Làm bài thi

Đề thi đại học môn Địa lí – Đề minh họa Tốt nghiệp THPT Địa lí năm 2021 là một trong những đề thi định hướng quan trọng thuộc chương trình “Đề thi trắc nghiệm vào Đại học”, nằm trong Tổng hợp đề thi thử môn Địa lí THPT QG.

Được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố với mục đích giúp học sinh lớp 12 làm quen với cấu trúc và dạng thức của đề thi chính thức, Đề minh họa Tốt nghiệp THPT Địa lí năm 2021 gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, phân bổ đều theo các chuyên đề trọng tâm của chương trình Địa lí lớp 12. Các nội dung chính bao gồm: địa lí tự nhiên, dân cư – xã hội, các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), và các vùng kinh tế trọng điểm. Ngoài ra, đề cũng chú trọng kiểm tra kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, phân tích bảng số liệu, biểu đồ, nhằm đánh giá toàn diện năng lực vận dụng kiến thức địa lí của học sinh.

Đề thi có mức độ từ cơ bản đến nâng cao, giúp phân loại học sinh và là công cụ tham khảo rất hiệu quả cho việc ôn thi tốt nghiệp cũng như xét tuyển đại học, cao đẳng.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá chi tiết Đề minh họa Tốt nghiệp THPT Địa lí năm 2021 và luyện tập ngay hôm nay để tự tin bước vào kỳ thi quan trọng phía trước!

  • Số trang: 4 trang
  • Hình thức: 100% trắc nghiệm
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI

 

Câu 41: Nguồn lợi thủy sản ven bờ nước ta bị giảm sút rõ rệt do:
A. nước biển dâng cao.
B. khai thác quá mức.
C. có nhiều cơn bão.
D. sạt lở bờ biển.

Câu 42: Biện pháp để tránh thiệt hại khi có bão mạnh ở nước ta là:
A. chống cháy rừng.
B. xây hồ tích nước.
C. sơ tán dân.
D. ban hành Sách đỏ.

Câu 43: Công nghiệp nước ta hiện nay
A. chỉ có khai thác.
B. có nhiều ngành.
C. tập trung ở miền núi.
D. sản phẩm ít đa dạng.

Câu 44: Tiềm năng thủy điện của nước ta tập trung chủ yếu ở hệ thống
A. sông Đồng Nai.
B. sông Hồng.
C. sông Mã.
D. sông Cả.

Câu 45: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu của việc khai thác chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. thủy lợi.
B. bảo vệ rừng.
C. trồng rừng.
D. tăng diện tích đất.

Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có diện tích lớn nhất?
A. Quảng Trị.
B. Hà Tĩnh.
C. Quảng Bình.
D. Nghệ An.

Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ nào sau đây thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai?
A. Hồ Trị An.
B. Hồ Hòa Bình.
C. Hồ Ké Gỗ.
D. Hồ Thác Bà.

Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trong các địa điểm sau đây, địa điểm nào có nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất?
A. Lũng Cú.
B. Hà Tiên.
C. Huế.
D. Hà Nội.

Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Di Linh?
A. Núi Nam Decbri.
B. Núi Lang Bian.
C. Núi Braian.
D. Núi Chư Pha.

Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số cao nhất trong các tỉnh sau đây?
A. Điện Biên.
B. Lai Châu.
C. Thái Bình.
D. Sơn La.

Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc tỉnh Bình Định?
A. Biên Hòa.
B. Nha Trang.
C. Quy Nhơn.
D. Vũng Tàu.

Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực lớn nhất?
A. Hà Giang.
B. Nam Định.
C. Lào Cai.
D. Cao Bằng.

Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây có ở trung tâm Huế?
A. Luyện kim.
B. Đóng tàu.
C. Dệt may.
D. Hóa chất.

Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm nào có quy mô lớn nhất trong các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm sau đây?
A. Quảng Ngãi.
B. Nha Trang.
C. Tây Ninh.
D. Bảo Lộc.

Câu 55: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng sông?
A. Cảng Việt Trì.
B. Cảng Hải Phòng.
C. Cảng Cái Lân.
D. Cảng Cửa Lò.

Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch nào sau đây là di sản thiên nhiên thế giới?
A. Vịnh Hạ Long.
B. Cố đô Huế.
C. Di tích Mỹ Sơn.
D. Phố cổ Hội An.

Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhà máy điện nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Hồng?
A. Na Dương.
B. Phả Lại.
C. Thác Bà.
D. Hòa Bình.

Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết điểm khai thác crôm Cổ Định thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Hà Tĩnh.
B. Quảng Bình.
C. Thanh Hóa.
D. Nghệ An.

Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết hồ Phú Ninh thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Phú Yên.
B. Bình Định.
C. Quảng Ngãi.
D. Quảng Nam.

Câu 60: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết kênh Phụng Hiệp nối Cà Mau với địa điểm nào sau đây?
A. U Minh.
B. Ngã Bảy.
C. Năm Căn.
D. Vị Thanh.

Câu 61: Theo bảng số liệu, cho biết năm nào sau đây In-đô-nê-xi-a nhập siêu?

A. Năm 2010.
B. Năm 2015.
C. Năm 2017.
D. Năm 2018.

Câu 62: Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh sự thay đổi GDP năm 2018 với năm 2010 của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po?

A. Xin-ga-po tăng nhiều hơn Ma-lai-xi-a.
B. Ma-lai-xi-a tăng nhiều hơn Xin-ga-po.
C. Ma-lai-xi-a tăng nhanh hơn Xin-ga-po.
D. Xin-ga-po tăng gấp hai lần Ma-lai-xi-a.

Câu 63: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên:
A. nhiệt độ trung bình năm cao.
B. mưa tập trung theo mùa.
C. giàu có các loại khoáng sản.
D. có các quần đảo ở xa bờ.

Câu 64: Lao động nước ta hiện nay
A. tăng nhanh, còn thiếu việc làm.
B. đông đảo, thất nghiệp còn rất ít.
C. chủ yếu công nhân kĩ thuật cao.
D. tập trung toàn bộ ở công nghiệp.

Câu 65: Các đô thị ở nước ta hiện nay
A. chủ yếu là kinh tế nông nghiệp.
B. có tỉ lệ thiếu việc làm rất cao.
C. thị trường tiêu thụ đa dạng.
D. tập trung đa số dân cư cả nước.

Câu 66: Tỉ lệ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta tăng lên là biểu hiện của:
A. sự phát triển nền kinh tế.
B. sự mở rộng nông nghiệp.
C. việc tăng trưởng dịch vụ.
D. cơ cấu kinh tế đa dạng.

Câu 67: Ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay
A. tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
B. nuôi nhiều trâu và bò lấy sức kéo.
C. có hiệu quả cao và luôn ổn định.
D. chỉ sử dụng giống năng suất cao.

Câu 68: Hoạt động trồng rừng nước ta hiện nay
A. tập trung hầu hết ở vùng đồng bằng.
B. có sự tham gia nhiều của người dân.
C. chỉ tập trung để trồng rừng sản xuất.
D. hoàn toàn do Nhà nước thực hiện.

Câu 69: Giao thông vận tải đường ống nước ta
A. phát triển gắn với ngành dầu khí.
B. có mạng lưới phủ rộng khắp nước.
C. chỉ dành riêng vận tải nước ngọt.
D. nối liền các tuyến vận tải quốc tế.

Câu 70: Các đảo ven bờ nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển
A. đánh bắt cá và hoạt động du lịch.
B. khai thác khoáng sản và vận tải.
C. trồng cây lương thực và rau quả.
D. nuôi các gia súc lớn và gia cầm.

Câu 71: Nước ta hiện nay có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh chủ yếu do
A. mức sống tăng, đẩy mạnh công nghiệp hóa.
B. sản xuất phát triển, hội nhập kinh tế thế giới.
C. đẩy mạnh hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường.
D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất đa dạng.

Câu 72: Thế mạnh chủ yếu để phát triển ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng là
A. nhiều lao động kĩ thuật, cơ sở hạ tầng tiến bộ.
B. dân trí nâng cao, có nhiều trung tâm giáo dục.
C. dân số đông, nhiều đô thị, sản xuất phát triển.
D. thị trường lớn, vị trí thuận lợi, dân đô thị nhiều.

Câu 73: Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. giáp Đông Nam Bộ, có các loại khoáng sản.
B. thu hút được nhiều đầu tư, có các cảng biển.
C. có trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp.
D. cơ sở hạ tầng phát triển, nhiều nguyên liệu.

Câu 74: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A. đẩy mạnh trồng trọt, tạo cách sản xuất mới.
B. giải quyết việc làm, nâng cao vị thế của vùng.
C. phát triển hàng hóa, nâng cao chất lượng sống.
D. khai thác các tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Câu 75: Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu do
A. xâm nhập mặn rộng, hạn hán, thiếu nước ngọt.
B. bề mặt sụt lún, nhiều vùng bị phèn và mặn hóa.
C. sạt lở bờ biển, nước biển dâng và nhiệt độ tăng.
D. khô hạn kéo dài, vùng rừng ngập mặn thu hẹp.

Câu 76: Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Quy mô, cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
B. Thay đổi quy mô dân số nông thôn và thành thị.
C. Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
D. Tốc độ tăng trưởng dân số nông thôn và thành thị.

Câu 77: Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của
A. các dãy núi, áp thấp, bào và vận động Tân kiến tạo.
B. sông ngòi, sóng biển, thủy triều và quá trình nội lực.
C. đồng bằng ở ven biển, đồi núi và vận động kiến tạo.
D. thủy triều, thềm lục địa, các đồng bằng và cồn cát.

Câu 78: Cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu của
A. chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các sản phẩm giá trị.
B. đa dạng hóa nông nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
C. sản xuất theo hướng hàng hóa, nhu cầu lớn của người dân.
D. ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, giải quyết việc làm.

Câu 79: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A. khai thác hợp lí tự nhiên, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa.
B. đa dạng hóa nông nghiệp, bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường.
C. đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất, gắn liền các lãnh thổ với nhau.
D. khai thác thế mạnh mỗi vùng, tạo sự liên kết sản xuất lãnh thổ.

Câu 80: Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa của nước ta năm 2015 và 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền
B. Kết hợp
C. Đường
D. Tròn

Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:

– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.

– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Địa lí không?

Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Môn thi

Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:

– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.

– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Địa lí

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: