Bài tập trắc nghiệm kinh tế vi mô chương 4

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vi mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vi mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Bài tập trắc nghiệm kinh tế vi mô chương 4 là một bài tập trong môn Kinh tế vi mô, sẽ giúp bạn củng cố kiến thức về chương 4 thường xoay quanh các khái niệm liên quan đến cung cầu, và sự cân bằng thị trường cách các yếu tố này tương tác, ảnh hưởng đến giá cả và số lượng hàng hóa trên thị trường. Thông qua việc làm bài trắc nghiệm, bạn có thể hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của thị trường, từ đó ứng dụng hiệu quả trong phân tích và dự đoán kinh tế thực tiễn. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá ngay bài tập này ngay dưới đây nhé!

Bài tập trắc nghiệm kinh tế vi mô chương 4 có đáp án

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không được đề cập trong khái niệm về hàm sản xuất:
A. Sản phẩm đầu ra
B. Các yếu tố sản xuất
C. Thời điểm sản xuất
D. Trình độ kỹ thuật

Câu 2. Thuật ngữ “ngắn hạn” sử dụng trong lý thuyết sản xuất và chi phí được hiểu là:
A. Thời gian không thể thay đổi sản lượng đầu ra
B. Thời gian đủ để thay đổi được tất cả các yếu tố sản xuất
C. Thời gian mà không một yếu tố sản xuất nào thay đổi được
D. Thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất không thể thay đổi

Câu 3. Các yếu tố sản xuất cố định là:
A. Các yếu tố không thể di chuyển đi được.
B. Các yếu tố có thể mua chỉ ở một con số cố định.
C. Các yếu tố có thể mua chỉ ở giá cố định.
D. Các yếu tố không phụ thuộc vào mức sản lượng.

Câu 4. Trong ngắn hạn, chi phí nào sau đây được xem là chi phí cố định của doanh nghiệp sản xuất giày da:
A. Chi phí da, keo dán, chỉ may
B. Lương các nhà quản lý
C. Lương công nhân gián nhãn
D. Lương công nhân may

Câu 5. Thuật ngữ “dài hạn” sử dụng trong lý thuyết sản xuất và chi phí được hiểu là:
A. Thời gian không thể thay đổi sản lượng đầu ra
B. Thời gian đủ để thay đổi được tất cả các yếu tố sản xuất
C. Thời gian mà không một yếu tố sản xuất nào thay đổi được
D. Thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất không thể thay đổi

Câu 6. Năng suất biên (MP) của một yếu tố sản xuất là:
A. Số lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng nhiều hơn các yếu tố sản xuất
B. Số lượng sản phẩm bình quân tính trên mỗi đơn vị các yếu tố sản xuất
C. Số lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử thêm một đơn vị yếu tố sản xuất đó
D. Số lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi tăng thời gian sản xuất

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Khi năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình giảm
B. Khi năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình tăng
C. Khi năng suất biên bằng năng suất trung bình thì năng suất trung bình đạt cực đại
D. Khi năng suất biên nhỏ hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình giảm

Câu 8. Giả sử, năng suất trung bình của 6 công nhân là 15 sản phẩm, nếu số sản phẩm biên của người công nhân thứ 7 là 18 thì: MP>AP
A. Năng suất biên đang giảm.
B. Năng suất biên đang tăng.
C. Năng suất trung bình đang tăng.
D. năng suất trung bình đang giảm.

Câu 9. Biết rằng năng suất biên của công nhân thứ 1, thứ 2, thứ 3 lần lượt là 9, 7, 5. Tổng sản phẩm của 3 công nhân là:
A. 7, trung bình của 3 năng suất biên.
B. 15, năng suất biên của công nhân thứ 3 nhân với số công nhân.
C. 21, tổng của năng suất biên.
D. 63, tổng của năng suất biên nhân với số công nhân.

