Ôn tập thi thử THPT – Đề thi thử Đại Học 2025 môn Lịch sử THPT Như Thanh – Thanh Hóa là một trong những đề tiêu biểu thuộc bộ Thi thử Sử THPT – Đại Học trong chương trình Ôn tập thi thử THPT.
Được biên soạn bởi tổ chuyên môn trường THPT Như Thanh (tỉnh Thanh Hóa), đề thi bám sát cấu trúc và định hướng đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia 2025 của Bộ GD&ĐT. Với 40 câu trắc nghiệm khách quan, đề kiểm tra toàn diện các chuyên đề cốt lõi của chương trình Lịch sử lớp 12 như: phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc giai đoạn 1930–1975, thời kỳ thống nhất và đổi mới đất nước sau 1975, và lịch sử thế giới hiện đại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đề thi được thiết kế với độ phân hóa hợp lý, từ câu hỏi cơ bản đến các câu vận dụng – vận dụng cao, giúp học sinh rèn luyện tư duy phân tích, khả năng liên hệ thực tiễn và phản xạ nhanh trong phòng thi. Đây là một tài liệu ôn tập thực tiễn, phù hợp cho giai đoạn tăng tốc ôn luyện nước rút.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn luyện tập với đề thi này và nâng cao sự tự tin để chinh phục môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2025!
- Số trang: 4 trang
- Hình thức: 100% trắc nghiệm
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI:
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 40. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1. Một trong những mục tiêu của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương là
A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. bảo vệ quyền lợi của các nước thắng trận.
C. đẩy mạnh hợp tác quân sự giữa các nước.
D. ngăn chặn sự tái diễn của chủ nghĩa phát xít.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo.
B. Thủ tiêu hoàn toàn các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học.
C. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
D. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trong một thế giới đa cực hiện nay?
A. Vừa cạnh tranh, vừa hợp tác nhằm vươn lên và khẳng định vị thế của mình.
B. Tăng cường chạy đua vũ trang, hợp tác quân sự để giữ vững độc lập dân tộc.
C. Tham gia tất cả các liên minh quân sự trên thế giới nhằm đảm bảo an ninh.
D. Chỉ thiết lập quan hệ với các nước có cùng chế độ và trình độ phát triển.
Câu 4. Quốc gia nào sau đây tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Phi-líp-pin.
B. Việt Nam.
C. Cam-pu-chia.
D. Mi-an-ma.
Câu 5. Qua các giai đoạn phát triển từ năm 1967 đến nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đều
A. tập trung hợp tác kinh tế nội khối nhằm phát huy tiềm lực của các nước.
B. tiến hành quan hệ hợp tác giữa mười nước thành viên vì lợi ích chung.
C. coi trọng vấn đề chính trị – an ninh ở khu vực Đông Nam Á.
D. phát huy vai trò là trung tâm kinh tế – tài chính lớn của châu Á.
Câu 6. Các nước ASEAN thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 trong bối cảnh
A. mọi tranh chấp trên Biển Đông đã được giải quyết triệt để.
B. Cộng đồng ASEAN đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
C. xu thế liên kết khu vực và toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện.
D. ASEAN đã kết nạp đủ tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 7. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, quốc gia nào sau đây ở châu Á đã vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực?
A. Mỹ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Nhật Bản.
Câu 8. Nội dung nào sau đây là biểu hiện của xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế từ đầu thế kỉ XXI đến nay?
A. Các trung tâm quyền lực vươn lên khẳng định sức mạnh trên nhiều lĩnh vực.
B. Các liên minh quân sự xuất hiện ngày càng nhiều và ra sức chạy đua vũ trang.
C. Liên Xô trở thành cường quốc kinh tế, khoa học – kĩ thuật đứng đầu thế giới.
D. Mĩ đã thiết lập được trật tự thế giới “đơn cực” và giữ vai trò lãnh đạo.
Câu 9. Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh là
A. sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền.
B. sự xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính.
C. quá trình hình thành các trung tâm kinh tế – tài chính Tây Âu và Nhật Bản.
D. sự phát triển của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới.
Câu 10. Mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN thịnh vượng và hòa bình ở Đông Nam Á được nêu trong
A. Hội nghị I-an-ta.
B. Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển.
