Trắc nghiệm Toán lớp 6: Bài 36 – Góc là một trong những đề thi thuộc Chương 8 – Những hình học cơ bản trong chương trình Toán lớp 6. Đây là chuyên đề quan trọng giúp học sinh làm quen và hiểu rõ hơn về khái niệm góc, cách xác định một góc trong thực tiễn cũng như phân biệt các loại góc như góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.
Để làm tốt phần trắc nghiệm Bài 36: Góc, học sinh cần nắm vững:
- Khái niệm góc và tên gọi các yếu tố của góc (đỉnh, cạnh).
- Cách sử dụng thước đo góc để đo chính xác số đo của một góc.
- Nhận biết các loại góc dựa trên số đo.
- Ứng dụng kiến thức về góc trong thực tế và trong các bài toán hình học cơ bản.
Đây là bước nền cực kỳ quan trọng để học sinh tiếp cận các kiến thức hình học nâng cao hơn trong những lớp sau. Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 36: Góc
Câu 1: Chọn câu sai
A. Góc là hình gồm hai tia chung gốc
B. Hai tia chung gốc tạo thành góc bẹt
C. Hai góc bằng nhau có số đo bằng nhau
D. Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau
Câu 2: Cho hình vẽ sau, chọn câu đúng
A. Góc xOy, đỉnh O, cạnh Ox và Oy
B. Góc xyO, đỉnh O, cạnh Ox và Oy
C. Góc Oxy, đỉnh O, cạnh Ox và Oy
D. Góc xOy, đỉnh y, cạnh Ox và Oy
Câu 3: Kể tên các cạnh của góc xOz
A. Ox và Oy
B. Oy và Oz
C. Ox và Oz
D. Đáp án khác
Câu 4: Điểm trong của góc xOy trong hình vẽ là
A. Điểm N
B. Điểm M và N
C. Điểm M
D. Đáp án khác
Câu 5: Cho 9 tia chung gốc (không có tia nào trùng nhau) thì số góc tạo thành là
A. 16
B. 72
C. 36
D. 42
Câu 6: Góc bẹt có trong hình là
A. ∠ xAB
B. ∠ xBy
C. ∠ xAy
D. Tất cả đáp án trên
Câu 7: Cho n (n ≥ 2) tia chung gốc, trong đó không có hai tia nào trùng nhau. Nếu có 28 góc tạo thành thì n bằng bao nhiêu?
A. 8
B. 6
C. 7
D. 9
Câu 8: Cho n (n ≥ 2) tia chung gốc, trong đó không có hai tia nào trùng nhau. Nếu có 36 góc tạo thành thì n bằng bao nhiêu?
A. 8
B. 6
C. 7
D. 9
Câu 9: Chọn câu sai.
A. Góc là hình gồm hai tia chung gốc
B. Hai tia chung gốc tạo thành góc bẹt
C. Hai góc bằng nhau có số đo bằng nhau
D. Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau
Câu 10: Cho 9 tia chung gốc (không có tia nào trùng nhau) thì số góc tạo thành là:
A. 16
B. 72
C. 36
D. 42
Câu 11: Điểm trong của góc xOy là.
A. Điểm M và N.
B. Điểm N.
C. Điểm A, B.
D. Điểm M và P.
Câu 12: Lấy điểm H thuộc đoạn AB, nhận định nào dưới đây đúng?
A. H nằm ngoài góc xOy.
B. H nằm trong góc xOy.
C. Điểm H và N là hai điểm nằm trong góc xOy.
D. Đáp án khác.
Câu 13: Lấy điểm Q nằm trên đường thẳng AB nhưng không thuộc đoạn thẳng AB. Nhận định nào sau đây sai?
A. N và Q không nằm trong góc xOy.
B. Điểm Q nằm trong góc xOy.
C. Cả hai đáp án trên.
D. Đáp án khác.
Câu 14: Cho góc xOy khác góc bẹt, tia Oz nằm giữa hai tia Ox; Oy. Tia Ot nằm giữa hai tia Ox, Oz. Lấy điểm A ∈ Ox; B ∈ Oy, đường thẳng AB cắt tia Oz; Ot theo thứ tự là M và N. Chọn câu sai?
A. Điểm N nằm trong góc xOz.
B. Điểm M nằm trong góc yOt.
C. Điểm A nằm trong góc tOz.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 15: Vẽ hai đường thẳng cắt nhau tại H. Số góc tạo thành là
A. 6 góc.
B. 9 góc.
C. 12 góc.
D. 15 góc.
Câu 16: Hình ảnh của một góc trong thực tế là
A. Compa được mở.
B. Chiếc kéo được mở.
C. Cái bập bênh.
D. Đáp án A và B.
Câu 17: Cho trước 4 tia chung gốc O. Vẽ thêm 3 tia gốc O không trùng với các tia cho trước. Hỏi đã tăng thêm bao nhiêu góc đỉnh O?
A. 3.
B. 6.
C. 15.
D. 18.
Câu 18: Giả sử có n (n ≥ 2) đường thẳng đồng quy tại O thì số góc tạo thành là
A. 2n(n – 1).
B. n(n – 1).
C. 2n(2n – 1).
D. n(2n – 1).
Câu 19: Lấy điểm H thuộc đoạn AB, nhận định nào dưới đây đúng?
A. Đáp án khác.
B. Điểm H và N là hai điểm nằm trong góc xOy.
C. H nằm trong góc xOy.
D. H nằm ngoài góc xOy.
Câu 20: Lấy điểm Q nằm trên đường thẳng AB nhưng không thuộc đoạn thẳng AB. Nhận định nào sau đây sai?
A. Đáp án khác.
B. Cả hai đáp án trên.
C. Điểm Q nằm trong góc xOy.
D. N và Q không nằm trong góc xOy.
Câu 21: Chọn phát biểu đúng.
A. Góc có số đo 120o là góc vuông.
B. Góc có số đo 80o là góc tù.
C. Góc có số đo 100o là góc nhọn.
D. Góc có số đo 150o là góc tù.
Câu 22: Cho trước 4 tia chung gốc O. Vẽ thêm 3 tia gốc O không trùng với các tia cho trước. Hỏi đã tăng thêm bao nhiêu góc đỉnh O?
A. 3.
B. 6.
C. 15.
D. 18.
Câu 23: Góc được tạo bởi
A. Hai đoạn thẳng phân biệt có chung một điểm đầu.
B. Hai tia phân biệt có chung gốc.
C. Hai đường thẳng bất kỳ.
D. Hai tia cùng phương.
Câu 24: Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia đó gọi là gì?
A. Cạnh của góc
B. Số đo của góc
C. Đỉnh của góc
D. Đường phân giác
Câu 25: Trong góc xOy, tia Ox và tia Oy được gọi là gì của góc?
A. Gốc của góc
B. Cạnh của góc
C. Đỉnh của góc
D. Trung điểm của góc