ngọc
C. Cái Nước
D. Bạch Hổ

Câu 20. Vùng trồng nhiều điều nhất là
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Đông Nam Bộ

Câu 21. Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là
A. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ
B. chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển
C. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão
D. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng

Câu 22. Trong cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là
A. kinh tế tư nhân
B. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
C. kinh tế Nhà nước
D. kinh tế tập thể

Câu 23. Nhân tố nào dưới đây không tác động trực tiếp đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?
A. Tài nguyên thiên nhiên
B. Vị trí địa lí
C. Thị trường
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 24. Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé giá trị sản xuất công nghiệp các vùng là
A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ
C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng
D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng

Câu 25. Vùng nào sau đây có số lượng trang trại nhiều nhất ở nước ta?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên

Câu 26. Hướng hoàn thiện nào sau đây quan trọng nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ
B. Xây dựng cơ cấu công nghiệp linh hoạt
C. Ưu tiên phát triển công nghiệp điện lực
D. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm

Câu 27. Loại hình vận tải nào sau đây có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển nhỏ nhất nước ta hiện nay?
A. Đường hàng không
B. Đường sắt
C. Đường sông
D. Đường biển

Câu 28. Mạng lưới đường bộ ở nước ta mở rộng và hiện đại hóa do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây:
A. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh nên nhu cầu lớn
B. Huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư
C. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách lớn
D. Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi

Câu 29. Tỉnh nào sau đây có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất?
A. Cà Mau
B. Bến Tre
C. Bạc Liêu
D. Đồng Tháp

Câu 30. Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn mức trung bình cả nước do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Sản lượng lương thực thấp
B. Năng suất lúa thấp
C. Diện tích đồng bằng nhỏ
D. Số dân rất đông

Tham khảo thêm tại đây:
150 Câu Ôn Tập Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 1

150 Câu Ôn Tập Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 2
150 Câu Ôn Tập Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 3

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)