Câu hỏi trắc nghiệm Vật liệu cơ khí – Phần 1 là một trong những đề thi quan trọng thuộc môn Vật liệu cơ khí được giảng dạy tại nhiều trường đại học kỹ thuật hàng đầu, điển hình như Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đề thi này do PGS.TS Nguyễn Văn Dũng, một giảng viên kỳ cựu trong lĩnh vực cơ khí, biên soạn cho kỳ thi năm 2023, nhắm đến sinh viên năm thứ 2 ngành Kỹ thuật Cơ khí.
Để giải quyết tốt các câu hỏi trong đề, sinh viên cần nắm vững các kiến thức cơ bản về tính chất cơ học, cấu trúc và ứng dụng của các loại vật liệu khác nhau trong ngành cơ khí. Hãy cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức nhé!
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Liệu Cơ Khí – Phần 1 (có đáp án)
Câu 1: Đura là hợp kim của nguyên tố kim loại nào dưới đây?
A. Fe
B. Al
C. Cu
D. Zn
Câu 2: Tiêu chuẩn ký hiệu vật liệu DIN là của quốc gia nào?
A. Anh
B. Mỹ
C. Pháp
D. Đức
Câu 3: Trong tiêu chuẩn GB thì sau mác thép dùng chữ F để thể hiện thép:
A. Thép sôi
B. Thép lặng
C. Thép nửa lặng
D. Thép chất lượng cao
Câu 4: Thép SKD1 theo tiêu chuẩn JIS là thép:
A. Thép chế tạo bánh răng
B. Thép chế tạo vỏ máy
C. Thép chế tạo khuôn
D. Thép cacbon thông thường
Câu 5: Đặc điểm của phương pháp kéo kim loại là:
A. Tiết diện phôi kéo tăng lên
B. Chiều dài phôi kéo tăng lên
C. Độ chính xác phôi không cao
D. Độ bền phôi giảm
Câu 6: Đặc điểm của phương pháp dập tấm là:
A. Sản phẩm có khả năng lắp lẫn cao
B. Chỉ gia công ở trạng thái nóng
C. Độ chính xác thấp
D. Độ bền và độ bóng bề mặt thấp
Câu 7: Trong kỹ thuật rèn tự do, nguyên công đột có công dụng:
A. Kéo dài phôi và làm cho diện tích mặt cắt ngang của nó nhỏ xuống
B. Làm cho tiết diện của phôi tăng lên, chiều cao giảm xuống
C. Làm cho phôi có lỗ hoặc có chỗ lõm sâu xuống
D. Dùng để cắt phôi liệu thành từng phần
Câu 8: Khí acetylen có tác dụng gì trong phương pháp hàn khí?
A. Dùng để duy trì sự cháy
B. Khí sinh nhiệt chủ yếu trong quá trình hàn
C. Khí dùng để làm sạch mối hàn
D. Khí dùng để bảo vệ mối hàn
Câu 9: Phương pháp hàn nối các chi tiết kim loại hoặc hợp kim ở trạng thái rắn nhờ một kim loại trung gian (có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại cần hàn) được gọi là phương pháp hàn gì?
