600 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô – Phần 1

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

600 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô là một bộ đề cương giúp sinh viên ôn tập nắm vững kiến thức quan trọng về môn học Kinh tế vĩ mô như những câu hỏi xoay quanh các khái niệm cốt lõi của kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, thất nghiệp, chính sách tài khóa và tiền tệ. Bộ đề cương này được tổng hợp từ đề thi của các trường đại học có chuyên ngành kinh tế và được biên soạn vào năm 2023 bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm, phù hợp với sinh viên chuyên ngành kinh tế, đặc biệt là những ai muốn củng cố kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và hoàn thành các câu hỏi trong bộ đề cương này nhé

Tổng hợp 600 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô – Phần 1

Câu 1: Khoản mục nào dưới đây không được coi là mua hàng của chính phủ:
a) Chính phủ mua một máy bay ném bom.
b) Khoản tiền trợ cấp xã hội mà bà của bạn nhận được.
c) Chính phủ xây một con đê mới.
d) Thành phố Hà Nội tuyển dụng thêm một nhân viên cảnh sát mới.

Câu 2: Thành phần lớn nhất trong GDP của Việt Nam là:
a) Tiêu dùng.
b) Đầu tư.
c) Mua hàng của chính phủ.
d) Xuất khẩu ròng.

Câu 3: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản tiền mà thành phố Hà Nội chi để nâng cấp các đường giao thông nội thị được tính là:
a) Tiêu dùng.
b) Đầu tư.
c) Mua hàng của chính phủ.
d) Xuất khẩu ròng.

Câu 4: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chi tiêu của các hộ gia đình mua nhà ở mới được tính là:
a) Tiêu dùng.
b) Đầu tư.
c) Mua hàng của chính phủ.
d) Xuất khẩu ròng.

Câu 5: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP cho năm 2006, một lô hàng may mặc được sản xuất vào năm 2006 và được bán trong năm 2007 được tính là:
a) Tiêu dùng.
b) Mua hàng của chính phủ.
c) Đầu tư.
d) Xuất khẩu ròng.

Câu 6: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chi trả lương cho công nhân viên chức làm việc cho bộ máy quản lý nhà nước được tính là:
a) Tiêu dùng.
b) Đầu tư.
c) Mua hàng của chính phủ.
d) Không được tính vào GDP.

Câu 7: Khoản mục nào sau đây không được tính một cách trực tiếp trong GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu?
a) Dịch vụ giúp việc mà một gia đình thuê.
b) Dịch vụ tư vấn luật mà một gia đình thuê.
c) Sợi bông mà công ty dệt 8-3 mua và dệt thành vải.
d) Giáo trình bán cho sinh viên.

Câu 8: Khoản mục nào sau đây được tính một cách trực tiếp trong GDP theo cách tiếp cận chi tiêu?
a) Công việc nội trợ.
b) Hoạt động mua bán ma tuý bất hợp pháp.
c) Giá trị hàng hóa trung gian.
d) Dịch vụ tư vấn.

Câu 9: Những khoản mục nào sau đây sẽ được tính vào GDP năm nay?
a) Máy in mới sản xuất ra trong năm nay được một công ty xuất bản mua.
b) Máy tính cá nhân sản xuất trong năm trước được một sinh viên mua để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ.
c) Một chiếc ôtô mới được nhập khẩu từ nước ngoài.
d) Nhà máy giày Thượng Đình vừa xuất khẩu một lô hàng được sản xuất từ năm trước.

Câu 10: Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP năm 2006 của Việt Nam?
a) Một chiếc xe đạp sản xuất năm 2006 tại công ty xe đạp Thống nhất.
b) Dịch vụ cắt tóc trong năm 2006.
c) Dịch vụ của nhà môi giới bất động sản trong năm 2006.
d) Một căn hộ được xây dựng năm 2005 và được bán lần đầu tiên trong năm 2006.

Câu 11: Những khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của năm nay?
a) Máy tính cá nhân sản xuất từ năm trước được một sinh viên mua để chuẩn bị cho thi học kỳ.
b) Một chiếc ôtô mới được nhập khẩu từ nước ngoài.
c) Nhà máy giày Thượng Đình vừa xuất khẩu một lô hàng được sản xuất từ năm trước.
d) Tất cả các câu trên.

Câu 12: Câu bình luận về GDP nào sau đây là sai?
a) GDP có thể được tính bằng cách sử dụng giá cả hiện hành hoặc giá cả năm gốc.
b) Cả hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng đều được tính vào GDP.
c) Chỉ tính những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ nghiên cứu.
d) GDP không tính các hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.

Câu 13: Tổng sản phẩm trong nước có thể được tính bằng tổng của:
a) Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng tiêu dùng.
b) Chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận.
c) Đầu tư, tiền lương, lợi nhuận, và hàng hoá trung gian.
d) Hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, hàng hoá trung gian, chuyển giao thu nhập và tiền thuê.

Câu 14: Tổng sản phẩm trong nước không thể được tính bằng tổng của:
a) Tiêu dùng, chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận.
b) Đầu tư, tiền lương, lợi nhuận, và hàng hóa trung gian.
c) Hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, hàng hóa trung gian, chuyển giao thu nhập và tiền thuê.
d) Tất cả các câu trên.

Câu 15: GDP danh nghĩa:
a) Được tính theo giá của năm gốc.
b) Được tính theo giá cố định.
c) Được sử dụng để phản ánh sự thay đổi của phúc lợi kinh tế theo thời gian.
d) Được tính theo giá hiện hành.

Câu 16: Nếu bạn muốn so sánh sản lượng giữa hai năm, bạn cần dựa vào:
a) GDP thực tế.
b) GDP danh nghĩa.
c) GDP tính theo giá cố định của năm gốc.
d) A và C đúng.

Câu 17: Câu nào dưới đây phản ánh sự khác nhau giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế?
a) GDP thực tế chỉ bao gồm hàng hoá, trong khi GDP danh nghĩa bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ.
b) GDP thực tế được tính theo giá cố định của năm gốc, trong khi GDP danh nghĩa được tính theo giá hiện hành.
c) GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa trừ đi khấu hao.
d) GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa nhân với chỉ số điều chỉnh GDP.

Câu 18: Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi giá cả của mọi hàng hoá đều tăng gấp đôi, khi đó:
a) Cả GDP danh nghĩa và GDP thực tế đều không thay đổi.
b) GDP thực tế không đổi, trong khi GDP danh nghĩa giảm một nửa.
c) GDP thực tế không đổi, còn GDP danh nghĩa tăng gấp đôi.
d) GDP thực tế tăng gấp đôi, còn GDP danh nghĩa không đổi.

Câu 19: Nếu mức sản xuất không thay đổi và giá của mọi sản phẩm đều tăng gấp đôi so với năm gốc, khi đó chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) bằng:
a) 50
b) 100
c) 200
d) Không đủ thông tin để tính.

Câu 20: GDP thực tế đo lường theo mức giá ___________, còn GDP danh nghĩa đo lường theo mức giá ___________
a) Năm hiện hành, năm cơ sở.
b) Năm cơ sở, năm hiện hành.
c) Của hàng hóa trung gian, của hàng hóa cuối cùng.
d) Quốc tế, trong nước.

Câu 21: Khi tính GDP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng?
a) Chi tiêu của chính phủ với tiền lương.
b) Lợi nhuận công ty và tiền lãi nhận được từ việc cho công ty vay tiền.
c) Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu chính phủ.
d) Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu chính phủ.

Câu 22: Giá trị gia tăng của một công ty được tính bằng:
a) Doanh thu của công ty đó.
b) Lợi nhuận của công ty đó.
c) Giá trị tổng sản lượng trừ đi chi tiêu mua các sản phẩm trung gian.
d) Bằng 0 xét trong dài hạn.

Câu 23: Giả sử gia đình bạn mua một căn hộ mới với giá 1,5 tỉ đồng và dọn đến đó ở. Trong tài khoản thu nhập quốc dân, chi tiêu cho tiêu dùng sẽ:
a) Tăng 1,5 tỉ đồng.
b) Tăng 1,5 tỉ đồng chia cho số năm bạn sẽ ở trong căn nhà đó.
c) Tăng một lượng bằng giá cho thuê của một căn hộ tương tự.
d) Không thay đổi.

Câu 24: Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bởi công thức:

a) GDP danh nghĩa chia cho GDP thực tế.
b) GDP danh nghĩa nhân với GDP thực tế.
c) GDP danh nghĩa trừ đi GDP thực tế.
d) GDP danh nghĩa cộng với GDP thực tế.

Câu 25: Chỉ số điều chỉnh GDP có thể tăng trong khi GDP thực tế giảm. Trong trường hợp này, GDP danh nghĩa sẽ:
a) Tăng.
b) Giảm.
c) Không thay đổi.
d) Có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi.

Câu 26: Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi giá cả của mọi hàng hoá đều giảm một nửa, khi đó:
a) Cả GDP danh nghĩa và GDP thực tế đều không thay đổi.
b) GDP thực tế không đổi, trong khi GDP danh nghĩa giảm một nửa.
c) GDP thực tế không đổi, còn GDP danh nghĩa tăng gấp đôi.
d) GDP thực tế giảm một nửa, còn GDP danh nghĩa không đổi.

Câu 27: Nếu mức sản xuất không thay đổi và mọi giá cả đều giảm một nửa so với năm gốc, khi đó chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) có giá trị bằng:
a) 50
b) 100
c) 200
d) Không đủ thông tin để tính.

Câu 28: Khoản tiền 100 triệu USD do Hãng hàng không quốc gia Việt Nam chi để mua máy bay sản xuất tại Mỹ được tính vào GDP của Việt Nam được tính như thế nào theo cách tiếp cận chi tiêu?
a) Đầu tư tăng 100 triệu USD.
b) Tiêu dùng tăng 100 triệu USD.
c) Đầu tư giảm 100 triệu USD.

Câu 29: Một công ty vừa mua chiếc xe CAMRY sản xuất tại Nhật Bản với giá 1 tỉ đồng. Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam được tính như thế nào theo cách tiếp cận chi tiêu?
a) Đầu tư tăng 1 tỉ đồng.
b) Tiêu dùng tăng 1 tỉ đồng.
c) Xuất khẩu ròng tăng 1 tỉ đồng.

Câu 30: Gia đình bạn vừa mua chiếc xe Honda Accord sản xuất tại Nhật Bản với giá 800 triệu đồng. Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam được tính như thế nào theo cách tiếp cận chi tiêu?
a) Đầu tư tăng 800 triệu đồng.
b) Tiêu dùng tăng 800 triệu đồng.
c) Đầu tư giảm 800 triệu đồng.

Tham khảo thêm phần tiếp theo của bộ đề 600 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô tại đây:
600 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô phần 2
600 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô phần 3
600 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô phần 4
600 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô phần 5

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)