Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Lịch sử năm 2025 – THPT NGA SƠN

Năm thi: 2025
Môn học: Lịch sử
Người ra đề: Thảo Linh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn tập thi thử Đại Học
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 50 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Học sinh thi THPT QG
Năm thi: 2025
Môn học: Lịch sử
Người ra đề: Thảo Linh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn tập thi thử Đại Học
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 50 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Học sinh thi THPT QG
Làm bài thi

Ôn tập thi thử THPTĐề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 – THPT Nga Sơn là một trong những đề tiêu biểu thuộc bộ Thi thử Sử THPT – Đại Học trong chương trình Ôn tập thi thử THPT.

Đề thi do trường THPT Nga Sơn – Thanh Hóa biên soạn, bám sát theo cấu trúc và định hướng của đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia 2025 do Bộ GD&ĐT công bố. Với 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đề bao phủ toàn diện chương trình Lịch sử lớp 12, đặc biệt tập trung vào các chuyên đề trọng tâm như:

  • Tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến 1975,

  • Quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước sau năm 1975,

  • Lịch sử thế giới hiện đại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945–2000).

Đề thi có mức độ phân hóa rõ rệt, gồm các câu hỏi từ nhận biết – thông hiểu đến vận dụng – vận dụng cao. Nhiều câu yêu cầu học sinh phân tích, so sánh, đánh giá và liên hệ thực tiễn lịch sử, phù hợp với định hướng đổi mới trong đánh giá năng lực của kỳ thi THPT Quốc gia.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn thử sức với đề thi này và chuẩn bị sẵn sàng chinh phục môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2025!

  • Số trang: 4 trang
  • Hình thức: 100% trắc nghiệm
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

 

ĐỀ THI: 

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 40. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.

Câu 1: Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7 – 1973) chủ trương đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên cả ba mặt trận:
A. quân sự, ngoại giao, văn hóa.
B. quân sự, chính trị, ngoại giao.
C. chính trị, kinh tế, văn hóa.
D. quân sự, kinh tế, ngoại giao.

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây nằm trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?
A. Trà Bồng.
B. Ấp Bắc.
C. Hương Khê.
D. Ba Tơ.

Câu 3: Nghị quyết lần thứ 15 (1 -1959), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm bằng đấu tranh
A. chính trị, ngoại giao
B. chính trị, vũ trang
C. vũ trang, ngoại giao.
D. quân sự, kinh tế.

Câu 4: Lực lượng vũ trang được xây dựng ở Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là
A. Việt Nam Quang phục hội.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương
C. Việt Nam giải phóng quân.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 5: Theo phương án Maobáttơn (15-8-1947), hai nhà nước tự trị được thành lập ở Ấn Độ là
A. Ấn Độ và Nêpan.
B. Ấn Độ và Băng la đét.
C. Pakixtan và Băng-la-đét.
D. Ấn Độ và Pakixtan.

Câu 6: Trận then chốt mở màn chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là đánh vào
A. Plâyku.
B. Kon Tum.
C. Huế.
D. Buôn Ma Thuột.

Câu 7: Quốc gia đầu tiên công nhận sự tồn tại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau năm 1945 là?
A. Trung Quốc.
B. Pháp
C. Liên Xô
D. Mĩ

Câu 8: Cơ quan hành chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương năm 1945 là
A. Quỹ tiền tệ.
B. Ban thư kí.
C. Tổ chức Y tế.
D. Quỹ Nhi đồng.

Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới diễn ra đầu tiên ở khu vực nào?
A. Nam Phi.
B. Bắc Á.
C. Mĩ Latinh.
D. Đông Nam Á

Câu 10: Phong trào “Phá kho thóc giải quyết nạn đói” (1945) thu hút đông đảo nhân dân Việt Nam ở Bắc kì và Bắc Trung kì tham gia vì
A. giải quyết hoàn toàn yêu cầu ruộng đất cho nông dân.
B. đáp ứng đầy đủ yêu cầu của mọi giai cấp trong xã hội.
C. đáp ứng được yêu cầu cấp bách của quần chúng.
D. giải quyết cơ bản yêu cầu ruộng đất cho nông dân.

Câu 11: Mục đích thành lập của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925) là
A. tập hợp thanh niên yêu nước Việt Nam ở Quảng Châu-Trung Quốc.
B. lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để chống đế quốc và tay sai.
C. tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để chống đế quốc và tay sai.
D. tổ chức quần chúng đoàn kết, đấu tranh để chống đế quốc và tay sai.

Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở khu vực Mĩ Latinh có phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài là
A. Thái Lan.
B. Ai Cập.
C. Pêru.
D. Libi.

Câu 13: Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, tỉnh cuối cùng được giải phóng ở miền Nam là
A. Hà Tĩnh.
B. Đồng Nai.
C. Châu Đốc.
D. Vĩnh Long.

Câu 14: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam trong đông-xuân 1964 -1965 góp phần làm phá sản cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?
A. Bình Giã.
B. Hai Dương
C. Hà Tĩnh
D. Quảng Nam

Câu 15: Nhiệm vụ cấp thiết của Cách mạng Việt Nam sau năm 1975 là hoàn thành
A. cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô.
B. công cuộc đổi mới đất nước.
C. thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
D. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 16: Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu của Mỹ ở Đông Dương trong những năm 1951 – 1954?
A. Đưa quân đội tham chiến trực tiếp.
B. Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
C. Từng bước thay chân quân Pháp.
D. Quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.

