Trắc Nghiệm Dân Số Học – Đề 1

Năm thi: 2023
Môn học: Dân số học
Trường: Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
Người ra đề: PGS.TS. Trần Ngọc Lan
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Xã hội học
Năm thi: 2023
Môn học: Dân số học
Trường: Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
Người ra đề: PGS.TS. Trần Ngọc Lan
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Xã hội học

Mục Lục

Trắc Nghiệm Dân Số Học là một trong những đề thi quan trọng của môn Dân số học tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH). Đề thi này được thiết kế bởi các giảng viên như PGS.TS. Trần Ngọc Lan, với mục tiêu kiểm tra kiến thức của sinh viên về các khái niệm cơ bản và các vấn đề phức tạp liên quan đến dân số, bao gồm xu hướng dân số, các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến dân số, và chính sách dân số. Đề trắc nghiệm này thường được áp dụng cho sinh viên năm thứ hai hoặc thứ ba, giúp họ chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ năm 2023.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và bắt đầu luyện tập ngay bây giờ.

Trắc Nghiệm Dân Số Học Đề 1

Câu 1: Y tế tác động đến mức sinh, chọn câu sai:
A. Thành tựu của ngành y tế đã cho phép loài người chủ động lựa chọn số con và khoảng cách giữa các lần sinh
B. Y tế đóng vai trò gián tiếp và quyết định trong việc hạn chế mức sinh
C. Vì mọi giải pháp kinh tế – xã hội, tuyên truyền, giáo dục, hành chính, pháp luật mới tác dụng tới ý thức, chỉ có y tế mới giúp trực tiếp đến hành động hạn chế sinh đẻ
D. Ngành y tế đã tạo ra phương tiện, phương pháp hạn chế sinh đẻ và tổ chức dịch vụ tránh thai, tránh đẻ

Câu 2: Ở Việt Nam, ngành y tế hàng năm cho hàng triệu người là:
A. Dịch vụ khám chữa bệnh BHYT
B. Tiêm ngừa vaccine
C. Dịch vụ KHHGĐ
D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Năm 1992, số phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai chiếm:
A. 54,2%
B. 52,4%
C. 25,4%
D. 42,5%

Câu 4: Công tác chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bà mẹ trẻ em được tăng cường làm giảm mức chết ở trẻ sơ sinh cũng đã …. góp phần làm giảm mức sinh.
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
C. Vừa trực tiếp vừa gián tiếp
D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ rõ, một trong những nguyên nhân thúc đẩy bà mẹ đẻ nhiều là:
A. Tư tưởng trọng nam khinh nữ
B. Muốn nhiều con càng tốt
C. Dự phòng khi con bị chết
D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Nếu sự tác động của ngành y tế tới mức sinh chỉ giới hạn đối với những người trong độ tuổi sinh đẻ thì trong việc tác động làm giảm mức chết nó liên quan đến:
A. Mọi phụ nữ
B. Mọi trẻ em
C. Mọi người, mọi lứa tuổi
D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Y tế tác động đến mức chết:
A. Trẻ em được tiêm chủng phòng các bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, sởi, bại liệt, viêm gan B, tỷ lệ mắc bệnh giảm nhiều
B. Người lớn: y tế đã chữa được nhiều loại bệnh gây tử vong cao như: lao sốt rét, uốn ván, tim mạch, viêm não siêu vi trùng, …từ đó giảm mức chết và tăng tuổi thọ trung bình
C. Khoa học kỹ thuật phát triển, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán điều trị (CT Scaner, MRI, nội soi, …)
D. Tất cả đều đúng

Câu 8: Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng: năm 1990 phụ nữ nông thôn Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thiếu máu dưới ngưỡng y tế thế giới là:
A. 51,1%
B. 51,2%
C. 51,3%
D. 51,4%

Câu 9: Một nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ Việt Nam của Viện vệ sinh dịch tễ thực hiện năm 1985 – 1987 cho thấy, thể lực phụ nữ yếu, tình trạng bệnh tật và ốm yếu khá phổ biến. Tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa lứa tuổi 15 – 49 là:
A. 40%
B. 50%
C. 60%
D. 70%

