Câu hỏi trắc nghiệm Luật Hình sự EHOU là một phần quan trọng trong đề thi của môn Luật Hình sự, được giảng dạy tại Đại học Mở Hà Nội (EHOU). Đề thi này do TS. Trần Quốc Hùng, một chuyên gia trong lĩnh vực luật hình sự, biên soạn cho kỳ thi năm 2023, dành cho sinh viên năm 3 ngành Luật Kinh tế. Nội dung đề thi bao gồm các kiến thức về những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, phân loại tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm, hình phạt và các biện pháp xử lý hình sự, nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về hệ thống luật hình sự và trách nhiệm pháp lý. Hãy khám phá ngay đề thi này và thử sức với các câu hỏi trắc nghiệm về Luật Hình sự EHOU nhé!
Câu Hỏi Trắc nghiệm Luật Hình Sự Ehou (có đáp án)
Câu 1: A trộm cắp tài sản bị phạt tù 5 năm vào 01/02/2018 nhưng do Tòa án làm thất lạc hồ sơ vụ án nên A không phải chấp hành hình phạt. Tuy nhiên, đến ngày 01/04/2018 A lại tham gia cướp tài sản. Đến thời điểm nào A không phải chấp hành bản án về tội trộm cắp tài sản trên nữa?
A) 31/03/2028
B) 31/01/2023
C) 31/01/2028
D) Phụ thuộc vào hình phạt mà A phải chấp hành về tội cướp tài sản.
Câu 2: Án treo là:
A) Biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện
B) Biện pháp tư pháp.
C) Hình phạt bổ sung.
D) Hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù.
Câu 3: Bộ luật Hình sự Việt Nam không có hiệu lực áp dụng trong trường hợp nào sau đây?
A) Pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc lợi ích của Việt Nam và không thuộc các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết.
B) Pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam.
C) Pháp nhân thương mại Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam.
D) Pháp nhân thương mại Việt Nam phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam.
Câu 4: Bộ luật hình sự Việt Nam phân hóa chế tài của mỗi tội thành nhiều khung hình phạt khác nhau là biểu hiện của nguyên tắc nào?
A) Nguyên tắc hành vi.
B) Nguyên tắc lỗi.
C) Nguyên tắc nhân đạo.
D) Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự.
Câu 5: Các giai đoạn chuẩn bị phạm tội được tính:
A) Từ khi bắt đầu tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm đến khi bắt tay vào việc thực hiện hành vi đầu tiên trong mặt khách quan của tội phạm.
B) Từ khi bắt đầu tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm đến trước khi bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.
C) Từ khi có ý định phạm tội đến khi bắt tay vào việc tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm.
D) Từ khi có ý định phạm tội đến khi đã tạo xong điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm.
Câu 6: Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là:
A) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
B) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
C) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
D) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
Câu 7: Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm ít nghiêm trọng là:
A) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
B) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
C) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
D) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
Câu 8: Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm nghiêm trọng là:
A) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
B) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
C) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
D) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
Câu 9: Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm rất nghiêm trọng là:
A) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
B) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
C) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
D) Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
Câu 10: Chỉ được coi là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nếu nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội là:
A) Do hành vi phạm tội của nạn nhân.
B) Do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân.
C) Do hành vi vi phạm pháp luật của nạn nhân.
D) Do lỗi của nạn nhân.
Câu 11: Chống tham nhũng là gì?
A) Phát hiện và xử lý tham nhũng.
B) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
C) Thực hiện các giải pháp để kiểm soát tham nhũng.
D) Phát hiện và xử lý tham nhũng; Thực hiện các giải pháp để kiểm soát tham nhũng; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Câu 12: Chủ thể của tội buôn lậu là:
A) Cá nhân và pháp nhân thương mại.
B) Người đang thi hành công vụ tại biên giới, khu phi thuế quan.
C) Người từ đủ 14 tuổi.
D) Người từ đủ 18 tuổi.
Câu 13: Chủ thể của tội giết người là:
A) Cá nhân hoặc pháp nhân thương mại.
B) Chủ thể thường.
C) Người từ đủ 14 tuổi.
D) Người từ đủ 16 tuổi.
Câu 14: Chủ thể hành vi nhận hối lộ có đặc điểm gì?
A) Người nhận hối lộ là người có chức vụ hoặc người có quyền hạn.
B) Người nhận hối lộ là người có chức vụ.
C) Người nhận hối lộ là người có quyền hạn.
D) Không có đáp án nào đúng.
Câu 15: Chủ thể hành vi tham ô có đặc điểm gì?
A) Người tham ô là người quản lý tài sản.
B) Người tham ô là người cưỡng bức người khác để lấy tài sản.
C) Người tham ô là người mua tài sản của người khác.
