Trắc Nghiệm Công Nghệ Sản Xuất Dược Phẩm – Đề 17

Năm thi: 2023
Môn học: Công nghệ sản xuất dược phẩm
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Người ra đề: TS. Lê Văn Vang
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20 câu
Đối tượng thi: Sinh viên công nghệ sản xuất dược phẩm
Năm thi: 2023
Môn học: Công nghệ sản xuất dược phẩm
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Người ra đề: TS. Lê Văn Vang
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20 câu
Đối tượng thi: Sinh viên công nghệ sản xuất dược phẩm

Mục Lục

Trắc nghiệm Công nghệ sản xuất Dược phẩm – Đề 17 là một bài kiểm tra quan trọng thuộc môn Công Nghệ Sản Xuất Dược Phẩm trong chương trình học của sinh viên chuyên ngành Dược. Đề thi này tập trung vào những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng dược phẩm, từ việc bao bì đến các phản ứng hóa học cần thiết trong sản xuất thuốc.

Được biên soạn bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm, như tại Đại học Tôn Đức Thắng, bài kiểm tra này thường được áp dụng cho sinh viên năm cuối của ngành Dược, đặc biệt là những người chuẩn bị tốt nghiệp hoặc thực tập tại các công ty dược phẩm. Nội dung đề thi bao gồm các câu hỏi về quy trình bao phim, bao đường, sử dụng polymer trong sản xuất dược phẩm, cùng với các kỹ thuật đo lường và kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm​. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay bây giờ nhé!

Trắc Nghiệm Công Nghệ Sản Xuất Dược Phẩm – Đề 17 (có đáp án)

Câu 1: Sự khác biệt QUAN TRỌNG giữa nguyên tắc bao đường và bao phim là?
A. Bao đường là quá trình gián đoạn, bao phim là quá trình liên tục
B. Bao đường không dùng bất kỳ loại polymer nào, bao phim chủ yếu dùng polymer
C. Quy trình bao đường dùng nhiều dung môi, bao phim không dùng dung môi
D. Bao đường là quy trình dùng nhiệt độ, bao phim không dùng nhiệt độ

Câu 2: Trong bao đường, mục tiêu của giai đoạn bao cách ly?
A. Để làm đầy cạnh viên
B. Cách ly viên nhân khỏi độ ẩm của những lớp bao sau
C. Làm cho viên nhẵn đẹp
D. Tránh tương kỵ giữa viên nhân và lớp bao đường

Câu 3: Trong bao đường, chất liệu dùng trong giai đoạn bao lót và bao nhẵn lần lượt là:
A. Bao lót: Siro đơn + chất rắn vô cơ (talc); Bao nhẵn: các chất sáp
B. Bao lót: Siro đơn + chất rắn vô cơ (talc); Bao nhẵn: Polymer
C. Bao lót: Siro đơn + chất rắn vô cơ (talc); Bao nhẵn: Siro loãng
D. Bao lót: Siro loãng; Bao nhẵn: Siro đơn + chất rắn vô cơ (talc)

Câu 4: Muốn thuốc vào sâu tận cùng của phế nang, kích thước tiểu phân khí dung phải đạt?
A. Lớn hơn 10 µm (mcm)
B. Lớn hơn 15 µm (mcm)
C. Từ 5 – 10 µm (mcm)
D. Từ 1 – 5 µm (mcm)

Câu 5: Cơ chế phân tán thuốc thành những hạt nhỏ ra khỏi bình chứa của thuốc khí dung là:
A. Nhờ vào thiết bị nén thuốc trong bình
B. Nén thuốc nhờ vào luồng khí đẩy
C. Nén thuốc nhờ ống dẫn thuốc
D. Nén thuốc nhờ áp suất cực cao có sẵn trong bình

Câu 6: Ý nào sau đây đúng về hỗn hợp eutectic là:
A. Hỗn hợp eutectic chỉ hình thành khi 2 chất rắn phối hợp với nhau ở một tỷ lệ nhất định
B. Sự phối hợp của hai chất rắn tạo thành hỗn hợp có điểm chảy thấp hơn điểm chảy của mỗi thành phần
C. Nếu điểm chảy của hỗn hợp tạo thành thấp hơn nhiệt độ môi trường thì hỗn hợp bị ẩm, hay hóa lỏng
D. Cả ba ý A, B, C đều đúng