Câu 17: Hình thức đấu tranh nào sau đây xuất hiện trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
A. Tổng khởi nghĩa vũ trang.
B. Thành lập Mặt trận dân tộc
C. Biểu tình có vũ trang tự vệ.
D. Thành lập Ủy ban hành động

Câu 18: Trong giai đoạn 1925 – 1930, tổ chức nào sau đây ra đời ở Việt Nam?
A. Việt Nam Quốc dân Đảng.
B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Liên Việt.
D. Hội cứu quốc.

Câu 19: Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 là
A. công nhân, nông dân.
B. công nhân, tiểu tư sản.
C. địa chủ, nông dân.
D. nông dân, tư sản.

Câu 20: Nội dung nào sau đây là một trong những khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
B. Nhân dân đã giành quyền làm chủ.
C. Hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ.
D. Phong trào cách mạng thế giới phát triển.

Câu 21: Quốc gia nào sau đây đi đầu thế giới trong ngành công nghiệp vũ trụ những năm 1950 – 1973?
A. Liên Xô
B. Ấn Độ
C. Mĩ
D. Nhật Bản

Câu 22: Cơ sở hạt nhân đầu tiên của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng là
A. Quan hải tùng thư
B. Nam đồng thư xã
C. Hội Phục Việt
D. Cường học thư xã

Câu 23: Trong những năm 1954 – 1975, lực lượng đồng minh của Mĩ trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam trong chiến lược
A. Việt Nam hóa chiến tranh
B. Chiến tranh cục bộ.
C. Chiến tranh đơn phương.
D. Chiến tranh đặc biệt.

Câu 24: Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là
A. không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu.
B. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc.
C. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN.
D. chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á.

Câu 25: Với thắng lợi của cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga trở thành nước
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Xã hội chủ nghĩa.
C. Cộng hòa.
D. Quân chủ lập hiến.

Câu 26: Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã
A. thành lập Việt Nam Quang phục hội.
B. thành lập Hội Duy tân.
C. mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
D. tổ chức phong trào Đông du.

Câu 27: Yếu tố khách quan nào sau đây tác động đến chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 7/1936?
A. Phong trào cách mạng Việt Nam đã được phục hồi.
B. Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.
C. Phát xít Nhật câu kết với thực dân Pháp cai trị Đông Dương.
D. Đời sống của đa số nhân dân Việt Nam còn khó khăn, cực khổ.

Câu 28: Trong thời kì 1945 – 1954, chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Rơve của thực dân Pháp?
A. Việt Bắc thu – đông năm 1947.
B. Biên giới thu – đông năm 1950.
C. Trung Lào năm 1953.
D. Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 29: Tổ chức liên kết của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 – 1925) ở Việt Nam là?
A. Búa liềm.
B. Chuông rè
C. Nhân đạo.
D. Người cùng khổ

Câu 30: Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược vì đây là kết quả của
A. quá trình tăng tiến của lực lượng sản xuất.
B. cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. mở rộng tất cả các tổ chức liên kết quốc tế.
D. việc thống nhất thị trường quốc tế cao.

Câu 31: Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?
A. Phục hồi và phát triển trở lại
B. Phát triển nhanh chóng
C. Khủng hoảng suy thoái
D. Phát triển không ổn định

Câu 32: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1930) lực lượng nào sau đây không mang tính cách mạng?
A. Công nhân
B. Tư sản mại bản.
C. Tư sản dân tộc.
D. Tiểu tư sản.

Câu 33: Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
A. loại hình chiến dịch.
B. lực lượng chủ yếu.
C. địa hình tác chiến.
D. đối tượng tác chiến.

Câu 34: Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Chưa chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của phong kiến, thực dân, phát xít.
B. Xóa bỏ triệt để mọi cơ sở kinh tế – xã hội của chế độ phong kiến.
C. Mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.

Câu 35: Nhận xét nào sau đây là đúng về đặc điểm của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam?
A. Chỉ diễn ra ở nông thôn.
B. Mục tiêu đấu tranh triệt để.
C. Phong trào có tổ chức chặt chẽ.
D. Tính chất đấu tộc điển hình.

Câu 36: Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, choc thung khẩu yêu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
B. Kháng chiến chống Mĩ.
C. Kháng chiến chống Pháp.
D. Cách mạng tháng Tám.

Câu 37: Điểm tương đồng về phương hướng tiến công trong Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Tây Nguyên (1975) của quân dân Việt Nam là
A. đánh phân tán lực lượng của kẻ địch.
B. đánh vào căn cứ cuối cùng của kẻ địch.
C. đánh vào vị trí quan trọng mà kẻ địch sơ hở.
D. thực hiện phương châm đánh nhanh thắng nhanh.

Câu 38: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỉ XX, khác biệt hoàn toàn với các nhà yêu nước tiền bối về
A. khuynh hướng chính trị
B. đối tượng cách mạng
C. mục tiêu trước mắt.
D. lực lượng cách mạng

Câu 39: So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?
A. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra khá lâu dài.
B. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế.
C. Liên kết các quốc gia nằm trong một hệ thống chính trị.
D. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc.

Câu 40: Điểm mới của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5-1941 so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. Hình thức chính quyền.
B. Phương pháp đấu tranh.
C. Giai cấp lãnh đạo.
D. Nhiệm vụ cách mạng.


Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?

Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025:

  • Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Kỳ thi nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
  • Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Kết quả kỳ thi là căn cứ để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh.
  • Đánh giá chất lượng giáo dục: Kết quả kỳ thi cũng là một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy và học của các cơ sở giáo dục phổ thông, cũng như công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
  • Cung cấp dữ liệu cho tuyển sinh: Kết quả kỳ thi cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Lịch Sử không?

Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Môn thi

Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:

– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.

– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Lịch Sử

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: