Trắc nghiệm kinh tế vi mô – Đề số 1

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vi mô
Trường: Học viện Tài chính Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Dần
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vi mô
Trường: Học viện Tài chính Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Dần
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Kinh tế vi mô – Đề số 1 là một trong những đề thi môn Kinh tế vi mô dành cho sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế, trong đó có Học viện Tài chính Hà Nội. Đề thi này được biên soạn bởi các giảng viên uy tín như PGS.TS Nguyễn Văn Dần, một chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế học vi mô. Để hoàn thành tốt bài trắc nghiệm, sinh viên cần nắm vững các kiến thức căn bản như cung cầu, thị trường cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận và các khái niệm kinh tế học quan trọng khác. Đề thi này chủ yếu hướng đến sinh viên năm thứ hai thuộc các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và tài chính. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay  nhé

Thi thử trắc nghiệm kinh tế vi mô online – Đề số 1

Câu 1: Một đường cầu sẽ không dịch chuyển nếu có sự thay đổi trong:
a. Thị hiếu và sở thích của các khách hàng.
b. Khối lượng hoặc sự phân phối thu nhập quốc dân.
c. Giá của hàng hóa đó.
d. Số lượng hoặc cơ cấu về tuổi của những người tiêu dùng.

Câu 2: Cầu có quan hệ đồng biến với thu nhập khi:
a. Các hàng hóa là hàng thứ cấp.
b. Các hàng hóa là hàng thông thường.
c. Các hàng hóa là hàng bổ sung.
d. Các hàng hóa là hàng thay thế.

Câu 3: Trong ngắn hạn, một sự tăng lên tương đối về giá của một hàng hóa sẽ làm tăng lên trong:
a. Cung về hàng hóa đó.
b. Số lượng được cầu về hàng hóa đó.
c. Số lượng được cung về hàng hóa đó.
d. Lợi nhuận của những người chủ sở hữu vốn.

Câu 4: Cầu sự tăng lên trong số lượng được cầu về một loại hàng hóa có thể do sự tăng lên trong:
a. Cung về hàng hóa.
b. Kỳ vọng về lạm phát.
c. Thu nhập của người tiêu dùng.
d. Giá của một hàng hóa thay thế.

Câu 5: Giá đĩa CD trên thị trường sẽ tăng lên nếu:
a. Cung tăng.
b. Tiến bộ kỹ thuật.
c. Nhập khẩu bị hạn chế.
d. Khách hàng chuyển sang hàng hóa thay thế là băng (tape).

Câu 6: Giá trần sẽ dẫn đến những điều dưới đây, ngoại trừ:
a. Xếp hàng.
b. Thị trường chợ đen và tham nhũng.
c. Phi hiệu quả về kinh tế.
d. Dư cung hàng hóa đó.

Câu 7: Nếu lượng người chơi giảm từ 10000 xuống 8000 khi giá vé tăng từ 6 USD lên 8 USD thì mức độ co dãn theo giá của cầu lúc này là:
a. 2,00
b. 1,29
c. 0,78
d. 0,50

Câu 8: Nếu thu nhập quốc dân tăng từ 3,75 nghìn tỷ lên 4,25 nghìn tỷ, trong khi đó doanh số bán ôt tô mới tăng từ 3 triệu lên 5 triệu chiếc hàng năm. Vậy co dãn của cầu ô tô theo thu nhập là:
a. 0,5
b. 2,0
c. 3,0
d. 4,0

Câu 9: Một hàng hóa có giá thị trường là zero cho thấy:
a. Hàng hóa đó không ai muốn mua ở bất cứ mức giá nào.
b. Một hàng hóa mà số lượng cung vượt quá số lượng cầu ở mức giá zero.
c. Một hàng hóa khan hiếm.
d. Một hàng hóa thứ cấp.

Câu 10: Một người tiêu dùng hợp lý sẽ mua một hàng hóa cho đến khi:
a. Sự chênh lệch giữa MU và P là tối đa.
b. Sự chênh lệch giữa MU và P là zero.
c. MU bằng với tổng mức thỏa dụng.
d. MU bằng với độ thỏa dụng trung bình.

Câu 11: Đường cầu điển hình của một cá nhân về một hàng hóa có:
a. Cùng độ dốc với đường thỏa dụng biên.
b. Cùng độ dốc với đường tổng mức thỏa dụng.
c. Cùng độ dốc với đường thỏa dụng trung bình.
d. Độ dốc thoải hơn đường thỏa dụng biên nếu thu nhập của người đó đang tăng lên.