Câu 10: Dân số trong độ tuổi lao động là:
A. Bộ phận dân số có sức khỏe, trí tuệ, khả năng lao động sáng tạo, gắn với độ tuổi nhất định: 15 – 64 nam, 15 – 59 nữ, thậm chí thấp hơn. Nữ giới hạn trên thường cao hơn 5 tuổi
B. Bộ phận dân số có sức khỏe, trí tuệ, khả năng lao động sáng tạo, gắn với độ tuổi nhất định: 15 – 64 nam, 15 – 59 nữ, thậm chí thấp hơn. Nữ giới hạn trên thường thấp hơn 5 tuổi
C. Bộ phận dân số có sức khỏe, trí tuệ, khả năng lao động sáng tạo, gắn với độ tuổi nhất định: 15 – 64 nữ, 15 – 59 nam, thậm chí thấp hơn. Nữ giới hạn trên thường cao hơn 5 tuổi
D. Bộ phận dân số có sức khỏe, trí tuệ, khả năng lao động sáng tạo, gắn với độ tuổi nhất định: 15 – 64 nữ, 15 – 59 nam, thậm chí thấp hơn. Nữ giới hạn trên thường cao hơn 5 tuổi

Câu 11: Dân số hoạt động kinh tế bao gồm:
A. Người có thể cung cấp sức lao động cho các hoạt động sản xuất ra các hàng hóa kinh tế hoặc các dịch vụ trong khoảng thời gian lựa chọn đối với cuộc điều tra kể cả những người làm trong lĩnh vực dân sự và trong các lực lượng vũ trang
B. Người làm việc nhà, học sinh sinh viên
C. Người hưởng lợi tức, thu nhập mà không phải làm việc do đầu tư, tài sản cho thuê, tiền bản quyền phát minh sáng chế, quyền tác giả hay hưởng thụ do các năm làm việc trước đó
D. Những người khác: nhận được trợ cấp, các hỗ trợ có tính chất tư nhân khác và những người không thuộc một lớp nào trong các lớp người kể trên, ví dụ trẻ em

Câu 12: Tỷ lệ người tàn tật ở Việt Nam là:
A. 6,1%
B. 6,2%
C. 6,3%
D. 6,4%

Câu 13: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô là:
A. Tỷ số giữa dân số HĐKT và không HĐKT (%)
B. Tỷ số giữa dân số KHĐKT và HĐKT (%)
C. Tỷ số giữa dân số HĐKT và tổng số dân (%)
D. Tỷ số giữa dân số KHĐKT và tổng số dân (%)

Câu 14: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung:
A. Là tỷ số giữa số người HĐKT và tổng số dân (%)
B. Là tỷ số giữa người KHĐKT và tổng số dân (%)
C. Là tỷ số giữa người HĐKT và số người ở trên một độ tuổi nào đó (%)
D. Là tỷ số giữa người KHĐKT và số người ở trên một độ tuổi nào đó (%)

Câu 15: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo giới và tuổi:
A. Tử số là số người tham gia HĐKT ở 1 độ tuổi của 1 giới, mẫu số là số dân tương ứng ở độ tuổi/nhóm tuổi của giới đó.
B. Tử số là số người tham gia KHĐKT ở 1 độ tuổi của 1 giới, mẫu số là số dân tương ứng ở độ tuổi/nhóm tuổi của giới đó.
C. Tử số là số người tham gia HĐKT ở 1 độ tuổi của 2 giới, mẫu số là số dân tương ứng ở độ tuổi/nhóm tuổi của nhóm dân số đó.
D. Tử số là số người tham gia HĐKT ở 1 độ tuổi của 2 giới, mẫu số là số dân tương ứng ở độ tuổi/nhóm tuổi của nhóm dân số đó.