A. Hàn khí
B. Hàn vảy
C. Hàn hồ quang bằng tay
D. Hàn hồ quang bán tự động
Câu 10: Phương pháp nhiệt luyện lò xo:
A. Tôi và ram trung bình
B. Tôi và ram cao
C. Ủ và ram cao
D. Tôi và ram thấp
Câu 11: Vật liệu LCuZn4 được dùng để chế tạo các chi tiết:
A. Dụng cụ cắt
B. Dùng làm dây dẫn điện
C. Bạc lót
D. Ổ trượt hợp kim
Câu 12: Hợp kim cứng nhóm III cacbít thường dùng làm lưỡi cắt để gia công:
A. Gia công các loại thép có độ cứng rất cao
B. Gia công phá các thỏi đúc
C. Các loại thép có độ bền cao và thép không gỉ
D. Các loại gang và thép có độ cứng thấp
Câu 13: Hợp kim cứng nhóm II cacbít thường dùng làm lưỡi cắt để gia công:
A. Các loại thép có độ bền cao và thép không gỉ
B. Các loại gang và thép có độ cứng trung bình
C. Gia công các loại thép có độ cứng rất cao
D. Gia công phá các thỏi đúc
Câu 14: Thép Cácbon chất lượng thường có mấy nhóm:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 15: Gang là hợp kim của Fe và C trong đó %C:
A. < 0,8%
B. <2,14%
C. = 2,14%
D. >2,14%
Câu 16: Trục, bánh răng bằng thép cacbon thấp (C <0,25%) sau khi gia công cần:
A. Ủ và tôi sau đó đem thấm cacbon ở lớp bề mặt
B. Thấm cacbon ở lớp bề mặt rồi đem tôi và ram
C. Thấm cacbon sau đó đem ủ và tôi
D. Tôi và ram sau đó đem thấm cacbon ở lớp bề mặt
Câu 17: Mác thép 90W9Cr4VMo có:
A. 0,8%Cácbon, 9%Wonfram 4%Crom, 2% Vanadi 1% Môlipdden
B. 0,8%Côban, 0.9%Wonfram 4%Crom, 2% Vanadi 1% Môlipdden
C. 0,8%Cácbon, 9%Wonfram 40%Crom, 2% Vanadi 1% Môlipdden
D. 0,9%Cácbon, 9%Wonfram 4%Crom, 1% Vanadi 1% Môlipdden
Câu 18: Vật liệu BCuPb30 được sử dụng để chế tạo các chi tiết:
A. Ổ trượt chịu lực lớn, tốc độ vòng quay của trục nhỏ
B. Làm việc trong môi trường ăn mòn mạnh
C. Cần độ bền khi làm việc ở nhiệt độ cao
D. Trong lĩnh vực đo kiểm cần độ chính xác cao
Câu 19: Từ giản đồ trạng thái có thể xác định được:
A. Cấu tạo nguyên tử
B. Tính dẫn nhiệt, dẫn điện
C. Mức độ hòa tan
D. Nhiệt độ nóng chảy, sự chuyên biến pha của hợp kim và trạng thái pha các hợp kim
Câu 20: Fe dạng mạng lập phương thể tâm có:
A. 10 nguyên tử
B. 9 nguyên tử
C. 8 nguyên tử
D. 12 nguyên tử
Câu 21: Fe dạng mạng lập phương thể tâm có:
A. 10 nguyên tử
B. 9 nguyên tử
C. 8 nguyên tử
D. 12 nguyên tử
Câu 22: Phương pháp tôi mũi khoan:
A. Tôi thể tích
B. Tôi tự ram
C. Tôi bằng dòng điện cao tần
D. Tôi bằng ngọn lửa ôxy – axêtilen
Câu 23: Fe có mạng lập phương thể tâm ở khoảng nhiệt độ nào?
A. 7680C – 9110C
B. 9110C
C. 13920C – 15390C
D. 9110C – 13920C
Câu 24: Dạng mạng lập phương diện tâm có:
A. 12 nguyên tử
B. 16 nguyên tử
C. 14 nguyên tử
D. 18 nguyên tử
Câu 25: Để thuận lợi cho gia công cắt gọt thì sau khi đúc phôi được:
A. Ram
B. Tôi
C. Hoá nhiệt luyện
D. Ủ
Câu 26: Xêmentít hay còn được kí hiệu là:
A. FeC
B. Fe2C
C. Fe3C
D. Fe2O3
Câu 27: Chất rắn có liên kết kim loại có kiểu mạng nào:
A. Lục giác xếp chặt
B. Lập Phương diện tâm
C. Lập phương thể tâm
D. Tất cả các ý trên
Câu 28: Mác C45: là thép cácbon kết cấu chất lượng tốt, hàm lượng các bon có trong thép:
A. 0,45%
B. 0.42 – 0.49%
C. 0.25%
D. Tất cả các ý trên
Câu 29: Ký hiệu Al – Si được gọi là:
A. Silumin
B. Copper
C. Wood
D. Steel
Câu 30: Hợp kim cứng nhóm I cacbit thường dùng làm lưỡi cắt để gia công:
A. Các loại thép có độ bền cao và thép không gỉ
B. Các loại gang và thép có độ cứng trung bình
C. Gia công các loại thép có độ cứng rất cao
D. Gia công phá các thỏi đúc
Câu 31: Nếu chi tiết đúc có dạng thành mỏng, chịu va đập, có hình dáng phức tạp thì chọn loại gang nào để đúc:
A. Gang trắng.
B. Gang xám.
C. Gang cầu.
D. Gang dẻo.
Câu 32: Nguyên tố nào sau đây quyết định tính chất của thép?
A. Cacbon
B. Sắt
C. Niken
D. Lưu huỳnh.
Câu 33: Phương pháp nhiệt luyện nào thường được tiến hành sau khi tôi?
A. Ủ
B. Thường hóa.
C. Ram.
D. Tôi xuyên tâm.
Câu 34: Vật liệu có ký hiệu là BK8 (WCCo8) là:
A. Thép gió.
B. Hợp kim cứng một cacbit
C. Hợp kim cứng hai cacbit
D. Hợp kim cứng ba cacbit
Câu 35: Silumin được dùng chủ yếu trong gia công:
A. Cắt gọt.
B. Đúc
C. Cán.
D. Dập.
Câu 36: Compozit thông thường bao gồm hai pha nào?
A. Pha nền, pha cốt.
B. Pha cơ bản, pha cốt
C. Pha cơ bản, pha lõi.
D. Pha nền, pha lõi.
Câu 37: Chọn phương pháp đúc để chế tạo các đường ống có kích thước lớn:
A. Đúc trong khuôn cát.
B. Đúc trong khuôn kim loại.
C. Đúc ly tâm.
D. Đúc áp lực.
Câu 38: Để chế tạo các đường ray xe lửa hay thép chữ I, chữ C, người ta sử dụng phương pháp gia công nào:
A. Rèn
B. Dập thể tích.
C. Cán.
D. Kéo.
Câu 39: So với phương pháp cán nóng, phương pháp cán nguội có ưu điểm:
A. Năng suất cao hơn.
B. Cán được các chi tiết có biên dạng phức tạp hơn.
C. Độ bóng bề mặt và độ chính xác cao hơn.
D. Cán dễ dàng hơn.
Câu 40: Khi rèn thép cần nung nóng thép đến nhiệt độ bao nhiêu:
A. 7270C
B. > 9000C.
C. 5000C.
D. 6000C.
Câu 41: Vật liệu nào sau đây chiếm tỷ lệ lớn nhất khi chế tạo hỗn hợp làm khuôn trong phương pháp đúc trong khuôn cát?
A. Cát.
B. Đất sét.
C. Chất kết dính.
D. Chất phụ gia.
Câu 42: Khuyết tật không được chấp nhận trong kiểm tra chất lượng mối hàn là:
A. Nứt
B. Rỗ khí.
C. Thiên tích
D. Co rút.
Câu 43: Khi hàn các kết cấu thường bị cong vênh biến dạng do?
A. Que hàn.
B. Nhiệt hàn.
C. Kim loại hàn.
D. Thao tác hàn.
Câu 44: So với đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại có nhược điểm nào dưới đây:
A. Độ bóng và độ chính xác thấp hơn.
B. Không đúc được các vật đúc quá phức tạp, thành mỏng và khối lượng lớn.
C. Tuổi thọ khuôn thấp hơn
D. Năng suất thấp hơn.
Câu 45: Mẫu và lõi trong khi làm khuôn đúc có nhiệm vụ:
A. Mẫu tạo hình dáng bên trong của vật đúc, lõi tạo hình dáng bên ngoài của vật đúc.
B. Mẫu tạo hình dáng bên ngoài vật đúc, lõi tạo hình dáng bên trong vật đúc.
C. Mẫu và lõi để dẫn kim loại lỏng vào khuôn đúc.
D. Mẫu và lõi để tạo đậu hơi và đậu ngót cho khuôn đúc.
Câu 46: Khi nguyên tử của các nguyên tố thành phần trong hợp kim kết hợp với nhau có công thức hóa học xác định thì đó được gọi là:
A. Hỗn hợp cơ học
B. Hợp chất hóa học
C. Dung dịch rắn thay thế
D. Dung dịch rắn xen kẽ
Câu 47: Phương pháp thử ở hình a bên dưới là phương pháp thử tính chất nào của kim loại?
