Trắc nghiệm An toàn điện – Đề 1 là một đề thi thuộc môn An toàn điện được sử dụng rộng rãi trong các trường đại học, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật điện và công nghệ kỹ thuật điện. Đề thi này do các giảng viên chuyên môn tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, biên soạn vào năm 2023. Đề thi tập trung vào các kiến thức cơ bản và nâng cao về an toàn lao động trong môi trường điện, các quy định về an toàn điện và cách xử lý các tình huống nguy hiểm liên quan đến điện. Đề thi này phù hợp cho nhu cầu tự học, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi qua môn.
Thi thử trắc nghiệm An toàn điện – Đề 1
Câu 1: Khi hàn cắt trên cao công nhân hàn và phụ hàn phải buộc dây an toàn vào vị trí thích hợp nào?
a) Buộc vào thang leo
b) Buộc vào giàn giáo
c) Buộc vào thiết bị cố định
Câu 2: Người chỉ huy trực tiếp thực hiện việc tiếp đất di động và các biện pháp an toàn khác của đơn vị công tác (nếu có) vào thời điểm nào?
a) Trước khi ghi, ký vào mục 2 của phiếu công tác để tiếp nhận nơi làm việc
b) Sau khi ghi, ký vào mục 2 của phiếu công tác để tiếp nhận nơi làm việc
c) Trước khi người cho phép ký vào mục 2 của phiếu công tác
d) Trong khi cùng người cho phép kiểm tra các biện pháp an toàn
Câu 3: Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: người lao động có quyền nào sau đây?
a) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nếu thấy rõ nguy cơ gây tai nạn lao động gây ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình
b) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý
c) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nếu nguy cơ gây tai nạn lao động đã được người quản lý khắc phục
d) Không được từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nếu thấy nguy cơ gây tai nạn lao động mà chỉ cần báo với cấp trên để giải quyết
Câu 4: Những trường hợp nào sau đây không bắt buộc lắp đặt hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà:
a) Nhà sản xuất có hạng sản xuất E, bậc chịu lửa I, II có khối tích đến 1000m3 (trừ những ngôi nhà có cột bằng kim loại không được bảo vệ hoặc bằng gỗ, chất dẻo có khối tích lớn hơn 250 m3)
b) Kho chứa sản phẩm nông nghiệp thời vụ có khối tích dưới 1000m3
c) Nhà kho chứa vật liệu cháy hoặc vật liệu không cháy trong bao bì cháy được có diện tích đến 50 m2
d) Tất cả các trường hợp trên
Câu 5: Phương án chữa cháy của cơ sở theo Mẫu PC11, thông tư số 66/2014/TT-BCA do ai có trách nhiệm xây dựng?
a) Cán bộ kiểm tra an toàn PCCC
b) Chủ tịch UBND phường hoặc cấp xã
c) Lãnh đạo cơ sở
d) Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Yêu cầu bạn đánh giá các yếu tố nguy hiểm nhất (nêu theo thứ tự ưu tiên, nguy hiểm nhất nêu trước) khi tiến hành cẩu vật nặng sử dụng loại cẩu di động (xe cẩu di động)
a) Cháy nổ; điện giật; chập điện; té ngã; vật rơi
b) Té ngã; vật rơi; đứt cáp; chập điện
c) Nền lún làm nghiêng cẩu; vật rơi; đứt cáp; tuột móc; vật được cẩu quay không kiểm soát; té ngã
d) Vật rơi; đứt cáp; tuột móc; vật được cẩu quay không kiểm soát; nền lún làm nghiêng cẩu; té ngã
Câu 7: Khi cắt điện động cơ để cho đơn vị công tác vào sửa chữa động cơ, tại MC cấp nguồn cho động cơ đã được cắt và phải treo biển báo loại nào?
a) “Cấm đóng điện, có nhóm công tác”
b) “Dừng lại, có điện nguy hiểm chết người”
c) “Cấm đóng điện, có người đang làm việc”
d) “Cấm vào, phía trên có điện”
Câu 8: Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương), đội trưởng, đội phó đội sản xuất, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất, công nhân (nhân viên) phải được huấn luyện, kiểm tra quy trình An toàn điện
a) Mỗi năm 01 lần
b) Mỗi năm 02 lần
c) 02 năm 01 lần
Câu 9: Khi người sử dụng lao động vi phạm những quy định về trang thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động: Không cung cấp đầy đủ hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Với nhiệm vụ của người ATVSV, Anh/Chị cần thực hiện giải pháp nào để người sử dụng lao động khắc phục vi phạm trên?
a) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật lao động đối với người sử dụng lao động theo quy định
b) Yêu cầu người lao động kiến nghị trực tiếp với người sử dụng lao động để được giải quyết
c) Báo cáo với chính quyền địa phương để kiểm tra yêu cầu người sử dụng lao động khắc phục
d) Báo cáo với đơn vị hoặc đề nghị với cấp trên thực hiện trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế, bảo vệ cá nhân cho người lao động theo đúng quy định
Câu 10: Theo QCVN 03:2011/BLĐTBXH– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện. Yêu cầu nào sau đây đúng quy định?
a) Khi di chuyển máy hàn phải cắt nguồn điện cho máy hàn. Cấm sửa chữa máy hàn khi đang có điện
b) Khi ngừng công việc hàn điện, phải cắt máy hàn ra khỏi lưới điện. Khi kết thúc công việc hàn điện, ngoài việc cắt điện máy hàn ra khỏi lưới điện, dây dẫn với kìm hàn cũng phải tháo khỏi nguồn và đặt vào giá bằng vật liệu cách nhiệt
c) Khi hàn hồ quang bằng tay phải dùng kìm hàn có tay cầm bằng vật liệu cách điện và chịu nhiệt, phải có bộ phận giữ dây, bảo đảm khi hàn dây không bị tuột
d) Cả các ý A, B, C đều đúng
Câu 11: Theo Qui trình ATĐ ban hành theo Quyết định số 959/QĐ-EVN ngày 09/8/2018 qui định: Nếu xảy ra tai nạn, sự cố hoặc có thể gây mất an toàn cho người và hư hỏng thiết bị thì nhân viên vận hành phải xử lý thế nào?
a) Nhân viên vận hành phải báo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên và người quản lý trực tiếp của mình và xin cắt thiết bị ra khỏi hệ thống điện
b) Nhân viên vận hành phải báo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên và xin cắt thiết bị ra khỏi hệ thống điện. Sau khi thao tác xong phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp của mình biết những nội dung công việc đã làm, đồng thời phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành
c) Nhân viên vận hành được phép cắt các máy cắt, dao cách ly mà không phải có lệnh hoặc phiếu thao tác, nhưng sau đó phải báo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên và người phụ trách trực tiếp của mình biết những nội dung công việc đã làm, đồng thời phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành
d) Không có câu nào đúng
Câu 12: Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định: không cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ, thẻ an toàn lao động cho đối tượng là nhóm nào?
a) Nhóm 1, nhóm 2
b) Nhóm 4
c) Nhóm 3
d) Nhóm 5
Câu 13: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động 81% thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức nào sau đây?
a) Cứ suy giảm khả năng lao động 1% được bồi thường 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
b) Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
c) Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương hiện hưởng
d) Bồi thường ít nhất 29,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
Câu 14: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động 81% thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức nào sau đây?
a) Cứ suy giảm khả năng lao động 1% được bồi thường 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
b) Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
c) Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương hiện hưởng
d) Bồi thường ít nhất 29,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
Câu 15: Phương án chữa cháy của cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP phải được tổ chức thực tập định kỳ, số lần thực tập do người có thẩm quyền xây dựng phương án chữa cháy quyết định nhưng không ít hơn:
a) 01 lần/tháng
b) 01 lần/quý
c) 03 lần/6 tháng
d) 01 lần/năm
Câu 16: Các chú ý an toàn khi làm việc với cần cẩu và cầu trục:
a) Chỉ những người đã được đào tạo, huấn luyện được phép buộc, móc cáp, ra tín hiệu nâng và điều khiển thiết bị nâng
b) Những người không có trách nhiệm không đứng hay đi lại bên dưới tải.