C. Hội nghị quốc tế về Đông Dương.
D. Tuyên bố Băng Cốc (1967).
Câu 11. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh
A. trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ.
B. Chiến tranh lạnh đã chấm dứt.
C. nhiều tổ chức hợp tác khu vực ra đời.
D. chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
Câu 12. Nội dung nào sau đây là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN?
A. Cộng đồng Quân sự – An ninh ASEAN.
B. Cộng đồng văn hoá – xã hội ASEAN.
C. Cộng đồng Kinh tế – xã hội ASEAN.
D. Cộng đồng Quốc phòng – An ninh ASEAN.
Câu 13. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.
C. Thắng lợi của Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít.
D. Sự linh hoạt của các cấp bộ Đảng trong chỉ đạo khởi nghĩa.
Câu 14. Sự kiện nào đã mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần hai của thực dân Pháp?
A. Quân Pháp mở cuộc tấn công ta ở căn cứ địa Việt Bắc.
B. Quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ.
C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, tắt điện.
D. Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
Câu 15. Những tỉnh nào dưới đây giành chính quyền sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Bắc Giang, Hải Dương, Bình Định, Quảng Nam.
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
C. Quảng Ngãi, Quảng Nam, Hà Tĩnh,Quảng Bình.
D. Bắc Giang, Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Câu 16. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1945-1954) thắng lợi là do nguyên nhân khách quan nào?
A. Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển.
B. Tinh thần đoàn kết, liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
C. Hậu phương rộng lớn vững chắc về mọi mặt.
D. Thực dân Pháp không còn tham vọng xâm lược nước ta.
Câu 17. Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là
A. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.
B. tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.
C. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao.
D. kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Câu 18. Đâu không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam ?
A. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động.
B. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.
C. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.
D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Câu 19. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng
A. không mang tính bạo lực.
B. có tính dân chủ điển hình.
C. không mang tính cải lương.
D. chỉ mang tính chất dân tộc.
Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Giải quyết thành công mọi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội thuộc địa.
B. Lật đổ chế độ phong kiến và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ cũ.
C. Đóng góp vào cuộc đấu tranh chống phát xít của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Đóng góp vào sự nghiệp chung của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Câu 21. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, địa phương nào sau đây giành chính quyền muộn nhất?
A. Bắc Giang.
B. Thái Nguyên.
C. Hà Tiên.
D. Sài Gòn.
Câu 22. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến dịch nào sau đây?
A. Chiến dịch Tây Nguyên.
B. Chiến dịch Việt Bắc.
C. Chiến dịch Trị Thiên.
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 23. Trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 khẳng định không có tính chất
A. chính nghĩa.
B. nhân dân.
C. tự quyết.
D. toàn diện.
Câu 24. Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam cho thấy hậu phương của chiến tranh nhân dân
A. bao gồm nhiều loại hình và địa bàn nhưng không bao gồm vùng sau lưng địch.
B. được tạo ra từ sức mạnh tổng hợp, trong đó quân sự là yếu tố tiên quyết.
C. là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực tổng hợp để kháng chiến lâu dài.
D. có ranh giới không gian rạch ròi với tiền tuyến và đối xứng với tiền tuyếnh2>
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Kỳ thi nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
- Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Kết quả kỳ thi là căn cứ để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh.
- Đánh giá chất lượng giáo dục: Kết quả kỳ thi cũng là một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy và học của các cơ sở giáo dục phổ thông, cũng như công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
- Cung cấp dữ liệu cho tuyển sinh: Kết quả kỳ thi cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Lịch Sử không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Lịch Sử