A. Phương pháp thử độ cứng Vickers
B. Phương pháp thử độ dẻo Vickers
C. Phương pháp thử độ cứng Rockwell
D. Phương pháp thử độ dẻo Rockwell
Câu 48: Khi làm nguội vật đúc bằng gang với tốc độ chậm thì sẽ thu được:
A. Gang trắng
B. Gang dẻo
C. Gang cầu
D. Gang xám
Câu 49: Trong các ký hiệu vật liệu dưới đây ký hiệu vật liệu thép không gỉ?
A. 80W18Cr4V
B. 90CrSi
C. 12Cr13
D. 100CrWMn
Câu 50: Trên giản đồ trạng thái Fe – C, hợp kim của Fe và C ứng với thành phần C < 2,14% là:
A. Thép
B. Gang graphit
C. Gang xám
D. Gang trắng
Câu 51: Nhiệt luyện thép là khâu gia công vật liệu thép bằng nhiệt nhằm:
A. Cải thiện tính công nghệ của thép
B. Tăng độ bền và độ cứng của thép
C. Tăng tính chống mài mòn cho thép
D. Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 52: Các hình thức nhiệt luyện sơ bộ:
A. Ủ, thường hóa
B. Thấm C
C. Tôi, ram
D. Ủ, thấm C
Câu 53: Phương pháp thấm C thường áp dụng cho chi tiết nào sau đây:
A. Bánh răng
B. Nhíp, lò xo
C. Ổ lăn
D. Khuôn dập
Câu 54: Cho ký hiệu vật liệu là BK2. Hỏi WC chiếm bao nhiêu %:
A. 2%
B. 3%
C. 98%
D. 97%
Câu 55: Vật liệu siêu cứng thường dùng để:
A. Làm dao phá các thỏi đúc
B. Làm khuôn đùn, kéo, chuốt kim loại
C. Làm dao cho các máy tiện, phay, bào…
D. Làm đĩa cắt kim loại, cắt đá
Câu 56: Hợp kim cứng WCTiC15Co6 chứa:
A. 6% Co, 15% TaC, 79%WC
B. 6%Co, 15%C, 1%Ti, 1%C, 1%W
C. 6%Co, 15%C, 1%Ti, 1%C, 80%W
D. 6% Co, 15%TiC, 79%WC
Câu 57: Nhôm có khả năng chống lại hiện tượng ăn mòn bề mặt của không khí nhờ:
A. Nhôm không có chứa Fe
B. Nhôm có khối lượng riêng và nhiệt độ chảy thấp
C. Nhôm có lớp màng ôxit Al2O3 xít chặt bảo vệ
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 58: Trong ký hiệu Nhôm nguyên chất A995 có chứa bao nhiêu phần trăm Nhôm:
A. 9,95%
B. 99,5%
C. 99,95%
D. 99,995%
Câu 59: Trong ký hiệu đồng thau: LCuZn25Ni25 có chứa bao nhiêu phần trăm kẽm:
A. 25%
B. 50%
C. 75%
D. Không chứa kẽm
Câu 60: Những khái niệm nào dưới đây về chì là đúng:
A. Là vật liệu không thể gia công áp lực
B. Ở nhiệt độ thấp chì có tính dẫn điện kém
C. Có tính chống phóng xạ tốt
D. Có tính nhiễm từ tốt
Xem tiếp phần 2, 3, 4, 5 tại đây:
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Liệu Cơ Khí – Phần 2
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Liệu Cơ Khí – Phần 3
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Liệu Cơ Khí – Phần 4
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Liệu Cơ Khí – Phần 5

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.