c) Không được có hành động làm phân tán sự chú ý của người vận hành hoặc người ra hiệu lệnh cẩu trong quá trình làm việc
d) Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 17: Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: ai làm trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động làm bị thương nặng nhiều người?
a) Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền
b) Thanh tra chuyên ngành về ATVSLĐ thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
c) Trưởng công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động
d) Thanh tra Sở Y tế
Câu 18: Những công việc có cắt điện nhưng phải gỡ dây tiếp địa để công tác là:
a) Kiểm tra hệ thống tiếp địa của hệ thống trạm
b) Củng cố lại tiếp đất của thiết bị hoặc cả hệ thống trạm
c) Kiểm tra cách điện của các thiết bị
d) Cả 3 câu A, B, C đều đúng
Câu 19: Ai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn do lỗi không thực hiện giám sát nhân viên đơn vị công tác trong khi tiến hành công việc?
a) Người sử dụng lao động
b) Người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện (nếu có)
c) Cán bộ an toàn của đơn vị
d) Tất cả các đáp án trên
Câu 20: Phương pháp hô hấp nhân tạo đặt nạn nhân nằm sấp là phương pháp
a) Phải có 2 người mới thực hiện được
b) Chỉ cần một người cấp cứu
c) Có thể một người hoặc hai người cùng phối hợp động tác với nhau
d) Cả 3 ý trên đều sai
Câu 21: Nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động trong quá trình lao động là:
a) Người lao động chưa được huấn luyện ATVSLĐ, vi phạm các quy định về ATVSLĐ, điều kiện lao động không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh lao động
b) Do trạng thái tâm sinh lý hoặc ý thức người lao động, không trang bị bảo vệ cá nhân hoặc trang bị không đầy đủ và đúng chất lượng
c) Cả 2 câu A, B đúng
d) Cả 2 câu A, B sai
Câu 22: Yêu cầu bạn đánh giá các yếu tố nguy hiểm khi vận hành máy mài cầm tay
a) Do không có các thiết bị che chắn
b) Do dễ tiếp xúc mạnh giữa phần lưỡi quay đá mài với vật gia công, làm vật gia công văng ra
c) Do tiếp xúc với phần lưỡi quay đá mài của máy mài; các mảnh vụn văng ra khi lưỡi mài bị vỡ; các mảnh vụng của vật gia công hoặc vật gia công văng ra; Có khả năng té ngã, nếu đứng không vững; Có khả năng bị điện giật
d) Do phần lưỡi quay đá mài quay với tốc độ cao
Câu 23: Sau khi hoàn thành công việc phiếu công tác phải được lưu trữ như thế nào cho đúng quy định:
a) Sau khi hoàn thành công việc, phiếu công tác được giao trả lại người cấp phiếu để kiểm tra, lưu giữ ít nhất 1 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện)
b) Trường hợp khi tiến hành công việc, nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì phiếu công tác phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị
c) Gồm cả trường hợp A, B
Câu 24: Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội, chức năng nào sau đây không thuộc chức năng của bộ phận an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất?
a) Tham mưu cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động an toàn vệ sinh lao động
b) Tham mưu cho người sử dụng lao động trong việc giám sát các hoạt động an toàn vệ sinh lao động
c) Tham mưu cho người sử dụng lao động trong công tác kiểm tra an toàn vệ sinh lao động
d) Tham mưu cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức hoạt động thanh tra an toàn vệ sinh lao động
Câu 25: Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội, chức năng nào sau đây không thuộc chức năng của bộ phận an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất?
a) Tham mưu cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động an toàn vệ sinh lao động
b) Tham mưu cho người sử dụng lao động trong việc giám sát các hoạt động an toàn vệ sinh lao động
c) Tham mưu cho người sử dụng lao động trong công tác kiểm tra an toàn vệ sinh lao động
d) Tham mưu cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức hoạt động thanh tra an toàn vệ sinh lao động
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.