Đề Thi Trắc Nghiệm Luật Kinh Tế TNU

Năm thi: 2023
Môn học: Luật kinh tế
Trường: Đại học Thái Nguyên (TNU)
Người ra đề: TS. Phạm Thị Hòa
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 55 câu
Đối tượng thi: Sinh viên luật kinh tế
Năm thi: 2023
Môn học: Luật kinh tế
Trường: Đại học Thái Nguyên (TNU)
Người ra đề: TS. Phạm Thị Hòa
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 55 câu
Đối tượng thi: Sinh viên luật kinh tế

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm Luật Kinh tế TNU là một phần trong chương trình học của môn Luật Kinh tế, được giảng dạy tại Đại học Thái Nguyên (TNU). Đề thi này do TS. Phạm Thị Hòa, một giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật kinh tế, biên soạn cho kỳ thi năm 2023, dành cho sinh viên năm 3 ngành Luật Kinh tế.

Nội dung đề thi bao gồm các kiến thức quan trọng về pháp luật doanh nghiệp, hợp đồng kinh doanh, các quy định về thị trường và cạnh tranh, cũng như trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá chi tiết bộ đề thi và thử sức với các câu hỏi trắc nghiệm về Luật Kinh tế TNU ngay bây giờ nhé!

Câu 1: Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản 2014?
A) Các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần.
B) Chỉ chủ nợ có bảo đảm một phần.
C) Chỉ chủ nợ không có bảo đảm.
D) Tất cả các chủ nợ.

Câu 2: Ai có thể làm Trọng tài viên?
A) Luật sư.
B) Chánh án Tòa án nhân dân.
C) Kiểm sát viên.
D) Thẩm phán.

Câu 3: Anh A là người lao động trong công ty đồng thời là cổ đông công ty. Trong quá trình làm việc, anh A có vi phạm kỷ luật lao động, Công ty ra quyết định khai trừ tư cách cổ đông của anh A. Anh A không đồng ý. Việc khai trừ tư cách cổ đông của anh A thuộc đối tượng điều chỉnh của hệ thống pháp luật nào?
A) Hệ thống pháp luật dân sự.
B) Hệ thống pháp luật doanh nghiệp.
C) Hệ thống pháp luật hành chính.
D) Hệ thống pháp luật lao động.

Câu 4: Anh A nắm giữ một loại cổ phần mà theo quy định của pháp luật cổ phần này không thể chuyển nhượng được cho người khác. Đó là loại cổ phần nào?
A) Cổ phần phổ thông.
B) Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
C) Cổ phần ưu đãi cổ tức.
D) Cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Câu 5: Các loại cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần là:
A) Cổ phần phổ thông.
B) Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
C) Cổ phần ưu đãi cổ tức.
D) Cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Câu 6: Các vụ việc cạnh tranh được xử lý giải quyết theo trình tự nào sau đây?
A) Điều tra, mở phiên điều trần đối với vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, ra quyết định xử lý.
B) Điều tra, mở phiên điều trần đối với vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, ra quyết định xử lý.
C) Điều tra, mở phiên điều trần, ra quyết định xử lý.
D) Điều tra, ra quyết định xử lý.

Câu 7: Cấu thành vi phạm pháp luật cạnh tranh tồn tại dưới dạng:
A) Cấu thành vật chất và cấu thành hình thức.
B) Cấu thành tự thân và cấu thành lý do.
C) Chỉ có cấu thành hình thức.
D) Chỉ có cấu thành vật chất.

Câu 8: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là:
A) Sự im lặng của bên được đề nghị trong suốt thời hạn trả lời.
B) Sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị.
C) Sự trả lời chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
D) Sự trả lời đồng ý giao kết hợp đồng của bên được đề nghị.

Câu 9: Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ được quyền rút vốn bằng cách nào?
A) Bán toàn bộ tài sản của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
B) Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
C) Rút vốn trực tiếp khỏi công ty.
D) Thực hiện thủ tục giải thể công ty.

Câu 10: Chủ thể nào dưới đây KHÔNG phải là chủ thể kinh doanh?
A) Doanh nghiệp.
B) Người bán hàng rong.
C) Người góp vốn vào doanh nghiệp.
D) Nhân viên bán hàng của doanh nghiệp.

Câu 11: Chủ thể nào sau đây có tư cách thương nhân?
A) Công ty.
B) Giám đốc công ty.
C) Người đại diện theo pháp luật của công ty.
D) Người quản lý công ty.

Câu 12: Chủ thể vi phạm pháp luật cạnh tranh phải chịu hình thức trách nhiệm pháp lý nào?
A) Trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
B) Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất.
C) Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hành chính.
D) Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất.

