Ôn tập thi thử THPT – Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử 2025 – THPT Chuyên Đại học Vinh Lần 2 là một trong những đề nổi bật trong bộ Thi thử Sử THPT – Đại Học thuộc chương trình Ôn tập thi thử THPT.
Được biên soạn bởi trường THPT Chuyên Đại học Vinh – đơn vị có truyền thống đào tạo mũi nhọn về các môn xã hội tại khu vực Bắc Trung Bộ, đề thi lần 2 này mang tính học thuật cao, bám sát theo đề minh họa THPT Quốc gia 2025 của Bộ GD&ĐT. Với 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đề kiểm tra toàn diện kiến thức lớp 12, bao gồm các chuyên đề trọng điểm:
-
Phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến 1975,
-
Công cuộc thống nhất đất nước và đổi mới sau 1975,
-
Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến đầu thế kỷ XXI.
Điểm nổi bật của đề là mức độ phân hóa rõ rệt, đặc biệt có nhiều câu hỏi vận dụng và vận dụng cao đòi hỏi học sinh phải vận dụng tư duy logic, khả năng so sánh, phân tích nguyên nhân – hệ quả và liên hệ thực tiễn lịch sử. Đây là tài liệu ôn tập cực kỳ giá trị dành cho học sinh khá – giỏi và những em hướng đến các trường đại học top đầu.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn thử sức với đề thi này và chuẩn bị thật vững vàng để bứt phá với môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2025!
- Số trang: 4 trang
- Hình thức: 100% trắc nghiệm
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI:
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 40. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1. Trong bước thứ nhất của kế hoạch Nava, thực dân Pháp thực hiện giữ thế phòng ngự chiến lược ở
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Nam Đông Dương.
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những điều kiện dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929?
A. Phong trào đấu tranh của công nhân đã hoàn toàn chuyển sang tự giác.
B. Sự chuyển biến về lập trường tư tưởng của tầng lớp tiểu tư sản trí thức.
C. Giai cấp công nông đảo nhất trong xã hội ở Việt Nam đã có hệ tư tưởng riêng.
D. Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước đã được giải quyết một cách triệt để.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không là điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga?
A. Lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định thắng lợi.
B. Đi từ khởi nghĩa vũ trang sang đấu tranh hòa bình.
C. Đều sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.
D. Khởi nghĩa ở nông thôn đóng vai trò quyết định thắng lợi.
Câu 4. Phong trào Cần Vương ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Khuynh hướng vô sản đã được du nhập vào Việt Nam.
B. Ở Việt Nam đã xuất hiện giai cấp tư sản và tiểu tư sản.
C. Pháp đang tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương.
D. Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
Câu 5. Mốc đánh dấu sự “trở về” Châu Á của Nhật Bản là
A. Học thuyết Tan-na-ca (1973).
B. Học thuyết Phu-cư-đa (1977).
C. Học thuyết Ko-zu-mi (1998).
D. Học thuyết Hasimoto (1997).
Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đóng góp của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?
A. Tạo cơ sở cho sự ra đời của các tổ chức yêu nước theo các khuynh hướng khác nhau.
B. Chuẩn bị điều kiện cho giai cấp vô sản thành lập chính đảng.
C. Xây dựng lực lượng cách mạng hùng hậu để thành lập chính đảng vô sản.
D. Xây dựng khối liên minh công – nông và hình thức mặt trận thống nhất chung.
Câu 7. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam vì đã
A. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.
B. làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ chấp nhận đàm phán ở Pari.
C. buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh và rút quân về nước.
Câu 8. Giai đoạn 1945-1950, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Chống chủ nghĩa khủng bố.
