Câu Hỏi Ôn Tập Trắc Nghiệm Môn Luật Hiến Pháp Chương 2

Năm thi: 2023
Môn học: Luật Hiến pháp
Trường: Đại học Luật TP.HCM
Người ra đề: PGS. TS. Lê Thị Thanh Hương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 45 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Luật
Năm thi: 2023
Môn học: Luật Hiến pháp
Trường: Đại học Luật TP.HCM
Người ra đề: PGS. TS. Lê Thị Thanh Hương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 45 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Luật

Mục Lục

Câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp Chương 2 là tài liệu thiết yếu thuộc bộ môn Luật Hiến pháp dành cho sinh viên ngành Luật để nắm vững các kiến thức chuyên sâu về hệ thống tổ chức và cơ cấu quyền lực của nhà nước. Chương 2 thường tập trung vào việc phân tích cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, chức năng của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan này trong hệ thống chính trị.

Tài liệu này có thể được sử dụng trong chương trình giảng dạy tại nhiều trường đại học luật uy tín, chẳng hạn như trường Đại học Luật TP.HCM. Các giảng viên phụ trách môn học này, như PGS. TS. Lê Thị Thanh Hương, thường có kinh nghiệm thực tiễn và lý thuyết phong phú trong lĩnh vực Luật Hiến pháp, giúp sinh viên hiểu sâu hơn về cấu trúc quyền lực nhà nước và các nguyên tắc vận hành của nó.

Những câu hỏi trắc nghiệm trong chương này giúp sinh viên củng cố kiến thức về vai trò, chức năng của các cơ quan nhà nước, từ Quốc hội, Chính phủ đến Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát. Đề thi này đặc biệt hữu ích cho sinh viên năm thứ hai, khi các em đã có nền tảng từ chương 1 và cần phát triển hiểu biết về cách thức tổ chức và vận hành của hệ thống quyền lực nhà nước.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá các câu hỏi ôn tập này và thử sức với các bài kiểm tra ngay lập tức!

Câu Hỏi Ôn Tập Trắc Nghiệm Môn Luật Hiến pháp Chương 2

Câu 1: Việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được bắt đầu từ bản Hiến pháp nào?
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Hiến pháp năm 1980
D. Hiến pháp năm 1992

Câu 2: Việc nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý là biểu hiện của…..
A. Hình thức dân chủ trực tiếp.
B. Hình thức dân chủ đại diện.
C. Hình thức dân chủ gián tiếp.
D. Các đáp án còn lại đều sai.

Câu 3: Cơ chế tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Nhà nước Việt Nam là……
A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
B. Đảng quản lý, Nhà nước lãnh đạo, Nhân dân làm chủ.
C. Đảng lãnh đạo, Nhà nước làm chủ, Nhân dân tham gia quản lý.
D. Đảng làm chủ, Nhà nước lãnh đạo, Nhân dân tham gia quản lý.

Câu 4: Trong hệ thống chính trị nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giữ vị trí, vai trò……
A. Chỗ dựa vững chắc của Nhà nước.
B. Cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
C. Trung tâm của hệ thống chính trị.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.

Câu 5: Chế độ kinh tế được quy định trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành:
A. Nền kinh tế Việt Nam với ba hình thức sở hữu, sáu thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo.
B. Nền kinh tế Việt Nam với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
C. Nền kinh tế Việt Nam với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
D. Nền kinh tế Việt Nam với ba hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giữ vai trò chủ đạo.

Câu 6: Vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị:
A. Đảng vừa giữ vai trò lãnh đạo, vừa quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
B. Đảng giữ vai trò lãnh đạo đưa ra đường lối, chủ trương đối với hệ thống chính trị.
C. Đảng thực hiện quản lý xã hội dưới sự lãnh đạo toàn diện của nhà nước.
D. Đảng và nhà nước cùng tham gia lãnh đạo và quản lý xã hội.