Câu 13: Cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền trong trường hợp nào sau đây?
A) Điều tra các vụ việc cạnh tranh và xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
B) Điều tra và xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.
C) Điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh.
D) Xử lý các vụ việc cạnh tranh.

Câu 14: Công ty A và Công ty B thực hiện hợp đồng mua bán số 68/HĐMB. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty A vi phạm hợp đồng. Điều kiện để công ty B áp dụng mức phạt vi phạm đối với công ty A:
A) Chỉ cần có hành vi vi phạm.
B) Có thiệt hại cho bên bị vi phạm.
C) Có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng.
D) Không cần có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng.

Câu 15: Công ty cổ phần X chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty cổ phần H, đồng thời chấm dứt tồn tại. Đây là:
A) Chia doanh nghiệp.
B) Hợp nhất doanh nghiệp.
C) Sáp nhập doanh nghiệp.
D) Tách doanh nghiệp.

Câu 16: Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi thành:
A) Công ty cổ phần.
B) Công ty hợp danh.
C) Công ty liên doanh.
D) Doanh nghiệp tư nhân.

Câu 17: Công ty X (bên bán) ký hợp đồng mua bán tivi cho Công ty Y (bên mua). Hai bên thỏa thuận giao hàng tại kho công ty Y. Trên đường vận chuyển, phương tiện gặp tai nạn, hàng hóa bị hư hại, vậy rủi ro trong trường hợp này được chuyển từ thời điểm nào?
A) Từ thời điểm giao hàng tại kho công ty X.
B) Từ thời điểm giao hàng tại kho công ty Y.
C) Từ thời điểm giao kết hợp đồng.
D) Từ thời điểm hai bên chuyển giao chứng từ.

Câu 18: Đâu KHÔNG là đặc điểm của hành vi thương mại?
A) Chỉ bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa.
B) Có mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
C) Diễn ra trên thị trường.
D) Hoạt động mang tính nghề nghiệp.

Câu 19: Đâu KHÔNG thuộc nội dung của pháp luật kinh tế theo nghĩa hẹp?
A) Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh.
B) Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh.
C) Pháp luật về phá sản và giải thể doanh nghiệp.
D) Pháp luật về sử dụng lao động trong doanh nghiệp.

Câu 20: Để duy trì cạnh tranh trên thị trường, hành vi nào dưới đây luôn bị cấm bởi pháp luật cạnh tranh?
A) Cạnh tranh không lành mạnh.
B) Phân chia thị trường.
C) Tập trung kinh tế.
D) Thỏa thuận ấn định giá giữa các doanh nghiệp.

Câu 21: Đề nghị giao kết được hủy bỏ trong trường hợp nào sau đây?
A) Bên đề nghị gửi thông báo hủy trước thời điểm bên được đề nghị gửi chấp nhận đề nghị giao kết.
B) Bên đề nghị gửi thông báo hủy trước thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết.
C) Bên đề nghị nêu rõ điều kiện hủy bỏ và điều kiện đó phát sinh trong thực tiễn.
D) Bên đề nghị nêu rõ quyền hủy trong đề nghị và gửi thông báo hủy sao cho thông báo này đến bên được đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết.

Câu 22: Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là ở đâu?
A) Do các bên tự quyết định.
B) Trụ sở của Sở Tư pháp tỉnh nơi giải quyết tranh chấp.
C) Trụ sở của tổ chức trọng tài giải quyết tranh chấp.
D) Trụ sở của Trung tâm trọng tài nếu giải quyết bằng trọng tài thường trực và trụ sở của tòa án nếu giải quyết bằng trọng tài vụ việc.

Câu 23: Doanh nghiệp H mua hàng hóa của doanh nghiệp X. Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng nhưng có thỏa thuận về vận chuyển hàng hóa thì doanh nghiệp X phải giao hàng ở đâu?
A) Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp H.
B) Giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên.
C) Văn phòng giao dịch của công ty X.
D) Văn phòng giao dịch của doanh nghiệp H.

Câu 24: Doanh nghiệp KHÔNG được:
A) Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
B) Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực được pháp luật quy định.
C) Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
D) Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.

Câu 25: Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu doanh nghiệp đó có thị phần trên thị trường liên quan từ:
A) 30% trở lên.
B) 50% trở lên.
C) 65% trở lên.
D) 75% trở lên.

Câu 26: Đối tượng nào dưới đây có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
A) Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
B) Cổ đông của công ty cổ phần.
C) Đại diện người lao động.
D) Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Câu 27: Dưới góc độ chế định pháp luật, quyền tự do kinh doanh là?
A) Bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật và những bảo đảm pháp lý do nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.
B) Là khả năng hành động một cách có ý thức của các chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
C) Là khả năng hành động một cách ngẫu nhiên của các chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
D) Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 28: Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng thương lượng được hiểu như thế nào?
A) Các bên tự tiến hành đàm phán, đi đến thỏa hiệp để giải quyết các vấn đề tranh chấp.
B) Các bên tiến hành đàm phán với sự tham gia của cán bộ tòa án.
C) Các bên tiến hành đàm phán với sự tham gia của hòa giải viên.
D) Các bên tiến hành đàm phán với sự tham gia của trọng tài viên.

