Câu Hỏi Ôn Tập Trắc Nghiệm Môn Luật Hiến Pháp Chương 3

Năm thi: 2023
Môn học: Luật Hiến pháp
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Người ra đề: ThS. Phạm Văn Hòa
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 45 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Luật
Năm thi: 2023
Môn học: Luật Hiến pháp
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Người ra đề: ThS. Phạm Văn Hòa
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 45 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Luật

Mục Lục

Câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp Chương 3 là đề cương hữu ích thuộc bộ môn Luật Hiến pháp, giúp sinh viên ngành Luật nắm vững các quy định về quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp. Chương 3 thường tập trung vào phân tích các quyền cơ bản của con người, như quyền tự do ngôn luận, quyền bình đẳng trước pháp luật, và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong mối quan hệ với nhà nước.

Tài liệu này có thể được sử dụng trong chương trình giảng dạy của các trường đại học luật, chẳng hạn như trường Đại học Luật Hà Nội. Các giảng viên như ThS. Phạm Văn Hòa, người có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy về quyền con người, thường đảm nhiệm hướng dẫn sinh viên nghiên cứu sâu về nội dung chương này.

Những câu hỏi trắc nghiệm trong chương này giúp sinh viên củng cố hiểu biết về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp Việt Nam. Điều này rất quan trọng để sinh viên hiểu rõ hơn về cách Hiến pháp bảo vệ quyền lợi của cá nhân và trách nhiệm của công dân đối với xã hội. Đề cương này phù hợp cho sinh viên năm thứ hai hoặc năm thứ ba, khi các em đã nắm vững kiến thức cơ bản về Hiến pháp.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu sâu hơn về các quyền con người và quyền công dân qua những câu hỏi ôn tập này và tham gia kiểm tra ngay lập tức!

Câu Hỏi Ôn Tập Trắc Nghiệm Môn Luật Hiến pháp Chương 3

Câu 1: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là……
A. Những quyền và nghĩa vụ cơ bản được nhà nước quy định trong Hiến pháp.
B. Những quyền và nghĩa vụ cơ bản được nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật liên quan.
C. Những quyền và nghĩa vụ cho từng người, từng hoàn cảnh cụ thể được Nhà nước quy định trong Hiến pháp.
D. Những quyền và nghĩa vụ cho từng người, từng hoàn cảnh cụ thể được nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật liên quan.

Câu 2: Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể…”, thuộc nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền về chính trị.
B. Nhóm quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân.
C. Nhóm quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội.
D. Không thuộc nhóm quyền nào.

Câu 3: Nhận định nào sai về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Là những quyền và nghĩa vụ cơ bản được Nhà nước quy định trong Hiến pháp.
B. Được Hiến pháp quy định cho tất cả mọi công dân hoặc cho cả một tầng lớp, một giai cấp.
C. Được Hiến pháp quy định cho từng người trong từng hoàn cảnh cụ thể.
D. Thường xuất phát từ quyền con người.

Câu 4: Quyền tự do kinh doanh theo quy định của Hiến pháp năm 2013, có nghĩa là……
A. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, trừ người nước ngoài.
B. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, trừ cán bộ, công chức.
C. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, trừ đảng viên.
D. Các đáp án còn lại đều sai.

Câu 5: Nhận định nào đúng về việc hiến định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Tất cả quyền con người đều được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ.
B. Quyền con người thường xuất phát từ quyền công dân.
C. Quyền con người do Hiến pháp quy định.
D. Quyền công dân thường xuất phát từ quyền con người.

Câu 6: Chế định “Quyền tự do chiếu của công dân” và nguyên tắc “Tự do hợp đồng” lần đầu tiên được kiểu nhà nước nào tuyên bố và ghi nhận trong hiến pháp và pháp luật?
A. Nhà nước chủ nô
B. Nhà nước phong kiến
C. Nhà nước tư sản
D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Câu 7: Khẳng định nào là đúng khi so sánh về chủ thể kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của quyền tự do kinh doanh theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Hiến pháp năm 1992?
A. Hiến pháp năm 2013 rộng hơn Hiến pháp năm 1992 về chủ thể kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.
B. Hiến pháp năm 2013 hẹp hơn Hiến pháp năm 1992 về ngành nghề kinh doanh.
C. Hiến pháp năm 2013 rộng hơn Hiến pháp năm 1992 về chủ thể kinh doanh, nhưng Hiến pháp năm 2013 hẹp hơn Hiến pháp năm 1992 về ngành nghề kinh doanh.
D. Hiến pháp năm 2013 hẹp hơn Hiến pháp năm 1992 về chủ thể kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.

Câu 8: Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở…”, thuộc nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền về chính trị
B. Nhóm quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân
C. Nhóm quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội
D. Không thuộc nhóm quyền nào

Câu 9: Quyền con người, quyền công dân được tổ chức nào công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
B. Nhà nước
C. Quốc hội
D. Chính phủ

Câu 10: Quyền cơ bản nào của công dân lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013?
A. Quyền biểu tình
B. Quyền sống trong môi trường trong lành
C. Quyền lập hội
D. Quyền tự do tín ngưỡng

Câu 11: Hiến pháp Việt Nam nào đặt nghĩa vụ công dân lên trước quyền công dân?
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Hiến pháp năm 1980
D. Hiến pháp năm 1992

Câu 12: Nguyên tắc xác định quốc tịch cho công dân Việt Nam là:
A. Nguyên tắc huyết thống.
B. Nguyên tắc lãnh thổ (nơi sinh).
C. Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu (quốc tịch theo thỏa thuận).
D. Là sự kết hợp linh hoạt của cả ba nguyên tắc.

