Trắc nghiệm Công nghệ Hàn – Đề 2 là một đề thi thuộc môn Công nghệ Hàn, được giảng dạy tại nhiều trường đại học kỹ thuật như Đại học Bách Khoa TP.HCM. Đề thi này được biên soạn bởi ThS. Nguyễn Minh Tuấn, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ hàn và vật liệu kim loại. Sinh viên cần nắm vững kiến thức về các kỹ thuật hàn hiện đại như hàn hồ quang, hàn MIG, hàn TIG, cùng các yêu cầu an toàn lao động khi thực hiện hàn. Đề thi này chủ yếu dành cho sinh viên năm 2 hoặc năm 3 thuộc ngành Kỹ thuật Cơ khí hoặc Cơ khí Chế tạo máy. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và thử sức ngay với đề thi này!
Trắc Nghiệm Công Nghệ Hàn – Đề 2 (có đáp án)
Câu 1: Khuyết tật không được chấp nhận trong kiểm tra chất lượng mối hàn:
A. Nứt
B. Rổ khí
C. Cháy chân
D. Chảy sệ
Câu 2: Các kết cấu thường bị cong vênh biến dạng do:
A. Nhiệt hàn
B. Que hàn
C. Kim loại hàn
D. Nguồn hàn
Câu 3: Nguyên nhân sinh ra khuyết tật “khuyết cạnh” khi hàn hồ quang tay que hàn thuốc bọc:
A. Dòng hàn quá cao
B. Chiều dài hồ quang quá ngắn
C. Mối hàn quá hẹp do lắc que
D. Tốc độ hàn quá chậm thiếu dừng ở các biên mối hàn
Câu 4: Nguyên nhân sinh ra khuyết tật “Chồng mép hoặc chảy xệ” khi hàn hồ quang tay que hàn thuốc bọc:
A. Đường kính que quá lớn
B. Tốc độ hàn quá nhanh
C. Chiều dài hồ quang quá ngắn
D. Mối hàn quá hẹp do lắc que
Câu 5: Những dụng cụ để khai triển chi tiết hàn trên bản mẫu vật liệu phi kim loại:
A. Thước lá bằng sắt, Com pa, Ê ke 900, Mũi vạch, Công tu, búa nguội 0.25 g
B. Kính hàn
C. Que hàn
D. Kìm hàn
Câu 6: Hình vẽ sau đây là nguyên lý hàn của phương pháp hàn:
A. Hàn MAG
B. Hàn SMAW
C. Hàn SAW
D. Hàn TIG
Câu 7: Hình vẽ sau đây là nguyên lý hàn của phương pháp hàn:
A. SAW
B. SMAW
C. MAG
D. TIG
Câu 8: Hình vẽ sau đây là nguyên lý hàn của phương pháp hàn:
A. TIG
B. SMAW
C. MAG
D. SAW
Câu 9: Khuyết tật hàn trong mối hàn hình dưới đây (mũi tên chỉ) là:
A. Khuyết cạnh
B. Rổ khí
C. Nứt
D. Lẫn xỉ
Câu 10: Khuyết tật hàn trong mối hàn hình dưới đây (mũi tên chỉ) là:
A. Không ngấu
B. Rổ khí
C. Nứt
D. Khuyết cạnh
Câu 11: Khuyết tật hàn trong mối hàn hình dưới đây (mũi tên chỉ) là:
A. Thiếu chảy
B. Rổ khí
C. Nứt
D. Khuyết cạnh
Câu 12: Khuyết tật hàn trong mối hàn hình dưới đây (mũi tên chỉ) là:
A. Nứt
B. Rổ khí
C. Không ngấu
D. Khuyết cạnh
Câu 13: Khuyết tật hàn trong mối hàn hình dưới đây (mũi tên chỉ) là:
A. Rổ khí
B. Nứt
C. Không ngấu
D. Khuyết cạnh
Câu 14: Khuyết tật hàn trong mối hàn hình dưới đây (mũi tên chỉ) là:
A. Lẫn xỉ
B. Nứt
C. Không ngấu
D. Khuyết cạnh
Câu 15: Khuyết tật hàn trong mối hàn hình dưới đây (mũi tên chỉ) là:
A. Quẹt hồ quang
B. Nứt
C. Không ngấu
D. Khuyết cạnh
Câu 16: Khai triển phôi hàn nếu biết trước được hai điểm (a) và (b) bất kỳ ta vẽ được:
A. Một đường thẳng
B. Hai đường thẳng
C. Ba đường thẳng
D. Bốn đường thẳng
Câu 17: Phương pháp khai triển chữ T ở hình bên: trong đó H1 là hình chiếu đứng và H2 là hình khai triển và d là đường kính ống ở hình bên. Hãy cho biết công thức tính chiều dài L:
A. L = π.d
B. L = 2π.d
C. L = π.d²
D. L = π².d
Câu 18: Kích thước phôi hàn ghi trên bản vẽ: 100-1+2 xác định kích thước khai triển lớn nhất nằm trong dung sai cho phép:
A. Kích thước: 102
B. Kích thước: 103
C. Kích thước: 101
D. Kích thước: 104
Câu 19: Chi tiết phôi hàn thép tấm kích thước tọa độ được ghi: (200 x 150 x 10) xác định chiều dày của chi tiết:
A. 5 mm
B. 10 mm
C. 15 mm
D. 20 mm
Câu 20: Kỹ thuật gá lắp kết cấu hàn ảnh hưởng tới:
A. Chỉ ảnh hưởng trong quá trình hàn phương pháp hàn hồ quang tay SMAW
B. Năng suất, chất lượng mối hàn
C. Hàn lớp lót quá lồi hoặc hàn không thấu
D. Chỉ ảnh hưởng trong quá trình hàn phương pháp hàn hồ quang điện cực chảy có khí bảo vệ (MAG)
Câu 21: Khe hở đầu nối mối hàn giáp mối vát cạnh chữ “V” khi gá lắp phụ thuộc vào:
A. Loại que hàn điện một chiều hay xoay chiều
B. Loại máy hàn điện một chiều hay xoay chiều
C. Trình độ tay nghề thợ hàn
D. Phương pháp hàn, Đường kính que hàn lớp lót theo bảng quy trình
Câu 22: Những bề mặt có thực trên chi tiết ta lấy làm gốc để đo vị trí của bề mặt gia công là:
A. Chuẩn đo lường
B. Chuẩn định vị
C. Chuẩn điều chỉnh
D. Gốc kích thước
Câu 23: Những bề mặt có thực trên đồ gá hay máy dùng để điều chỉnh dụng cụ cắt hay chuẩn định vị là:
A. Chuẩn gia công
B. Chuẩn đo lường
C. Chuẩn điều chỉnh
D. Chuẩn định vị
Câu 24: Khi chi tiết gia công được định vị trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm thì chuẩn điều chỉnh và chuẩn định vị được xác định là:
A. Chuẩn điều chỉnh nằm ở tâm còn chuẩn định vị nằm ở mặt trụ ngoài
B. Chuẩn điều chỉnh và chuẩn định vị nằm ở tâm chi tiết
C. Chuẩn định vị nằm ở tâm còn chuẩn điều chỉnh nằm ở mặt trụ ngoài
D. Chuẩn điều chỉnh và chuẩn định vị nằm ở mặt trụ ngoài
Câu 25: Chuẩn kiểm tra còn gọi là:
A. Chuẩn đo lường
B. Chuẩn định vị
C. Chuẩn điều chỉnh
D. Gốc kích thước

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.