Câu 29: Giám đốc công ty cổ phần do ai bầu hoặc thuê?
A) Ban kiểm soát.
B) Chủ tịch Hội đồng quản trị.
C) Đại hội đồng cổ đông.
D) Hội đồng quản trị.

Câu 30: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần:
A) Bắt buộc phải là thành viên hội đồng quản trị.
B) Không được đồng thời làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty cổ phần khác.
C) Phải nắm trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty.
D) Có thể đồng thời làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty cổ phần khác.

Câu 31: Giấy chứng nhận phần vốn góp được cấp cho thành viên công ty TNHH từ khi nào?
A) Khi chủ thể cam kết góp vốn vào công ty.
B) Khi chủ thể đề nghị được góp vốn vào công ty.
C) Khi chủ thể được các thành viên khác của công ty chấp nhận việc góp vốn.
D) Sau khi chủ thể đã chuyển quyền sở hữu phần vốn góp cho công ty.

Câu 32: Hai công ty trách nhiệm hữu hạn P và Y đã chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty trách nhiệm hữu hạn mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty P và Y. Đây là trường hợp gì?
A) Chia doanh nghiệp.
B) Hợp nhất doanh nghiệp.
C) Sáp nhập doanh nghiệp.
D) Tách doanh nghiệp.

Câu 33: Hình thức của kháng nghị đối với bản án sơ thẩm là gì?
A) Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát.
B) Đơn kháng nghị.
C) Quyết định kháng nghị của Tòa án cấp trên.
D) Yêu cầu trực tiếp bằng lời nói.

Câu 34: Hình thức khởi kiện ra trọng tài thương mại là:
A) Nguyên đơn làm đơn kiện gửi tới Trung tâm Trọng tài.
B) Nguyên đơn làm đơn kiện gửi đến Hội đồng trọng tài.
C) Nguyên đơn làm đơn kiện gửi tới Tòa án có thẩm quyền.
D) Nguyên đơn yêu cầu trực tiếp bằng lời nói tới Hội đồng trọng tài do các bên thành lập.

Câu 35: Hình thức xử lý nào trong số các hình thức xử lý vi phạm sau đây bắt buộc phải được áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh?
A) Cải chính công khai.
B) Cảnh cáo hoặc phạt tiền.
C) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
D) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng.

Câu 36: Hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần khi:
A) Một phần của hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng.
B) Một phần của hợp đồng vô hiệu.
C) Phần phụ lục của hợp đồng vô hiệu.
D) Theo thỏa thuận của các bên.

Câu 37: Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên A là công ty xuất khẩu Việt Nam với bên B là công ty của Trung Quốc có điều khoản giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài do các bên thành lập. Việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp không được đề cập trong hợp đồng. Hội đồng trọng tài phải giải quyết như thế nào?
A) Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
B) Chọn áp dụng pháp luật của nước thứ ba.
C) Chọn áp dụng pháp luật Trung Quốc.
D) Chọn áp dụng pháp luật Việt Nam.

Câu 38: Khi một nội dung của hợp đồng dân sự có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải chọn nghĩa nào?
A) Theo nghĩa phù hợp với lợi ích của bên chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
B) Theo nghĩa phù hợp với lợi ích của bên đề nghị giao kết hợp đồng.
C) Theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
D) Theo tập quán nơi có tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Câu 39: Khi phát hiện có hành vi gây hạn chế cạnh tranh, chủ thể kinh doanh sẽ gửi đơn khiếu nại tới cơ quan nào để được giải quyết tranh chấp?
A) Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương.
B) Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
C) Hội đồng cạnh tranh.
D) Tòa án cấp tỉnh nơi doanh nghiệp (bị đơn) có trụ sở chính.

Câu 40: Khi sử dụng quy tắc cấm đoán tự thân thì hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh được xác định có cấu thành loại nào?
A) Cấu thành chủ quan.
B) Cấu thành hình thức.
C) Cấu thành vật chất.
D) Tùy từng trường hợp mà có cấu thành vật chất hoặc hình thức.

Câu 41: Khi sử dụng quy tắc lý do thì hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh được xác định có cấu thành loại nào?
A) Cấu thành hệ thống.
B) Cấu thành vật chất.
C) Hình thức.
D) Tùy từng trường hợp mà có cấu thành vật chất hoặc hình thức.