Câu 10. Sản phẩm biên của lao động thứ 3 là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8

Câu 11. Đường đẳng lượng là:
A. Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất cùng tạo ra một mức sản lượng
B. Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất có mức chi phí bằng nhau
C. Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất có cùng một mức chi phí
D. Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất sao cho chi phí của hai yếu tố sản xuất này là bằng nhau

Câu 12. Giả sử, 4 công nhân sản xuất 46 đơn vị sản phẩm và 5 công nhân sản xuất 50 đơn vị sản phẩm. Vậy năng suất biên của công nhân thứ 5 là:
A. 4 đơn vị sản phẩm.
B. 10 đơn vị sản phẩm.
C. 8 đơn vị sản phẩm.
D. 12 đơn vị sản phẩm.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không phải là một đặc điểm của đường đẳng lượng:
A. Độ dốc âm và giảm dần
B. Dốc về bên phải
C. Tỷ lệ thay thế giữa hai yếu tố sản xuất
D. Lồi về phía gốc tọa độ

Câu 14. Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 yếu tố sản xuất L và K (MRTSLK) thể hiện:
A. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo mức sản lượng không đổi
B. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo mức chi phí không đổi
C. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo đạt mức sản lượng cao nhất
D. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo mức chi phí thấp nhất

Câu 15. Tỷ lệ thay thế biên của 2 yếu tố sản xuất L và K giảm dần, điều đó chứng tỏ rằng đường đẳng lượng có dạng:
A. Là đường thẳng dốc xuống dưới từ trái sang phải
B. Là đường cong dốc xuống dưới từ phải sang trái
C. Mặt lồi hướng về gốc tọa độ
D. Mặt lõm hướng về gốc tọa độ

Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng về độ dốc của đường đẳng phí:
A. Luôn luôn là một số âm
B. Là tỷ giá giữa hai yếu tố sản xuất
C. Là hệ số góc của đường đẳng phí
D. Là đường dốc về bên phải

Câu 17. Nếu hàm sản xuất có dạng: Q = K0,5.L0,5 thì đây là hàm sản xuất có:
A. Năng suất không đổi theo quy mô
B. Năng suất giảm dần theo quy mô
C. Năng suất tăng dần theo quy mô
D. Không thể xác định

Câu 18. Nếu hàm sản xuất có dạng: Q = K.L2 thì đây là hàm sản xuất có:
A. Năng suất không đổi
B. Năng suất giảm dần theo quy mô
C. Năng suất tăng dần theo quy mô
D. Không thể xác định

Câu 19. Trong các hàm sản xuất sau đây, hàm sản xuất nào thể hiện năng suất giảm dần theo quy mô:
A. Q = 2K0,5.L0,5
B. Q = K2 + 2L2
C. Q = K0,4.L0,6
D. Q = K0,4.L0,3

Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng về lợi nhuận của một doanh nghiệp:
A. Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và chi phí kế toán
B. Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và chi phí cơ hội
C. Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí kinh tế
D. Lợi nhuận kế toán là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí kế toán

Câu 21. Doanh nghiệp trong ngắn hạn có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC = 2Q + 10; chi phí cố định FC = 100. Nếu doanh nghiệp sản xuất 100 đơn vị sản phẩm, chi phí trung bình (AC) là:
A. 209
B. 210
C. 211
D. 212

Câu 22. Trong ngắn hạn, ở mức sản lượng có chi phí trung bình tối thiểu khi:
A. AVC > MC
B. AC > MC
C. AVC = MC
D. AC = MC

Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Khi chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình thì chi phí trung bình giảm dần (MC<AC => AC giảm dần)
B. Khi chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình thì chi phí trung bình tăng dần (MC>AC => AC tăng dần)
C. Khi chi phí biên bằng chi phí trung bình thì chi phí trung bình lớn nhất
D. Khi chi phí biên bằng chi phí trung bình thì chi phí trung bình nhỏ nhất (MC=AC => ACmin)

Câu 24. Trong ngắn hạn, khi sản lượng của một doanh nghiệp càng tăng lên thì loại chi phí nào sau đây càng giảm:
A. Chi phí biên
B. Chi phí cố định trung bình
C. Chi phí trung bình
D. Chi phí biến đổi trung bình (ban đầu giảm và đạt cực tiểu sau đó tăng)

Câu 25. Chi phí biên (biên tế) là chi phí:
A. Tăng thêm khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản phẩm
B. Tăng thêm khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
C. Tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất
D. Tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một yếu tố sản xuất biến đổi