B. Khôi phục kinh tế
C. Chống chủ nghĩa phát xít.
D. Đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã
A. đưa chính quyền về tay giai cấp tư sản.
B. lật đổ chế độ phong kiến.
C. xoá bỏ chế độ nô lệ.
D. thiết lập nhà nước vô sản.
Câu 10. Trong đường lối đổi mới đất nước (1986) ở Việt Nam là về
A. xã hội.
B. chính trị.
C. kinh tế.
D. văn hóa.
Câu 11. Chính quyền Xô Viết được thành lập sau Cách mạng Tháng Hai (1917) ở Nga là chính quyền của giai cấp
A. Tư sản.
B. Tiểu tư sản.
C. Địa chủ.
D. Công nhân.
Câu 12. Yếu tố nào sau đây là biểu hiện của chiến tranh lạnh?
A. Các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính ra đời.
B. Mĩ thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”.
C. Sự hình thành hai khối quân sự NATO và VACSAVA.
D. Xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ
Câu 13. Giai cấp nào sau đây ở Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp?
A. Tư sản.
B. Địa chủ.
C. Nông dân.
D. Công nhân.
Câu 14. Năm 1975, Định ước Henxinki được ký kết là một trong những biểu hiện của xu thế:
A. Toàn cầu hóa.
B. Hòa hoãn.
C. Bắt hợp tác.
D. Đối đầu.
Câu 15. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Mĩ dựng lên chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp các châu lục.
C. Quân Nhật Bản mở rộng xâm lược các nước Đông Dương.
D. Kinh tế Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc.
Câu 16. Cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam đã diễn ra cuộc đấu tranh nào sau đây?
A. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
B. Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói.
C. Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
D. Khởi nghĩa Hương Khê chống Pháp.
Câu 17. Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của quốc gia nào sau đây bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại?
A. Mĩ
B. Xingapo.
C. Thái Lan.
D. Trung Quốc
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. Phát xít Đức, Italia, Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn.
B. Các nước chống phát xít đã giành thắng lợi.
C. Phe đồng minh chống phát xít hình thành.
D. Trật tự thế giới hai cực Ianta được thiết lập
Câu 19. Bắt đầu từ những năm 1936-1939?
A. Tập hợp trung đầu tranh công khai.
B. chuyển sang bí mật, bất hợp pháp.
C. kết hợp hợp pháp với bất hợp pháp.
D. kết hợp bí mật với bất hợp pháp.
Câu 20. So với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) Mĩ tiến hành ở Việt Nam có sự khác biệt về
A. Lực lượng tham chiến trên chiến trường.
B. âm mưu chống phá cách mạng miền Nam.
C. loại hình chiến tranh xâm lược thực dân.
D. Lực lượng cố vấn và phương tiện chiến tranh.
Câu 21. Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có đóng góp như thế nào đối với hòa bình và an ninh trên thế giới?
A. Buộc quân đội phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh.
B. Góp phần vào quá trình giải quyết các vấn đề của phe đồng minh ở Đông Nam Á.
C. Giúp Pháp khôi phục địa vị của mình ở Đông Nam Á.
D. Trực tiếp đánh đổ chế độ phát xít ở một nước thuộc địa.
Câu 22. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi bùng nổ sớm nhất ở nơi nào sau đây?
A. Ăng -gô- la.
B. Môdămbích
C. Bắc Phi
D. Nam Phi.
Câu 23. Sự kiện nào sau đây không diễn ra trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)?
A. Anh, Mĩ phản công tiêu diệt quân Nhật Bản ở châu Á.
B. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
C. Hồng quân Liên Xô phản công tiêu diệt phát xít Đức.
D. Phe phát xít phản công tiêu diệt hoàn toàn phe Đồng minh.
Câu 24. Cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mĩ trong ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là:
A. Hà Nội.
B. Quảng Trị.
C. Đà Nẵng.
D. Sài Gòn.
Câu 25. Trong những năm 1949, quốc gia châu Á nào sau đây đã tuyên bố thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa?
A. Ai Cập.
B. Cuba
C. Singapo.
D. Trung Quốc.
Câu 26. Năm 1949, quốc gia châu Á nào sau đây đã tuyên bố thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa?