Câu 42: Khi thực hiện hợp đồng mua bán thương mại trị giá 350 triệu đồng với đối tác, công ty D đã không trả 100 triệu tiền hàng đúng hạn như đã cam kết. Đối tác của công ty D có thể phạt mức phạt tối đa (trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận phạt vi phạm) là:
A) 10 triệu đồng.
B) 28 triệu đồng.
C) 35 triệu đồng.
D) 8 triệu đồng.

Câu 43: Khi xem xét hủy phán quyết của trọng tài, tòa án sẽ xem lại:
A) Thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài.
B) Nội dung vụ tranh chấp.
C) Quyền và nghĩa vụ của các bên.
D) Tính đúng đắn của phán quyết trọng tài.

Câu 44: Không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, doanh nghiệp được quyền:
A) Khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Công thương.
B) Khiếu nại đến Hội đồng cạnh tranh.
C) Khởi kiện ra tòa án dân sự.
D) Khởi kiện ra tòa án hành chính.

Câu 45: Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân?
A) 1.
B) 2.
C) 3.
D) Không hạn chế.

Câu 46: Nếu các bên tranh chấp không thể thỏa thuận chọn được trọng tài viên thứ ba cho hội đồng trọng tài vụ việc thì giải quyết thế nào?
A) Các bên nhờ tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở chính chỉ định trọng tài viên thứ ba, nếu các bên không có thỏa thuận lựa chọn một tòa án cấp tỉnh cụ thể.
B) Các bên nhờ tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở chính chỉ định trọng tài viên thứ ba.
C) Các bên nhờ tòa án cấp huyện nơi nguyên đơn cư trú hoặc có trụ sở chính chỉ định trọng tài viên thứ ba.
D) Các bên nhờ tòa án cấp tỉnh nơi nguyên đơn cư trú hoặc có trụ sở chính chỉ định trọng tài viên thứ ba.

Câu 47: Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế mà trái pháp luật Việt Nam thì?
A) Áp dụng pháp luật quốc gia thứ ba.
B) Áp dụng pháp luật Việt Nam.
C) Áp dụng tập quán quốc tế đó.
D) Đáp án khác.

Câu 48: Nếu nguyên đơn vắng mặt tại phiên toà thì xử lý thế nào?
A) Tùy từng trường hợp mà hoãn phiên tòa hoặc đình chỉ giải quyết vụ án.
B) Đình chỉ giải quyết vụ án.
C) Hoãn phiên toà.
D) Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt nguyên đơn.

Câu 49: Nếu trong đề nghị giao kết hợp đồng không ấn định thời điểm có hiệu lực thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi đề nghị được:
A) Chuyển đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị hoặc đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.
B) Chuyển đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị.
C) Đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.
D) Trả lời chấp nhận.

Câu 50: Ngày 25 tháng 5 năm 2016, công ty X đã vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá với công ty N. Thời hiệu khởi kiện để công ty N yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là:
A) Ba năm, kể từ ngày công ty X vi phạm hợp đồng.
B) Hai năm, kể từ ngày công ty X vi phạm hợp đồng.
C) Năm năm, kể từ ngày công ty X vi phạm hợp đồng.
D) Theo thỏa thuận của các bên.

Câu 51: Nguồn văn bản chính yếu điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các chủ thể là?
A) Hiến pháp.
B) Tất cả các đáp trên đều sai.
C) Văn bản dưới Luật.
D) Văn bản quy định chi tiết.

Câu 52: Nhóm quan hệ xã hội không thuộc sự điều chỉnh của Luật kinh tế?
A) Quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ đơn vị kinh doanh.
B) Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đơn vị kinh doanh sử dụng lao động.
C) Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về kinh tế.
D) Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.

Câu 53: Những hành vi nào dưới đây KHÔNG thuộc nhóm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh?
A) Bán dưới giá nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
B) Bán kèm hàng hóa.
C) Đơn phương thay đổi hợp đồng mà không có lý do chính đáng.
D) Thông đồng để thắng thầu.

Câu 54: Những trường hợp nào dưới đây bị cấm bởi pháp luật cạnh tranh?
A) Doanh nghiệp hình thành vị trí độc quyền trên thị trường.
B) Doanh nghiệp hình thành vị trí thống lĩnh thị trường.
C) Doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh thị trường.
D) Nhiều doanh nghiệp sáp nhập hoặc hợp nhất với nhau.

Câu 55: Nội dung chính của quyền tự do kinh doanh KHÔNG bao gồm:
A) Quyền được bảo đảm sở hữu đối với tài sản.
B) Quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp.
C) Quyền tự do lựa chọn ngành nghề, sản phẩm kinh doanh.
D) Quyền tự do thành lập doanh nghiệp, tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh lành mạnh.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)