Trắc Nghiệm Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học – Đề 2

Năm thi: 2023
Môn học: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Người ra đề: GS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 40 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Năm thi: 2023
Môn học: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Người ra đề: GS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 40 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

Mục Lục

Trắc nghiệm Chủ nghĩa Xã hội Khoa học – Đề 2 là một bài kiểm tra quan trọng trong môn Chủ nghĩa Xã hội Khoa học thuộc chương trình đào tạo tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đề thi này do GS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, một chuyên gia hàng đầu về tư tưởng chính trị và lý luận xã hội, biên soạn cho sinh viên năm thứ hai ngành Khoa học Chính trị. Để làm tốt bài thi, sinh viên cần nắm vững các khái niệm cơ bản, các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, và khả năng áp dụng các tư tưởng này vào phân tích các vấn đề xã hội đương đại. Hãy cùng khám phá nội dung đề thi này và bắt đầu thử sức ngay hôm nay!

Đề Thi Trắc Nghiệm Chủ nghĩa Xã Hội Khoa học – Đề 2 (có đáp án)

Câu 1: Ph. Ăngghen mất ngày tháng năm nào?
A. 14.3.1888
B. 5.8.1895
C. 28.11.1895
D. 21.1.1895

Câu 2: Ai là người được Ph. Ăngghen nhận xét là “có tầm mắt rộng thiên tài”?
A. Phurie
B. Ôoen
C. G. Ba lớp
D. Xanh Ximông

Câu 3: Ai là người được Ph. Ăngghen đánh giá là “nắm phép biện chứng một cách cũng tài tình như Hêghen là người đương thời với ông”?
A. Mê li ê
B. Xanh Ximông
C. Phurie
D. Ôoen

Câu 4: Ai là người được Ph. Ăngghen nhận xét “Mọi phong trào xã hội, mọi thành tựu thực sự đã diễn ra ở Anh vì lợi ích của công nhân đều gắn với tên tuổi của ông”? Ông là ai?
A. G. Uyn xtlenli
B. Xanh Ximông
C. Các. Mác
D. Ôoen

Câu 5: Ai là người nêu ra quan điểm: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng đằng sau, vua còn nhẹ hơn)?
A. Khổng Tử
B. Mạnh Tử
C. Hàn Phi Tử
D. Tuân tử

Câu 6: Ai trong số những người sau đây được Các Mác coi là nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại?
A. Đêmôcrit
B. Êpiquyarơ
C. Aristôt
D. Platôn

Câu 7: Nội dung cơ bản nhất mà nhờ đó chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học?
A. Lên án mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản.
B. Phản ánh đúng khát vọng của nhân dân lao động bị áp bức.
C. Phát hiện ra giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH.
D. Chỉ ra sự cần thiết phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.

Câu 8: Những điều kiện và tiền đề khách quan nào dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:
A. Sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa
B. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân công nghiệp
C. Những thành tựu khoa học tự nhiên và tư tưởng lí luận đầu thế kỉ 19
D. Cả a, b và c

Câu 9: Tiền đề nào là nguồn gốc lý luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học.
A. Triết học cổ điển Đức
B. Kinh tế chính trị học cổ điển Anh
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán
D. Cả a, b và c

Câu 10: Ph. Ăngghen đã đánh giá: “Hai phát hiện vĩ đại này đã đưa chủ nghĩa xã hội trở thành một khoa học”. Hai phát kiến đó là gì?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
B. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – Học thuyết giá trị thặng dư
C. Học thuyết giá trị thặng dư – Chủ nghĩa duy vật lịch sử
D. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Câu 11: Vì sao chủ nghĩa xã hội khoa học theo nghĩa rộng là chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. Vì chủ nghĩa xã hội khoa học đã phác thảo ra mô hình chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
B. Vì chủ nghĩa xã hội khoa học đã luận chứng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại.
C. Vì chủ nghĩa xã hội khoa học dựa vào triết học, kinh tế chính trị để lý giải tính tất yếu lịch sử của Cách mạng xã hội chủ nghĩa và Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa gắn liền với vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
D. Cả a, b và c

Câu 12: Tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” là của ai?
A. C.Mác
B. Ph. Ăngghen
C. C.Mác và Ph. Ăngghen
D. V.I. Lênin

Câu 13: Tác phẩm nào được Lênin đánh giá là “tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày chủ nghĩa xã hội khoa học”.
A. Chống Đuyrinh
B. Tư bản
C. Hệ tư tưởng Đức
D. Phê phán cương lĩnh Gôta

Câu 14: Câu nói: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy – đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại” là của ai?
A. Các Mác
B. Ph. Ăngghen
C. Lênin
D. Hồ Chí Minh

Câu 15: Lý thuyết phân kỳ hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa lần đầu tiên được đề cập trong tác phẩm nào?
A. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
B. Nội chiến ở Pháp.
C. Bộ Tư bản
D. Phê phán Cương lĩnh Gôta

Câu 16: Quốc tế cộng sản là tên gọi khác của:
A. Quốc tế I
B. Quốc tế II
C. Quốc tế III
D. Hội liên hiệp công nhân quốc tế

Câu 17: Tác phẩm đầu tiên mà Các Mác và Ăngghen viết chung là tác phẩm nào?
A. Hệ tư tưởng Đức.
B. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản.
C. Gia đình thần thánh.
D. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh

Câu 18: Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
A. Hệ tư tưởng Đức
B. Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh
C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
D. Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản

Câu 19: Lần đầu tiên Ph. Ăngghen nói chủ nghĩa Mác cấu thành bởi ba bộ phận trong tác phẩm nào?
A. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học
B. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh
C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
D. Chống Đuyrinh

Câu 20: Phát hiện nào sau đây của C. Mác và Ph. Ăngghen?
D. Cả a, b, c
A. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
B. Học thuyết giá trị thặng dư
C. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Câu 21: Phạm trù nào được coi là cơ bản nhất, là xuất phát điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Giai cấp công nhân
B. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
C. Chuyên chính vô sản
D. Xã hội chủ nghĩa

Câu 22: Câu “Sự phát triển tự do của mọi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” là của ai?
A. C.Mác
B. Ph. Ăngghen
C. C.Mác và Ph. Ăngghen
D. V.I. Lênin

Câu 23: C. Mác và Ph. Ăngghen đã dựa vào những phát kiến nào để xây dựng luận chứng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
A. Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán
B. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Học thuyết giá trị thặng dư
C. Triết học cổ điển Đức và Kinh tế chính trị học cổ điển Anh.
D. Cả ba đều đúng

Câu 24: Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Học thuyết giá trị thặng dư đã được C. Mác phát triển và trình bày một cách có hệ thống trong tác phẩm nào?
A. Hệ tư tưởng Đức
B. Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh
C. Bộ Tư bản
D. Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản

Câu 25: V.I. Lênin sinh ngày tháng năm nào?
A. 5.5.1870
B. 22.4.1870
C. 18.3.1870
D. 28.11.1870

Câu 26: V.I. Lênin mất ngày tháng năm nào?
A. 22.4.1924
B. 21.1.1924
C. 21.1.1922
D. 28.1.1924

Câu 27: Ai là người đầu tiên đưa chủ nghĩa xã hội từ khoa học thành thực tiễn sinh động?
A. C.Mác
B. Ph. Ăngghen
C. V.I. Lênin
D. Hồ Chí Minh

Câu 28: Từ khi ra đời (1848) đến nay, Chủ nghĩa xã hội khoa học phát triển qua mấy giai đoạn chủ yếu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 29: Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên được thành lập ở đâu?
A. Công xã Pari
B. Nga
C. Ba Lan
D. Trung Quốc

Câu 30: Khái niệm chuyên chính vô sản được Các Mác dùng lần đầu tiên trong tác phẩm nào?
A. Đấu tranh giai cấp ở Pháp
B. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen
C. Phê phán cương lĩnh Gô-ta
D. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)