Câu hỏi trắc nghiệm Dược lý thuốc kháng sinh là một phần quan trọng trong môn Dược lý được giảng dạy tại các trường đại học Y Dược, như trường Đại học Y Dược Huế. Đề thi này thường được biên soạn bởi các giảng viên có nhiều kinh nghiệm như PGS.TS. Trần Thị Ngọc Bích, tập trung vào các kiến thức liên quan đến các loại thuốc kháng sinh, bao gồm cơ chế tác động, phổ kháng khuẩn, chỉ định và chống chỉ định, cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra. Bài kiểm tra này dành cho sinh viên năm ba và năm cuối ngành Dược, yêu cầu sự nắm vững về dược động học và dược lực học của thuốc kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm trùng.
Bài tập trắc nghiệm dược lý thuốc kháng sinh (có đáp án)
Câu 1. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG của Ofloxacin là:
A. Ức chế tổng hợp thành vi khuẩn.
B. Ức chế tổng hợp protein cần thiết cho vi khuẩn.
C. Ức chế ADN – gyrase của vi khuẩn.
D. Thay đổi tính thấm của màng tế bào chất vi khuẩn.
Câu 2. Ức chế tổng hợp PROTEIN của vi khuẩn là CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG của:
A. Ampicillin.
B. Rifampicin.
C. Tetracyclin.
D. Vancomycin.
Câu 3. Ức chế tổng hợp VÁCH của vi khuẩn là CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG của:
A. Erythromycin.
B. Rifampicin.
C. Tetracyclin.
D. Vancomycin.
Câu 4. Các NHÓM KHÁNG SINH tác động lên TIỂU ĐƠN VỊ 30S của RIBOSOM của vi khuẩn:
A. Phenicol và Tetracycline.
B. Aminosid và Macrolid.
C. Aminosid và Tetracycline.
D. Macrolid và Phenicol.
Câu 5. Rifampin ỨC CHẾ:
A. ARN polymerase.
B. Transpeptidase.
C. ADN gyrase.
D. Transglucosidase.
Câu 6. Các NHÓM KHÁNG SINH tác động lên TIỂU ĐƠN VỊ 50S của RIBOSOM của vi khuẩn:
A. Phenicol và Tetracycline.
B. Macrolid và Phenicol.
C. Aminosid và Tetracycline.
D. Aminosid và Macrolid.
Câu 7. CƠ CHẾ tác dụng của Clindamycin:
A. Ức chế tổng hợp ARN.
B. Ức chế tổng hợp protein.
C. Ức chế thành lập màng tế bào vi khuẩn.
D. Ức chế tổng vách tế bào vi khuẩn.
Câu 8. Các NGUYÊN NHÂN gây ra sự ĐỀ KHÁNG GIẢ của vi khuẩn, NGOẠI TRỪ:
A. Hệ thống miễn dịch suy giảm.
B. Vi khuẩn ở trạng thái nghỉ.
C. Do bị cản, kháng sinh không tới ổ nhiễm khuẩn.
D. Do đột biến, vi khuẩn trở thành có gen đề kháng.
Câu 9. Các NGUYÊN NHÂN gây ra sự ĐỀ KHÁNG THẬT của vi khuẩn, NGOẠI TRỪ:
A. Hệ thống miễn dịch suy giảm.
B. Tạo enzym bất hoạt hoặc phá hủy kháng sinh.
C. Giảm tính thấm của kháng sinh vào trong vi khuẩn.
D. Vi khuẩn thay đổi con đường chuyển hóa.
Câu 10. Các NGUYÊN NHÂN gây ra sự ĐỀ KHÁNG THẬT của vi khuẩn, NGOẠI TRỪ:
A. Vi khuẩn ở trạng thái nghỉ.
B. Tạo enzym bất hoạt hoặc phá hủy kháng sinh.
C. Giảm tính thấm của kháng sinh vào trong vi khuẩn.
D. Vi khuẩn tạo ra bơm ngược.
Câu 11. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI trong việc dùng KHÁNG SINH:
A. Nồng độ kháng sinh không đủ tại chỗ nhiễm khuẩn.
B. Vi khuẩn kháng thuốc.
C. Chọn kháng sinh không đúng phổ tác dụng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 12. Các NGUYÊN TẮC CHUNG dùng KHÁNG SINH sau đây là ĐÚNG, NGOẠI TRỪ:
A. Sử dụng kháng sinh đến hết vi khuẩn trong cơ thể và thêm 5 – 7 ngày ở người suy giảm miễn dịch.
B. Sau 2 ngày dùng kháng sinh, nếu sốt không giảm thì cần thay hoặc phối hợp kháng sinh.
C. Sử dụng kháng sinh đến hết vi khuẩn trong cơ thể và thêm 2 – 3 ngày ở người bình thường.
D. Sử dụng kháng sinh đến hết sốt thì giảm liều hoặc ngưng dùng kháng sinh.
Câu 13. NGUYÊN TẮC CHUNG khi dùng KHÁNG SINH:
A. Chỉ dùng khi có nhiễm khuẩn và virus.
B. Dùng đủ thời gian, khi hết sốt phải ngưng thuốc ngay.
C. Dùng càng sớm càng tốt.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 14. Các LƯU Ý khi sử dụng KHÁNG SINH, NGOẠI TRỪ:
A. Dùng liều thấp rồi tăng dần để hạn chế tác dụng phụ.
B. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
C. Điều trị liên tục không ngắt quãng hoặc ngừng đột ngột.
D. Nếu không hết sốt sau 2 – 3 ngày sử dụng, phải thay kháng sinh.
Câu 15. NGUYÊN TẮC sử dụng KHÁNG SINH:
A. Chỉ dùng kháng sinh khi biết chắc có nhiễm khuẩn.
B. Dùng kháng sinh khi bệnh nhân bị sốt.
C. Luôn phải phối hợp kháng sinh.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 16. Đối với một kháng sinh M, ký hiệu IS viết sau tên vi khuẩn B dùng BIỂU THỊ:
A. Sự đề kháng của vi khuẩn B đối với kháng sinh M.
B. Vi khuẩn B còn tương đối nhạy cảm với kháng sinh M.
C. Vi khuẩn B còn nhạy cảm tốt với kháng sinh M.
D. Mức độ nhạy cảm của vi khuẩn B với kháng sinh M khó dự đoán.
Câu 17. Đối với một kháng sinh M, ký hiệu MS viết sau tên vi khuẩn B dùng BIỂU THỊ:
A. Sự đề kháng của vi khuẩn B đối với kháng sinh M.
B. Vi khuẩn B còn tương đối nhạy cảm với kháng sinh M.
C. Vi khuẩn B còn nhạy cảm tốt với kháng sinh M.
D. Mức độ nhạy cảm của vi khuẩn B với kháng sinh M khó dự đoán.
Câu 18. Đối với một kháng sinh M, ký hiệu R viết sau tên vi khuẩn B dùng BIỂU THỊ:
A. Sự đề kháng của vi khuẩn B đối với kháng sinh M.
B. Vi khuẩn B còn tương đối nhạy cảm với kháng sinh M.
C. Vi khuẩn B còn nhạy cảm tốt với kháng sinh M.
D. Mức độ nhạy cảm của vi khuẩn B với kháng sinh M khó dự đoán.
Câu 19. Lựa chọn phác đồ KHÁNG SINH điều trị cần LƯU Ý đến các VẤN ĐỀ sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Lựa chọn kháng sinh ít tác dụng phụ nhất.
B. Giảm thiểu tối đa sự xuất hiện và lan truyền vi khuẩn đề kháng.
C. Chi phí hợp lý nhất đối với hoàn cảnh của bệnh nhân.
D. Nên chọn kháng sinh ngoại nhập cho các trường hợp nhiễm trùng nặng.
Câu 20. Khi chọn KHÁNG SINH dựa trên VỊ TRÍ Ổ NHIỄM, cần ĐẶC BIỆT cần lưu ý đến:
A. Phổ tác dụng trên lý thuyết của kháng sinh.
B. Thời gian bán thải của kháng sinh.
C. Khả năng phân bố vào ổ nhiễm trùng của kháng sinh.
D. Mức độ đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh.
Câu 21. Lựa chọn KHÁNG SINH hoặc PHỐI HỢP kháng sinh dựa vào YẾU TỐ nào sau đây là CHÍNH XÁC NHẤT?
A. Vị trí nhiễm khuẩn.
B. Tác nhân vi khuẩn nghi ngờ.
C. Dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
D. Tình trạng bệnh và cơ địa bệnh nhân.
Câu 22. Các PHÁT BIỂU sau đây là ĐÚNG về vấn đề sử dụng KHÁNG SINH ở TRẺ SƠ SINH, NGOẠI TRỪ:
A. Đường sử dụng duy nhất: IV.
B. Phối hợp 3 kháng sinh: Aminopenicillin + C3G + Aminosid (khi chưa xác định được vi khuẩn gây bệnh).
C. Phối hợp 1 kháng sinh: Aminopenicillin + Aminosid (khi có kết quả vi trùng học).
D. Bổ sung vitamin E: để ngừa hội chứng xuất huyết do loạn khuẩn ruột ở trẻ sơ sinh.
Câu 23. NHÓM KHÁNG SINH nào sau đây được xem là AN TOÀN TƯƠI ĐỐI NHẤT đối với PHỤ NỮ CÓ THAI?
A. Betalactam và Macrolid.
B. Cyclin và Quinolon.
C. Betalactam và Cyclin.
D. Aminosid và Quinolon.
Câu 24. Có thể sử dụng KHÁNG SINH nào cho PHỤ NỮ MANG THAI?
D. Penicillin G.
A. Minomycin.
B. Co – Trimoxazol.
C. Chloramphenicol.
Câu 25. KHÁNG SINH có GIỚI HẠN TRỊ LIỆU HẸP, cần THEO DÕI nồng độ thuốc trong máu ở NGƯỜI CAO TUỔI hay SUY THẬN:
A. Levofloxacin.
B. Imipenem.
C. Vancomycin.
D. Azithromycin.
Câu 26. Chọn phát biểu KHÔNG ĐÚNG về bệnh nhiễm trùng và KHÁNG SINH trị liệu ở NGƯỜI CAO TUỔI?
A. Thuốc có thể hấp thu chậm hơn so với người trẻ.
B. Nồng độ thuốc trong cơ thể thường thấp hơn so với người trẻ.
C. Thời gian bán thải của thuốc thường bị kéo dài.
D. Biểu hiện dị ứng thường xảy ra hơn so với người trẻ.
Câu 27. Cephalosporin được đào thải CHỦ YẾU qua MẬT:
A. Cefaloridin.
B. Cefoperazon.
C. Ceftazidim.
D. Cefaclor.
Câu 28. KHÁNG SINH được thải trừ CHỦ YẾU qua MẬT là:
A. Gentamycin.
B. Erythromycin.
C. Tetracyclin.
D. Ofloxacin.
Câu 29. KHÁNG SINH được thải trừ CHỦ YẾU qua THẬN là:
A. Tobramycin.
B. Erythromycin.
C. Tetracyclin.
D. Ofloxacin.
Câu 30. KHÁNG SINH được thải trừ CHỦ YẾU qua THẬN là:
A. Vancomycin.
B. Erythromycin.
C. Tetracyclin.
D. Ofloxacin.
Câu 31. KHÁNG SINH có hiệu lực diệt khuẩn “phụ thuộc THỜI GIAN” là:
A. Gentamycin.
B. Ciprofloxacin.
C. Lindamycin.
D. Metronidazol.
Câu 32. KHÁNG SINH có hiệu lực diệt khuẩn “phụ thuộc THỜI GIAN” là:
A. Rifampicin.
B. Amikacin.
C. Erythromycin.
D. Amphotericin B.
Câu 33. Các CÁCH SỬ DỤNG thuốc được KHUYẾN CÁO khi dùng nhóm KHÁNG SINH – Lactam, NGOẠI TRỪ:
A. Nên dùng thuốc liều cao duy nhất 1 lần/ngày.
B. Có thể sử dụng dạng bào chế phóng thích kéo dài.
C. Có thể truyền chậm không liên tục các thuốc này (truyền trong 3 giờ cách mỗi 6 – 8 giờ).
D. Có thể truyền liên tục các thuốc này nếu hoạt chất ở dạng bền vững như Ceftazidim.
Câu 34. THUỐC gây nước tiểu có MÀU ĐỎ CAM:
A. Rifampicin.
B. Erythromycin.
C. Neomycin.
D. Minocyclin.
Câu 35. NHÓM KHÁNG SINH thường gây SỐC PHẢN VỆ:
A. Cyclin.
B. Penicillin.
C. Aminosid.
D. Quinolon.
Câu 36. THUỐC được chọn để TRỊ NHIỄM NẤM:
A. Nystatin.
B. Ketoconazol.
C. Griseofulvin.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 37. Cần phải UỐNG NHIỀU NƯỚC khi dùng KHÁNG SINH nào sau đây?