A. Ai Cập.
B. Cuba
C. Singapo.
D. Trung Quốc.
Câu 27. Thực tiễn quá trình xây dựng các mặt trận dân tộc thống nhất trong tiến trình cách mạng Việt Nam (1930-1975) cho thấy
A. mặt trận là một tổ chức liên hiệp luôn có sự thống nhất trong đa dạng.
B. các thành viên tự nguyện tham gia mặt trận, do nhà nước trực tiếp quản lí.
C. mặt trận là một khối đoàn kết không có mâu thuẫn và đấu tranh trong nội bộ.
D. mặt trận được xây dựng thành công là nhờ xóa bỏ các mâu thuẫn giai cấp.
Câu 28. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), Nhật Bản
A. do quân đội Liên Xô chiếm đóng.
B. là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
C. do quân đội Mĩ chiếm đóng.
D. chia thành hai miền ở vĩ tuyến 38.
Câu 29. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở quốc gia nào sau đây?
A. Bờ Biển Ngà.
B. Tây Ban Nha.
C. Xingapo.
D. Việt Nam.
Câu 30. Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam có tính thống nhất cao vì một trong những lí do nào sau đây?
A. Có sự lãnh đạo trực tiếp của Quốc tế cộng sản.
B. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước Đông Âu.
C. Có đội tiên phong của giai cấp vô sản lãnh đạo.
D. Thực hiện nhiệm vụ số một là đòi tự do, dân chủ.
Câu 31. Sự xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế – tài chính từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, là một trong những biểu hiện của xu thế
A. đơn cực.
B. toàn cầu hóa.
C. hòa hoãn tam thời.
D. đối đầu Đông – Tây.
Câu 32. Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của Đảng Cộng sản Đông Dương khi mở chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950?
A. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
B. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
C. Làm phá sản kế hoạch của Pháp
D. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
Câu 33. Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỷ XX, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế – chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
A. Liên hợp quốc (UN).
B. Liên minh châu Âu (EU).
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
D. Cộng đồng châu Âu (EC).
Câu 34. Quốc gia nào sau đây tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Trung Quốc.
B. Liên Xô.
C. Thái Lan.
D. Hàn Quốc.
Câu 35. Trong Chính sách kinh tế mới (1921), nhà nước Nga có vai trò như thế nào?
A. Chỉ quản lí một số ngành kinh tế quan trọng.
B. Lũng đoạn và chi phối nền kinh tế quốc dân.
C. Giao cho tư nhân nắm giữ các ngành kinh tế chủ chốt.
D. Quản lí và điều tiết nền kinh tế quốc dân.
Câu 36. Với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương “hòa để tiến” với thế lực ngoại xâm nào?
A. Tưởng
B. Anh.
C. Pháp
D. Nhật.
Câu 37. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?
A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
B. Miền Bắc giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.
C. Chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ.
D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh.
Câu 38. Nhận xét nào sau đây đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam?
A. Mục tiêu công duy nhất là tiêu diệt các tập đoàn quân chủ lực của đối phương
B. Là đỉnh cao của chiến tranh nhân dân với sự kết hợp chiến tranh du kích, chính quy.
C. Là cuộc tiến công đầu tiên đã biến hậu cứ của địch thành chiến trường của ta.
D. Là cuộc tổng khởi nghĩa với mục tiêu chính là giành chính quyền về tay nhân dân.
Câu 39. Một trong những thách thức của các nước Tây Âu trong quá trình phát triển những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
A. Phải đối mặt với sự bao vây, cấm vận của Mĩ.
B. Phải giúp đỡ các thuộc địa khôi phục kinh tế.
C. Không nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô.
D. Sự cạnh tranh quyết liệt từ Mĩ và Nhật Bản.
Câu 40. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1945-1954)?
A. Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, mở rộng.
B. Đường lối kháng chiến chống Pháp đúng đắn.
C. Tinh thần đoàn kết của toàn quân và toàn dân.
D. Sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Kỳ thi nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
- Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Kết quả kỳ thi là căn cứ để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh.
- Đánh giá chất lượng giáo dục: Kết quả kỳ thi cũng là một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy và học của các cơ sở giáo dục phổ thông, cũng như công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
- Cung cấp dữ liệu cho tuyển sinh: Kết quả kỳ thi cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Lịch Sử không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Lịch Sử