Câu 7: Để tăng khả năng nhũ hoá của bơ ca cao người ta thường phối hợp với một tỷ lệ nhất định các chất nhũ hoá thích hợp:
A. Lanolin khan nước với tỷ lệ 50-10 %
B. Alcol cetylic với tỷ lệ 5 % – 9 %
C. Cholesterol với tỷ lệ 7 % – 10 %
D. Parafin với tỷ lệ từ 50-60 %

Câu 8: Khi điều chế tá dược gelatin glycerin cần lưu ý:
A. Không đun hỗn hợp quá 50°C vì ảnh hưởng tới khả năng tạo gel của gelatin
B. Tỷ lệ gelatin glycerin và nước có thể thay đổi chút ít cho phù hợp với tính chất của dược chất và điều kiện khí hậu khác nhau.
C. Tá dược này rất bền, không cần thêm chất bảo quản sau khi pha chế
D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Lượng cồn thuốc, cao lỏng trong đơn thuốc bột được xem là ít có thể điều chế bình thường khi:
A. Không quá 1 giọt/ 2g
B. Không quá 1 giọt/ 4g
C. Không quá 2 giọt/ 1g
D. Không quá 2 giọt/4g

Câu 10: Qui định hàm ẩm trong thuốc bột:
A. ≤ 5%
B. ≤ 7%
C. ≤ 9%
D. ≤ 10%

Câu 11:Khi nghiền các chất có tính oxy hóa mạnh nên chọn?
A. Cối chày kim loại
B. Cối chày sứ
C. Cối chày thủy tinh
D. Cối chày mã não

Câu 12: Bột mịn (180/125) nghĩa là:
A. Tất cả các phần tử qua được rây cỡ 180 và nhiều nhất 40% qua được rây 125
B. Tất cả các phần tử qua được rây cỡ 180 và ít nhất 40% qua được rây 125
C. Ít nhất 95% phần tử qua được rây cỡ 180 và nhiều nhất 40% qua được rây cỡ 125
D. Nhiều nhất 95% phần tử qua được rây cỡ 180 và ít nhất 40% qua được rây 125

Câu 13: Theo Dược điển Việt Nam IV, bột thô là bột có nhiều nhất 40% phần tử qua được rây số:
A. 125
B. 180
C. 250
D. 355

Câu 14: Trong đơn thuốc bột dùng ngoài, nếu tinh dầu nhiều quá gây ẩm, ta nên khắc phục bằng cách:
A. Giảm bớt lượng tinh dầu
B. Thêm đường vào để hấp phụ bớt
C. Sấy bay hơi bớt
D. Hơ nóng cối chày

Câu 15: Chọn cách khắc phục thích hợp cho công thức sau: Bismuth nitrat kiềm 0,3g, Benzonaphtol 0,1g, Cồn thuốc phiện 4 giọt
A. Thay muối khan tương ứng hoặc sấy khô trước khi trộn với nhau
B. Trộn Bismuth nitrat kiềm với Benzonaphtol
C. Nghiền riêng từng thành phần rồi trộn nhẹ nhàng với nhau
D. A, B, C sai

Câu 16: Trong công thức thuốc bột, nếu lượng cồn thuốc nhiều quá ta nên khắc phục bằng cách:
A. Giảm bớt lượng cồn thuốc sử dụng
B. Thêm đường vào để hấp phụ bớt
C. Thay bằng cao thuốc tương ứng
D. Thêm tá dược hút

Câu 17: Chọn cách khắc phục cho công thức sau: Kali clorat 0,6g, Tanin 0,5g, Saccarose 0,5g
A. Thay muối khan tương ứng hoặc sấy khô trước khi trộn với nhau
B. Trộn Kali clorat với saccarose trước
C. Nghiền riêng từng thành phần rồi trộn nhẹ nhàng với nhau
D. A, B, C sai

Câu 18: CHỌN CÂU SAI. Nhược điểm của thuốc bột:
A. Kỹ thuật bào chế phức tạp
B. Thuốc bột từ dược liệu khó uống
C. Dễ hút ẩm
D. Không thích hợp với các dược chất có mùi vị khó chịu và kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá

Câu 19: Hàm ẩm trong thuốc cốm không được quá:
A. 5 %
B. 7 %
C. 9 %
D. 11 %

Câu 20: CHỌN CÂU SAI. Hạn chế của vỏ nang tinh bột:
A. Dễ hút ẩm
B. Bảo vệ dược chất không được tốt
C. Vỏ nang to nên khó nuốt
D. Có mùi vị khó chịu

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)