Câu 13: Quyền cơ bản nào của công dân lần đầu được ghi nhận trong Hiến pháp 2013?
A. Quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
B. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
C. Quyền xác định dân tộc
D. Quyền hưởng thụ văn hóa

Câu 14: Hiến pháp năm 2013 không quy định quyền:
A. Quyền thừa kế.
B. Quyền sở hữu đất đai.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền bí mật về thư tín, điện tín.

Câu 15: Nhận định nào đúng về quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Quyền và nghĩa vụ là hai mặt của quyền làm chủ của công dân.
B. Công dân muốn được hưởng quyền thì phải gánh vác nghĩa vụ tương ứng.
C. Thực hiện nghĩa vụ là đảm bảo cho quyền được thực hiện.
D. Các đáp án còn lại đều đúng

Câu 16: Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe…”, thuộc nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền về chính trị
B. Nhóm quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân
C. Nhóm quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội
D. Không thuộc nhóm quyền nào

Câu 17: Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có……..
A. Quyền nộp thuế theo luật định.
B. Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
C. Trách nhiệm nộp thuế theo luật định.
D. Nhiệm vụ nộp thuế theo luật định.

Câu 18: Khẳng định nào đúng về quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân?
A. Quyền công dân thường là quyền con người làm cơ sở.
B. Quyền công dân phải phù hợp với quyền con người.
C. Quyền con người và quyền công dân xuất hiện đồng thời.
D. Quyền con người và quyền công dân đều do nhà nước quy định.

Câu 19: Nhận định nào đúng về quan hệ giữa Nhà nước và công dân về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Nhà nước đảm bảo cho công dân những quyền lợi hợp pháp nhưng cũng đòi hỏi công dân thực hiện nghĩa vụ.
B. Khi một người thực hiện nghĩa vụ của mình tức là đảm bảo cho người khác thực hiện quyền lợi của họ.
C. Khi Nhà nước thực hiện nghĩa vụ là nhằm đảm bảo cho công dân thực hiện quyền của mình và ngược lại.
D. Các đáp án còn lại đều đúng

Câu 20: Khẳng định nào đúng về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và nghĩa vụ được Nhà nước quy định trong Hiến pháp.
B. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thường xuất phát từ quyền con người.
C. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cơ sở chủ yếu xác định địa vị pháp lý của công dân, là cơ sở cho mọi quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi một công dân.

Câu 1: Quyền của công dân được phân thành các nhóm:
A. Quyền tự do chính trị; quyền dân chủ; quyền kinh tế, văn hóa – xã hội.
B. Quyền chính trị; quyền tự do, dân chủ; quyền kinh tế, văn hóa – xã hội.
C. Quyền chính trị; quyền kinh tế; quyền xã hội.
D. Quyền chính trị; quyền kinh tế; quyền tự tưởng.

Câu 2: Khẳng định nào đúng về sự hình thành của quyền con người, quyền công dân?
A. Quyền con người và quyền công dân đều do nhà nước quy định.
B. Quyền con người và quyền công dân đều xuất phát từ tự nhiên.
C. Quyền con người xuất phát từ tự nhiên, còn quyền công dân do nhà nước quy định.
D. Quyền con người do nhà nước quy định, còn quyền công dân xuất phát từ tự nhiên.

Câu 3: Nhận định nào đúng về sự bình đẳng trong quan hệ giữa quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân?
A. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân xuất phát từ sự bình đẳng về quyền con người.
B. Sự bình đẳng về quyền con người xuất phát từ sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
C. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có sự bình đẳng tuyệt đối.
D. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có sự bình đẳng; quyền con người không có sự bình đẳng.

Câu 4: Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam:
A. Không thể bị quốc hữu hóa.
B. Có thể bị quốc hữu hóa trong bất cứ trường hợp nào.

Câu 5: Theo Hiến pháp năm 2013, chủ thể nào có quyền tự do kinh doanh?
A. Công dân Việt Nam
B. Mọi người
C. Công dân Việt Nam, người có quốc tịch nước ngoài
D. Cá nhân, tổ chức có quốc tịch Việt Nam

Câu 6: Đối với công dân Việt Nam, bảo vệ tổ quốc là…..
A. Nghĩa vụ.
B. Quyền.
C. Quyền và nghĩa vụ.
D. Các đáp án còn lại đều sai

Câu 7: Hãy xác định nguyên tắc hiến định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Nguyên tắc tính hiện thực của quyền và nghĩa vụ của công dân.
B. Nguyên tắc cơ bản về đảm bảo cho quyền công dân phải được Nhà nước đảm bảo.
C. Nguyên tắc tôn trọng quyền con người.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.