D) Người tham ô đã thực hiện hành vi lừa đảo.
Câu 16: Chủ trương phòng, chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay là gì?
A) Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng.
B) Chỉ thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
C) Chỉ tập trung phát hiện và xử lý tham nhũng.
D) Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng; Chỉ thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; Chỉ tập trung phát hiện và xử lý tham nhũng.
Câu 17: Chức năng của ngành luật hình sự là:
A) Bảo vệ.
B) Cả 03 phương án trên.
C) Chống và phòng ngừa tội phạm.
D) Giáo dục.
Câu 18: Có bao nhiêu hành vi có thể cấu thành tội tham nhũng theo Bộ luật hình sự năm 2015?
A) 10 hành vi.
B) 12 hành vi.
C) 7 hành vi.
D) 9 hành vi.
Câu 19: Có bao nhiêu loại người trong đồng phạm?
A) 1
B) 2
C) 3
D) 4
Câu 20: Có thể áp dụng hiệu lực trở về trước đối với Luật hình sự Việt Nam trong trường hợp:
A) Điều luật hạn chế phạm vi áp dụng án treo.
B) Điều luật hạn chế phạm vi áp dụng miễn trách nhiệm hình sự.
C) Điều luật mở rộng phạm vi miễn trách nhiệm hình sự.
D) Điều luật quy định một hình phạt nặng hơn.
Câu 21: Công dân có quyền được biết về hoạt động của địa phương nơi mình cư trú bằng cách nào?
A) Yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin.
B) Yêu cầu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn cung cấp thông tin.
C) Yêu cầu Ban Thanh tra nhân dân cung cấp thông tin.
D) Yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp thông tin.
Câu 22: Dấu hiệu địa điểm là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành cơ bản tội phạm nào?
A) Tội buôn lậu.
B) Tội lừa dối khách hàng.
C) Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.
D) Tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Câu 23: Dấu hiệu nào không bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm?
A) Dấu hiệu hành vi.
B) Dấu hiệu lỗi.
C) Dấu hiệu mục đích phạm tội.
D) Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi.
Câu 24: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu lý trí trong lỗi cố ý của những người đồng phạm?
A) Mỗi người đồng phạm chỉ biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.
B) Mỗi người đồng phạm đều biết cùng hành động với mình còn có những người khác.
C) Mỗi người đồng phạm đều biết hành vi của những người đồng phạm khác cũng nguy hiểm cho xã hội.
D) Mỗi người đồng phạm đều thấy trước được hậu quả.
Câu 25: Dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp tài sản (Điều 168):
A) Địa điểm phạm tội.
B) Động cơ phạm tội.
C) Hậu quả của tội phạm.
D) Mục đích phạm tội.
Câu 26: Để được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi phạm tội, tội phạm mà người phạm tội thực hiện phải đang ở giai đoạn:
A) Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt (chưa hoàn thành).
B) Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt (đã hoàn thành).
C) Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt (thuộc trường hợp chưa đạt vô hiệu).
D) Phạm tội chưa đạt hoặc tội phạm hoàn thành.
Câu 27: Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự là…
A) Quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân.
B) Quan hệ giữa nhà nước và nạn nhân.
C) Quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội.
D) Quan hệ giữa nhà nước với người phạm tội và nạn nhân.
Câu 28: Đối với các tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý:
A) Có thể xuất hiện giai đoạn chuẩn bị phạm tội nếu tội phạm đó là tội đặc biệt nghiêm trọng.
B) Có thể xuất hiện giai đoạn phạm tội chưa đạt.
C) Có thể xuất hiện một hoặc một số giai đoạn phạm tội cụ thể.
D) Không có các giai đoạn phạm tội.
Câu 29: Đối với hành vi đã thực hiện, người sai lầm về pháp luật:
A) Không phải chịu trách nhiệm hình sự.
B) Luôn phải chịu trách nhiệm hình sự.
C) Phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đã thực hiện có các dấu hiệu cấu thành tội phạm.
D) Phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
Câu 30: Đối với tội phạm có cầu thành hình thức thì tội phạm hoàn thành khi:
A) Người phạm tội đã gây ra hậu quả.
B) Người phạm tội đã kết thúc tội phạm.
C) Người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm.
D) Người phạm tội đã thực hiện tội phạm.
Câu 31: Đối với tội phạm có cấu thành vật chất thì tội phạm hoàn thành khi:
A) Người phạm tội đã chuẩn bị công cụ phương tiện.
B) Người phạm tội đã gây ra hậu quả.
C) Người phạm tội đã thực hiện hết hành vi khách quan.
D) Người phạm tội đã thực hiện tội phạm.
Câu 32: Dùng vũ lực là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm nào sau đây?
A) Tội cướp tài sản.
B) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
C) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
D) Tội trộm cắp tài sản.
Câu 33: Giá trị vật phạm pháp là di vật, cổ vật có giá trị bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội buôn lậu?
A) Bất kể giá trị nào.
B) 100.000.000 đồng.
C) 2.000.000 đồng.
D) 50.000.000 đồng.
Câu 34 Hàng hóa nào là đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm?
A) Cả 03 phương án trên.
B) Các chất ma túy.
C) Thuốc lá điếu nhập lậu.
D) Vũ khí quân dụng.
Câu 35: Hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản (Điều 173) có tính chất đặc trưng là:
A) Công khai.
B) Gian dối.
C) Lén lút.
D) Nhanh chóng.
Câu 36: Hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản (Điều 171) có đặc điểm đặc trưng là:
A) Công khai và nhanh chóng.
B) Gian dối.
C) Làm nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
D) Lén lút.
Câu 37: Hành vi nào sau đây là hành vi khách quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169):
A) Bắt giữ người trái phép nhằm chiếm đoạt tài sản.
B) Đe dọa sẽ dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản.
C) Dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản.
D) Lén lút chiếm đoạt tài sản.
Câu 38: Hành vi quan hệ tình dục khác không phải là hành khách quan của tội phạm nào sau đây?
A) Tội cưỡng dâm.
B) Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi
C) Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
D) Tội hiếp dâm.
Câu 39: Hành vi tham nhũng có đặc tính đặc trưng gì?
A) Gắn với việc thực hiện chức vụ, quyền hạn.
B) Thực hiện lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
C) Dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của người khác.
D) Gắn với việc thực hiện chức vụ, quyền hạn; Thực hiện lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; Dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của người khác.
Câu 40: Hậu quả nào sau đây là dấu hiệu bắt buộc được quy định trong tội bức tử?
A) Nạn nhân bị thương.
B) Nạn nhân chết.
C) Nạn nhân thiệt hại về thể chất.
D) Nạn nhân tự sát.
Câu 41: Hiếp dâm dẫn đến hậu quả chết người (điểm d khoản 3 Điều 141 BLHS) là trường hợp:
A) Lỗi với hành vi của người phạm tội là vô ý và lỗi đối với hậu quả chết người là cố ý.
B) Lỗi với hành vi và hậu quả đều là cố ý.
C) Lỗi với hậu quả chết người là lỗi cố ý.
D) Lỗi với hậu quả chết người là lỗi vô ý.
Câu 42: Hình phạt nào sau đây có thể tuyên độc lập đối với người phạm tội:
A) Cấm cư trú.
B) Phạt tiền.
C) Quản chế.
D) Tịch thu tài sản.
Câu 43: Hình phạt nào sau đây không áp dụng cho pháp nhân thương mại phạm tội:
A) Cấm cư trú.
B) Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
C) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
D) Phạt tiền.
Câu 44: Hình phạt nào sau đây không thể tuyên độc lập đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
A) Cấm huy động vốn.
B) Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
C) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
D) Phạt tiền.
Câu 45: Hình phạt tiền không được áp dụng đối với tội phạm nào sau đây:
A) Tội cướp tài sản.
B) Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
C) Tội sử dụng trái phép tài sản.
D) Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Câu 46: Khách thể của tội buôn lậu là:
A) Cả 3 phương án trên.
B) Chính sách quản lí về ngoại thương của nhà nước.
C) Chính sách quản lí xuất nhập khẩu của nhà nước.
D) Trật tự quản lí hành chính ở khu vực biên giới.
Câu 47: Tình tiết nào sau đây không thuộc về giai đoạn chuẩn bị phạm tội?
A) Mua sắm công cụ phạm tội.
B) Nói chuyện với bạn thân về ý định phạm tội của mình.
C) Tìm người cảnh giới cho mình.
D) Vẽ sơ đồ địa điểm sẽ thực hiện tội phạm.
Câu 48: Tổ chức nào có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng?
A) Các tổ chức chính trị; Các tổ chức chính trị – xã hội; Các tổ chức xã hội nghề nghiệp, Các hiệp hội.
B) Các tổ chức chính trị.
C) Các tổ chức chính trị – xã hội.
D) Các tổ chức xã hội nghề nghiệp, Các hiệp hội.
Câu 49: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định hậu quả của tội phạm phải ở mức độ tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm?
A) 11% trở lên.
B) 30% trở lên.
C) 31% trở lên.
D) 61% trở lên.
Câu 50: Tội cướp tài sản (Điều 168) hoàn thành khi:
A) Người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản.
B) Người phạm tội đã gây ra hậu quả với nạn nhân.
C) Người phạm tội đã thực hiện hành vi chiếm đoạt.
D) Người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản.
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.