Câu 7: Quy định của Hiến pháp Việt Nam về chế độ sở hữu đất đai:
A. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai; đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
B. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác có quyền sở hữu đối với đất đai.
C. Đất đai thuộc sở hữu tư nhân.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.

Câu 8: Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị:
A. Nhà nước lãnh đạo Đảng và xã hội một cách toàn diện và tuyệt đối.
B. Nhà nước lãnh đạo hệ thống chính trị bằng đường lối, chủ trương.
C. Nhà nước quản lý xã hội bằng chính sách và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Cùng với Đảng, Nhà nước tham gia quản lý xã hội.

Câu 9: Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm các tổ chức:
A. Đảng Cộng sản – Đoàn thanh niên – Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
B. Đảng Cộng sản – Nhà nước – Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
C. Đảng Cộng sản – Nhà nước – các đoàn thể chính trị, xã hội.
D. Đảng Cộng sản và các đoàn thể chính trị, xã hội.

Câu 10: Khái niệm “chế độ chính trị” được hiểu là….
A. Cơ cấu, tổ chức của các dạng chính trị trong hệ thống chính trị.
B. Toàn bộ phương pháp, cách thức, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
C. Hoạt động của các đảng chính trị trong hệ thống chính trị.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.

Câu 11: Nhận định nào đúng về sự xuất hiện của đảng chính trị?
A. Đảng chính trị tồn tại trong tất cả các chế độ xã hội.
B. Đảng chính trị xuất hiện từ thời kỳ phong kiến chuyên chế.
C. Đảng chính trị chỉ xuất hiện từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ.
D. Đảng chính trị chỉ xuất hiện và tồn tại trong chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Câu 12: Khẳng định nào đúng về hệ thống chính trị ở Việt Nam?
A. Hệ thống chính trị là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
B. Hệ thống chính trị là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương; Đảng Cộng sản; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
C. Hệ thống chính trị là hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
D. Hệ thống chính trị là hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; các đơn vị sự nghiệp.

Câu 13: Tổ chức nào giữ vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, tập hợp đoàn kết các lực lượng trong xã hội?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
D. Liên đoàn lao động Việt Nam

Câu 14: Nền kinh tế thị trường ở nước ta được ghi nhận từ bản Hiến pháp nào?
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Hiến pháp năm 1980
D. Hiến pháp năm 1992

Câu 15: Chính thể Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 1946 là:
A. Việt Nam dân chủ cộng hòa
B. Cộng hòa dân chủ nhân dân
C. Việt Nam cộng hòa
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Câu 16: Theo quy định của Hiến pháp, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình chủ yếu bằng cách……
A. Bầu trực tiếp đại biểu của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
B. Tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước.
C. Bầu trực tiếp chức danh lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
D. Bầu trực tiếp các chức danh lãnh đạo của Nhà nước.

Câu 17: Tổ chức nào có vai trò tổ chức các hội nghị hiệp thương và giám sát các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Tòa án nhân dân tối cao
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 18: Bản chất của Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp hiện hành là…..
A. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
B. Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
D. Nhà nước “kiểu mới”.

Câu 19: Hiến pháp quy định “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.” là biểu hiện tập trung chủ yếu của…..
A. Nguyên tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.
B. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
D. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Câu 20: Hiến pháp không có quy tắc tồn tại trong hình thức chính thể nào?
A. Quân chủ đại nghị
B. Quân chủ chuyên chế
C. Cộng hòa đại nghị
D. Cộng hòa dân chủ nhân dân

Câu 21: Chế độ sở hữu đất đai của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là…..
A. Chế độ sở hữu toàn dân.
B. Chế độ sở hữu tư nhân.
C. Chế độ sở hữu tập thể.
D. Các đáp án còn lại đều đúng

Câu 22: Tổ chức nào là trung tâm của hệ thống chính trị?
A. Đảng Cộng sản
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. Nhà nước
D. Các tổ chức chính trị – xã hội

Câu 23: Đối tượng thực hành nền dân chủ ở Việt Nam là……..
A. Toàn bộ nhân dân lao động.
B. Liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
C. Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
D. Của giai cấp cầm quyền.