Câu 8: Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan nhà nước…”, thuộc nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền về chính trị
B. Nhóm quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân
C. Nhóm quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội
D. Các đáp án còn lại đều đúng

Câu 9: Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 có đoạn: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng….”, là sự ghi nhận về…..
A. Quyền con người.
B. Quyền con người và quyền công dân.
C. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
D. Quyền công dân.

Câu 10: “Quyền tự do, bình đẳng, bác ái” trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp 1789, là sự biểu hiện của……
A. Quyền công dân.
B. Quyền con người và quyền công dân.
C. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
D. Các đáp án còn lại đều sai.

Câu 11: Chế định quyền con người lần đầu tiên được ghi nhận ở bản Hiến pháp Việt Nam nào?
A. Hiến pháp năm 1959
B. Hiến pháp năm 1980
C. Hiến pháp năm 1992
D. Hiến pháp năm 2013

Câu 12: Hội đồng nhân dân thành phố ĐN (là thành phố trực thuộc trung ương) ra Nghị quyết dừng đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với những người không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân nói trên vi phạm quyền nào của công dân đã được hiến định?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
B. Quyền lao động
C. Quyền tự do cư trú, đi lại
D. Quyền sống trong môi trường trong lành

Câu 13: Khẳng định nào đúng về quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân?
A. Quyền con người phải xuất phát từ quyền công dân.
B. Quyền con người thường lấy quyền công dân làm cơ sở.
C. Quyền con người phải phù hợp với quyền công dân.
D. Các đáp án còn lại đều sai

Câu 14: Tuyên ngôn nhân quyền xuất chính thức hiện từ…..
A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Cách mạng tư sản.
C. Thời kỳ chiếm hữu nô lệ.
D. Các đáp án còn lại đều sai

Câu 15: Ủy ban nhân dân thành phố HN (thành phố trực thuộc trung ương) ban hành Quyết định, theo đó xe gắn máy muốn nhập khẩu không được vào thành phố A. Giả sử Quyết định đó được coi là bất hợp hiến thì đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân?
A. Quyền tự do kinh doanh
B. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
C. Quyền tự do đi lại, cư trú
D. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Câu 16: Nhận định nào đúng về tính chất giai cấp của quyền con người và quyền công dân?
A. Quyền con người có tính giai cấp.
B. Quyền công dân và quyền con người không có mối liên hệ với nhau.
C. Quyền công dân có tính giai cấp.
D. Các nhận định còn lại đều sai.

Câu 17: Bộ trưởng Bộ D ban hành Quyết định theo đó mỗi người chỉ được sở hữu 01 xe gắn máy (được đăng ký 01 xe gắn máy). Giả sử Quyết định đó được coi là bất hợp hiến thì đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân được quy định trong Hiến pháp?
A. Quyền mua bán tài sản
B. Quyền đăng ký phương tiện
C. Quyền sở hữu tài sản
D. Quyền tặng cho tài sản

Câu 18: Nhận định nào đúng về quyền con người và quyền công dân?
A. Quyền công dân là quyền được làm công dân của một quốc gia, một vùng lãnh thổ.
B. Quyền con người (hay nhân quyền) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.
C. Quyền công dân do nhà nước quy định dựa trên cơ sở quyền con người.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.

Câu 19: Quyền nào được Hiến pháp ghi nhận nhưng chưa được Quốc hội cụ thể hóa bằng văn bản luật?
A. Quyền tự do tín ngưỡng
B. Quyền biểu tình
C. Quyền khiếu nại, tố cáo
D. Quyền tham gia quản lý nhà nước

Câu 20: Quyền nào chưa được Hiến pháp Việt Nam ghi nhận?
A. Quyền biểu tình
B. Quyền hiến bộ phận cơ thể người, quyền hiến xác
C. Quyền lập hội

Câu 101: Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào có thẩm quyền bảo vệ quyền con người, quyền công dân?
A. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
B. Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước
C. Quốc hội, Tòa án nhân dân
D. Quốc hội, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Câu 102: Cán bộ A của cơ quan nhà nước B tham gia (ngoài giờ hành chính) biểu tình ôn hòa để bày tỏ sự phản đối về một vấn đề chính trị-xã hội trong nước, nhưng bị cơ quan B kiểm điểm và kỷ luật, với lập luận là nước ta chưa có Luật biểu tình nên việc tham gia biểu tình là vi phạm pháp luật. Vậy anh A có vi phạm pháp luật khi tham gia biểu tình?
A. Không vi phạm pháp luật
B. Vi phạm hình sự
C. Vi phạm hành chính
D. Vi phạm kỷ luật

Câu 103: Hãy cho biết trong các quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013, quyền nào chưa thể thực hiện được trên thực tế?
A. Quyền học tập
B. Quyền tham gia quản lý nhà nước
C. Quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội
D. Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội

Câu 104: Thời điểm một cá nhân có quốc tịch và phát sinh tư cách công dân là……..
A. Khi cá nhân đó được sinh ra.
B. Khi cá nhân đó được đăng ký khai sinh.
C. Khi cá nhân đó từ đủ 18 tuổi.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)