Câu 26. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: 1.Khi chi phí trung bình nhỏ hơn chi phí biên thì chi phí trung bình giảm dần; 2.Khi chi phí trung bình nhỏ hơn chi phí biên thì chi phí trung bình tăng dần; 3.Khi chi phí biên bằng chi phí trung bình thì chi phí trung bình nhỏ nhất; 4.Khi chi phí biên bằng chi phí biến đổi trung bình thì chi phí biến đổi trung bình nhỏ nhất; 5.Đường chi phí biên luôn cắt đường chi phí trung bình và chi phí biến đổi trung bình tại điểm cực tiểu
A. 1, 2, 3, 5
B. 1, 2, 4, 5
C. 1, 3, 4, 5
D. 2, 3, 4, 5

Câu 27. Khi MC < AVC thì càng gia tăng sản lượng sản xuất:
A. AVC giảm
B. AVC tăng
C. AVC đạt cực tiểu
D. AVC cực đại

Câu 28. Chi phí nào sau đây không phụ thuộc vào sản lượng đầu ra:
A. Tổng chi phí biến đổi
B. Tổng chi phí cố định
C. Chi phí biến đổi trung bình
D. Chi phí cố định trung bình

Câu 29. Chi phí nào sau đây mà đồ thị của nó không có dạng là một parapol (dạng chữ U):
A. Chi phí trung bình
B. Chi phí biến đổi trung bình
C. Chi phí cố định trung bình
D. Chi phí biên

Câu 30. Trong ngắn hạn, tiền mua máy móc thiết bị của doanh nghiệp là:
A. Chi phí biến đổi
B. Chi phí cố định
C. Chi phí ẩn
D. Chi phí cơ hội

Câu 31. Nếu biểu diễn các đường chi phí trên cùng một hệ trục tọa độ thì điểm hòa vốn là điểm:
A. Giao nhau giữa đường chi phí trung bình và đường chi phí biên tại điểm cực đại của đường chi phí trung bình
B. Giao nhau giữa đường chi phí biến đổi trung bình và đường chi phí biên cực đại của đường chi phí biến đổi trung bình
C. Giao nhau giữa đường chi phí biên với đường chi phí trung bình tại điểm cực tiểu của đường chi phí trung bình
D. Giao nhau giữa đường chi phí biên với đường chi phí biến đổi trung bình tại điểm cực tiểu của đường chi phí biến đổi trung bình

Câu 32. Khoảng cách giữa đường tổng chi phí và đường tổng chi phí biến đổi:
A. Giảm khi sản lượng tăng
B. Bằng AFC
C. Bằng TFC
D. Tăng khi sản lượng giảm

Câu 33. Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ :
A. Chi phí biên
B. Chi phí trung bình
C. Chi phí biến đổi trung bình
D. Chi phí cố định trung bình

Câu 34. Khi năng suất biên đạt cực đại thì chi phí biên sẽ:
A. Đạt cực đại
B. Đạt cực tiểu
C. Tăng dần
D. Giảm dần

Câu 35. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) thể hiện:
A. Độ dốc của đường tổng sản lượng.
B. Độ dốc của đường đẳng phí.
C. Độ dốc của đường đẳng lượng.
D. Độ dốc của đường ngân sách.

Câu 36. Trong các đường chi phí dưới đây, đường nào có dạng là đường thẳng.
A. Đường chi phí biến đổi.
B. Đường chi phí trung bình.
C. Đường chi phí cố định.
D. Đường chi phí biên tế.

Câu 37. Khi năng suất trung bình tăng thì chi phí biến đổi trung bình sẽ:
A. Tăng
B. Đạt cực tiểu
C. Giảm
D. Đạt cực đại

Câu 38. Các loại chi phí sau, loại nào là biến phí trong ngắn hạn?
A. Chi phí mua sắm thiết bị mới.
B. Tiền thuê đất.
C. Tiền lương trả cho lao động trực tiếp.
D. Lãi vay để mua sắm máy móc.

Câu 39. Trong ngắn hạn, khi sản lượng đầu ra tăng mà chi phí biên đang tăng dần đồng thời chi phí biến đổi trung bình đang giảm dần, khi đó:
A. MC < AVC
B. MC > AVC
C. MC > AFC
D. MC < AC

Câu 40. Khi đường chi phí biên dài hạn nằm trên đường chi phí trung bình dài hạn thì:
A. Đường chi phí trung bình dài hạn dốc xuống
B. Đường chi phí trung bình dài hạn dốc lên
C. Đường chi phí trung bình dài hạn đạt cực tiểu
D. Đường chi phí trung bình dài hạn đạt cực đại.**

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)