Câu 12: Điều nào sau đây không phải là một sự giải thích hợp lý về một đường cầu dốc lên của hàng hóa X?
a. Mọi người sử dụng hàng hóa X chiếm tỷ lệ cao trong thu nhập của họ.
b. X là hàng hóa thứ cấp với hiệu ứng thu nhập rất mạnh.
c. Mọi người đánh giá chất lượng hàng hóa X thông qua giá của nó.
d. Mọi người mua hàng hóa X do đua đòi theo mốt.

Câu 13: Khi hai hàng hóa là thay thế nhau thì:
a. Co dãn theo giá của một trong các hàng hóa là âm.
b. Co dãn theo thu nhập của một trong các hàng hóa là âm.
c. Co dãn chéo của cầu là dương.
d. Co dãn chéo của cầu là âm.

Câu 14: Điều nào trong các điều dưới đây không có khả năng làm tăng cầu hàng hóa?
a. Giá của một hàng hóa thay thế giảm.
b. Giá của một hàng hóa bổ sung giảm.
c. Một cuộc vận động quảng cáo cho hàng hóa được phát động.
d. Thu nhập của người tiêu dùng tăng.

Câu 15: Để tối đa hóa lợi nhuận, một công ty sẽ thuê một đầu vào cho đến khi:
a. Sản phẩm biên (MP) bằng với giá (P).
b. Sản phẩm doanh thu biên (MRP) bằng với giá (P).
c. Sự chênh lệch giữa MP và P được tối đa hóa.
d. Sự chênh lệch giữa MRP và P được tối đa hóa.

Câu 16: Chi phí cố định ở mức biên (MFC) thường:
a. Tăng theo một tỷ lệ không đổi.
b. Giảm theo một tỷ lệ không đổi.
c. Giảm theo tỷ lệ tăng dần.
d. Zero

Câu 17: Một công ty tối đa hóa lợi nhuận với những đầu vào biến đổi cân bằng:
a. Tỷ lệ sản phẩm biên với giá của mỗi đầu vào.
b. Tỷ lệ chi phí biên với giá của mỗi đầu vào.
c. Sản phẩm biên với sản phẩm trung bình của mỗi đầu vào.
d. MRP của mỗi đầu vào với giá bán sản phẩm.

Câu 18: Tổng mức lợi nhuận được tối đa hóa khi:
a. Doanh thu biên vượt quá chi phí biên.
b. Doanh thu sản phẩm biên bằng với chi phí biên.
c. Lợi nhuận biên bằng zero.
d. Lợi nhuận biên bằng với chi phí biên.

Câu 19: Khi chi phí cố định tăng lên, một công ty muốn tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải:
a. Tăng giá sản phẩm bán ra.
b. Giảm các chi phí biến đổi.
c. Tăng sản lượng.
d. Để cho giá và sản lượng không đổi.

Câu 20: Phân tích biên không mang lại hiệu quả cao cho các nhà kinh doanh bởi:
a. Họ không thực sự muốn tối đa hóa lợi nhuận.
b. Họ muốn tối đa hóa doanh thu chứ không muốn tối đa hóa lợi nhuận.
c. Họ thiếu những kỹ năng toán học cần thiết.
d. Cần có những số liệu mà họ khó có thể thu thập được chúng.

Câu 21: Điều nào trong số những điều sau không phải là đặc trưng của cạnh tranh hoàn hảo?
a. Nhiều các công ty nhỏ.
b. Các sản phẩm không đồng nhất.
c. Không có rào cản gia nhập ngành.
d. Thông tin hoàn hảo

Câu 22: Một công ty cạnh tranh đang chịu thua lỗ sẽ tiếp tục sản xuất trong ngắn hạn đến khi nào:
a. Doanh thu biên còn không đổi.
b. Chi phí biên vượt quá chi phí biến đổi biên.
c. Giá vượt quá chi phí biến đổi trung bình.
d. Giá vượt quá chi phí cố định trung bình.

Câu 23: Một công ty cạnh tranh sẽ không ở trong trạng thái cân bằng dài hạn khi:
a. Lợi nhuận kinh tế không bằng zero.
b. Lợi nhuận kế toán bằng với chi phí cơ hội của vốn.
c. Giá vượt quá chi phí biến đổi trung bình.
d. Giá vượt quá chi phí cố định trung bình.

Câu 24: Chi phí kinh tế của một công ty cạnh tranh không bao gồm:
a. Chi phí cơ hội về lao động của người chủ.
b. Lợi tức trả cho các khoản vay.
c. Tiền lương của các khách hàng.
d. Giá thuê tiềm năng đất thuộc sở hữu công ty.

Câu 25: Thị trường độc quyền thuần túy đòi hỏi:
a. Một sản phẩm đồng nhất.
b. Một vài nhà sản xuất.
c. Một rào cản hiệu quả cho việc gia nhập ngành của các nhà cạnh tranh tiềm năng.
d. Chi phí trung bình dài hạn giảm dần.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)