Câu 24: Nhận định nào sai về phương pháp lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội?
A. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng cách đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách.
B. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng cách ban hành pháp luật.
C. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng sự gương mẫu của các đảng viên.
D. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục không cưỡng chế.

Câu 1: Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm:
A. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Hội cựu chiến binh; Hội nông dân.
B. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội Phật giáo Việt Nam; Hiệp hội thanh niên Việt Nam; Hội trạng lưới liên đồ; Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
C. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội Phật giáo Việt Nam; Hiệp hội thanh niên Việt Nam; Hội trạng lưới liên đồ; Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
D. Hiệp hội thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Hội chữ thập đỏ.

Câu 2: Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của ………
A. Quân đội.
B. Toàn dân.
C. Đảng và Nhà nước.
D. Lực lượng vũ trang.

Câu 3: Số lượng các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là….
A. 4 tổ chức.
B. 5 tổ chức.
C. 6 tổ chức.
D. 7 tổ chức.

Câu 4: Phương pháp cai trị dân chủ tồn tại trong:
A. Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa; kiểu nhà nước tư sản
B. Kiểu nhà nước phong kiến; kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
C. Kiểu nhà nước chủ nô; kiểu nhà nước phong kiến
D. Tất cả các kiểu nhà nước

Câu 5: Theo Hiến pháp năm 2013, nước CHXHCN Việt Nam do ai làm chủ?
A. Nhân dân làm chủ.
B. Dân tộc Việt Nam làm chủ.
C. Nhà nước làm chủ.
D. Quốc hội làm chủ.

Câu 6: Tổ chức nào trong hệ thống chính trị thực hiện vai trò phản biện xã hội?
A. Đảng Cộng sản
B. Nhà nước
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
D. Hội luật gia Việt Nam

Câu 7: Trong hệ thống chính trị của nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vị trí, vai trò là……..
A. Trung tâm của hệ thống chính trị.
B. Lãnh đạo hệ thống chính trị.
C. Cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.

Câu 8: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với…..
A. Nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
B. Hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
C. Hình thức sở hữu toàn dân; kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
D. Các đáp án còn lại đều sai.

Câu 9: Đặc trưng của chế độ kinh tế vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường:
A. Đã vần đề cơ bản của nền kinh tế (sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối cho ai?) đều thuộc thẩm quyền và do nhà nước tổ chức thực hiện.
B. Vấn đề tiền lương và giá cả trong nền kinh tế do nhà nước quy định.
C. Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất và phân phối bằng các kế hoạch chỉ tiêu pháp lệnh.
D. Nhà nước tích cực chủ động vào tham gia điều tiết nền kinh tế.

Câu 10: Có thể hiểu khái quát chính trị là….
A. Công việc chung của xã hội.
B. Công việc của nhà nước, công việc của xã hội liên quan đến hoạt động cai trị của nhà nước đối với xã hội.
C. Toàn bộ các hoạt động của xã hội.
D. Các hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội.

Câu 11: Tổ chức nào không phải là tổ chức chính trị – xã hội?
A. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
B. Hội chữ thập đỏ Việt Nam
C. Hội cựu chiến binh Việt Nam
D. Hội nông dân Việt Nam

Câu 12: Đảng Cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát về những quyết định của mình trước……
A. Nhân dân.
B. Quốc hội.
C. Chính phủ.
D. Tòa án nhân dân tối cao

Câu 13: Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản có vị trí, vai trò là……..
A. Hạt nhân của hệ thống chính trị.
B. Đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
C. Lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.

Câu 14: Chế định “chế độ chính trị” được quy định trong ngành luật nào?
A. Ngành luật hiến pháp
B. Ngành luật hành chính
C. Ngành luật hình sự
D. Các đáp án còn lại đều đúng

Câu 15: Khẳng định nào đúng về hình thức sở hữu khi so sánh Hiến pháp năm 2013 và Hiến pháp năm 1992?
A. Cả Hiến pháp năm 2013 và Hiến pháp năm 1992 đều quy định đa dạng các hình thức sở hữu.
B. Cả Hiến pháp năm 2013 và Hiến pháp năm 1992 đều quy định cụ thể các hình thức sở hữu.
C. Hiến pháp năm 2013 quy định đa dạng các hình thức sở hữu; Hiến pháp năm 1992 quy định đa dạng các hình thức sở hữu.
D. Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể các hình thức sở hữu; Hiến pháp năm 1992 quy định đa dạng các hình thức sở hữu.

Câu 16: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của……
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
C. Người lao động.
D. Giai cấp công nhân và người lao động.

Câu 17: Nguyên tắc: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội” được quy định trong bản Hiến pháp nào của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Hiến pháp năm 1959
B. Hiến pháp năm 1980
C. Hiến pháp năm 1992
D. Hiến pháp năm 2013

Câu 18: Đặc trưng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung:
A. Đã vần đề lớn của nền kinh tế (sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối cho ai?) đều thuộc thẩm quyền và do nhà nước tổ chức thực hiện.
B. Nhà nước sự thống các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh để quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất và phân phối.
C. Các quy luật kinh tế thị trường không được khuyến khích, không có môi trường để hoạt động.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.

Câu 19: Khẳng định nào đúng về thành phần kinh tế khi so sánh Hiến pháp năm 2013 và Hiến pháp năm 1992?
A. Cả Hiến pháp năm 2013 và Hiến pháp năm 1992 đều quy định đa dạng các thành phần kinh tế.
B. Cả Hiến pháp năm 2013 và Hiến pháp năm 1992 đều quy định cụ thể các thành phần kinh tế.
C. Hiến pháp năm 2013 quy định đa dạng các thành phần kinh tế; Hiến pháp năm 1992 quy định cụ thể các thành phần kinh tế.
D. Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể các thành phần kinh tế; Hiến pháp năm 1992 quy định đa dạng các thành phần kinh tế.

Câu 105: Nguyên tắc chung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền:
A. Cơ quan, công chức nhà nước, công dân và các tổ chức khác được làm mọi điều mà pháp luật không cấm.
B. Cơ quan, công chức nhà nước được làm những gì mà pháp luật cho phép; công dân và các tổ chức khác được làm những gì mà pháp luật không cấm.
C. Cơ quan, công chức nhà nước được làm mọi điều mà pháp luật không cấm; công dân và các tổ chức khác được làm những gì mà pháp luật cho phép.
D. Cơ quan, công chức nhà nước, công dân và các tổ chức khác được làm những gì mà pháp luật cho phép.

Câu 106: Hãy xác định tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động?
A. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
B. Công đoàn Việt Nam.
C. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
D. Hội nông dân Việt Nam.

Câu 107: Những lĩnh vực phát triển nào được Hiến pháp quy định là quốc sách hàng đầu?
A. Phát triển giáo dục; phát triển y tế.
B. Phát triển giáo dục; phát triển khoa học và công nghệ; phát triển văn hóa – nghệ thuật.
C. Phát triển khoa học và công nghệ; phát triển kinh tế.
D. Phát triển giáo dục; phát triển khoa học và công nghệ.

Câu 108: Về mặt tổ chức, chính thể Việt Nam hiện nay có nhiều điểm giống với….
A. Chính thể cộng hòa tổng thống.
B. Chính thể cộng hòa đại nghị.
C. Chính thể cộng hòa lưỡng tính.
D. Chính thể quân chủ lập hiến.

Câu 109: Hãy xác định tổ chức chính trị – xã hội?
A. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
B. Hiệp hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Nhà nước Việt Nam.

Câu 110: Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua:
A. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ.
B. Tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước.
C. Đào tạo và giới thiệu những Đảng viên vào cơ quan nhà nước.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)