Câu 16: Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế:
A. Các nước chậm phát triển có mức bình quân GNP/đầu người rất thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số rất cao
B. Các nước phát triển, mức GNP/đầu người rất cao, song tỷ lệ tăng dân số rất thấp, đặc biệt là tỷ lệ chết
C. Các nước chậm phát triển có mức bình quân GNP/đầu người rất thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số mức trung bình
D. Các nước phát triển, mức GNP/đầu người rất cao, song tỷ lệ tăng dân số rất thấp, đặc biệt là tỷ lệ chết

Câu 17: Mức sống là:
A. Là trình độ thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội
B. Là sự cần thiết được đảm bảo bằng các điều kiện vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn những đòi hỏi của con người để họ tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai

Câu 18: Nhu cầu là:
A. Là trình độ thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội
B. Là sự cần thiết được đảm bảo bằng các điều kiện vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn những đòi hỏi của con người để họ tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai

Câu 19: Đói nghèo tuyệt đối là:
A. Là tình trạng 1 bộ phận dân cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống.
B. Là tình trạng 1 bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng (đói nghèo tương đối)
C. Là tình trạng 1 bộ phận dân cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối đa nhằm duy trì cuộc sống.
D. Là tình trạng 1 bộ phận dân cư có mức sống trên mức trung bình của cộng đồng

Câu 20: Chỉ tiêu đói nghèo theo WB là:
A. 0,5 USD/người/ngày
B. 1 USD/người/ngày
C. 2 USD/người/ngày
D. 10 USD/người/ngày

Câu 21: Theo quyết định 17/2005/QĐ-TTg cho giai đoạn 2006 – 2010 quy định chi tiêu đói nghèo ở nông thôn là:
A. ≤ 50.000đ/người/ngày
B. ≤ 100.000đ/người/ngày
C. ≤ 200.000đ/người/ngày
D. ≤ 260.000đ/người/ngày

Câu 22: Do sử dụng nước bẩn đã gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của 20% dân số và là nguyên nhân gây tử vong cho bao nhiêu trẻ em mỗi năm:
A. 10 triệu
B. 12 triệu
C. 15 triệu
D. 20 triệu

Câu 23: Ở nước ta, từ 1943-1981: dân số tăng lên bao nhiêu lần thì diện tích rừng:
A. Tăng lên bấy nhiêu lần
B. Giảm đi bấy nhiêu lần
C. Tăng theo cấp số cộng
D. Tăng theo cấp số nhân

Câu 24: Dân số Việt Nam dùng nguồn nước nhiễm thạch tín khoảng:
A. 19%
B. 20%
C. 21%
D. 22%

Câu 25: Tác động của giáo dục đối với mức chết:
A. Giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ tử vong của trẻ em nhất là tử vong của trẻ sơ sinh
B. Bà mẹ có trình độ học vấn luôn sử dụng có hiệu quả các biện pháp tránh thai nên tránh được đẻ dày; đẻ dày làm bà mẹ yếu, nguy cơ tử vong cao.
C. Trình độ văn hoá của mẹ ảnh hưởng tới lựa chọn cơ sở y tế, quyết định đúng đắn khi đi KCB, nhập viện
D. Tất cả đều đúng

Câu 26: Dân số Việt Nam trẻ, theo tổng điều tra dân số năm 1989 nước ta thì dân số với lứa tuổi 0-14 chiếm:
A. 39,91%
B. 31,99%
C. 39,19%
D. 30,99%

Câu 27: Theo tổng điều tra dân số năm 1989, dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm:
A. 5,0%
B. 6,0%
C. 7,0%
D. 8,0%

Câu 28: Theo nhiều nghiên cứu của ngành y tế thì mô hình bệnh tật trẻ em nước ta cũng như các nước đang phát triển. Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 0-5 tuổi chiếm:
A. 32%
B. 43%
C. 52%
D. 60%

Câu 29: Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống y tế? chọn câu ít đúng nhất.
A. Cơ cấu dân số
B. Phân bố địa lý của dân số
C. Kế hoạch hóa gia đình
D. Sự phân hóa giàu nghèo

Câu 30: Theo các nhà nhân khẩu học Nga, chất lượng dân số là “Khái niệm trung tâm của hệ thống trí thức và dân số” và được phản ánh qua các chỉ tiêu nào sau đây?
A. Trình độ giáo dục, cơ cấu nghề nghiệp xã hội
B. Trình độ giáo dục, cơ cấu nghề nghiệp xã hội, tính năng động và tình trạng sức khỏe
C. Trình độ giáo dục, tính năng động và tình trạng sức khỏe
D. Cơ cấu nghề nghiệp và tính năng động, tình trạng sức khỏe

Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 1
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 2
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 3
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 4
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 5
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 6
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 7
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 8
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 9
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 10
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 11
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 12
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 13
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 14
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 15

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)