A. Bactrim.
B. Penicillin V.
C. Rifampicin.
D. Lincomycin.
CÂU 38: KHÁNG SINH có tác dụng gây CẢM ỨNG enzyme chuyển hóa thuốc MẠNH:
A. Rifampicin
B. Erythromycin
C. Neomycin
D. Sulfamethoxazol
CÂU 39: KHÁNG SINH có tác dụng gây ỨC CHẾ enzyme chuyển hóa thuốc MẠNH:
A. Rifampicin
B. Erythromycin
C. Neomycin
D. Sulfamethoxazol
CÂU 40: ĐỘC TÍNH nào dưới đây thuộc nhóm Sulfamid?
A. Viêm dây thần kinh mắt
B. Hội chứng Grey
C. Viêm gan ứ mật
D. Hội chứng Stevens – Johnson
E. Viêm tĩnh mạch huyết khối
CÂU 41: Tìm phát biểu KHÔNG ĐÚNG đối với Sulfamid:
A. Có thể gây dị ứng da nghiêm trọng
B. Có phổ kháng khuẩn rộng nhưng chỉ định trị liệu hiện nay rất giới hạn
C. Bị vi khuẩn đề kháng bằng cách tiết enzym phân hủy kháng sinh
D. Có thể tương tác, làm tăng hoại tính của các thuốc chống đông máu dùng uống
E. Có thể gây viêm não ở trẻ sơ sinh do làm tích tụ bilirubin ở não
CÂU 42: Bệnh nhân NHƯỢC CƠ nên TRÁNH sử dụng KHÁNG SINH nào sau đây?
A. Cefuroxim
B. Kanamycin
C. Doxycyclin
D. Clarithromycin
E. Imipenem
CÂU 43: Các THUỐC có tác dụng gây ĐỘC TÍNH trên TAI khi PHỐI HỢP với Gentamycin, NGOẠI TRỪ:
A. Furosemid
B. Amikacin
C. Amoxicillin
D. Tobramycin
CÂU 44: KHÁNG SINH có thể gây TỔN THƯƠNG TIỀN ĐÌNH và ĐIẾC TAI khi sử dụng LÂU DÀI:
A. Streptomycin
B. Penicillin
C. Ofloxacin
D. Clarithromycin
CÂU 45: Aminosid có tác động TẠI CHỖ?
A. Rifamycin
B. Erythromycin
C. Neomycin
D. Minocyclin
CÂU 46: THUỐC được chọn để điều trị LAO?
A. Streptomycin
B. Erythromycin
C. Sulfamethoxazol
D. Minocyclin
CÂU 47: KHÁNG SINH có thể chỉ định trong nhiễm trùng đường hô hấp do VI KHUẨN NỘI BÀO:
A. Cefalexin
B. Gentamicin
C. Neomycin
D. Amoxicillin + acid clavulanic
E. Doxycyclin
CÂU 48: Trong phẫu thuật đại tràng – trực tràng, các KHÁNG SINH sau đây có hiệu quả tốt trên vi khuẩn KỴ KHÍ, NGOẠI TRỪ:
A. Metronidazol
B. Cefazolin
C. Cefoxitin
D. Cefotetan
E. Doxycyclin
CÂU 49: THUỐC được chọn để điều trị MỤN TRỨNG CÁ?
A. Streptomycin
B. Erythromycin
C. Sulfamethoxazol
D. Minocyclin
CÂU 50: Để điều trị NHIỄM TRÙNG PHỔI do Streptococcus pneumonia, nên chọn KHÁNG SINH nào?
A. Ofloxacin
B. Pefloxacin
C. Moxifloxacin
D. Ciprofloxacin
E. Rosoxacin
CÂU 51: Loại KHÁNG SINH KHÔNG THỂ DÙNG ĐƠN ĐỘC do rất dễ bị đề kháng:
A. Tobramycin
B. Fosfomycin
C. Ceftriaxon
D. Rifampicin
E. b và d đúng
CÂU 52: KHÁNG SINH có tác dụng ƯU TIÊN trên hệ TIẾT NIỆU:
A. Gentamycin
B. Rifampicin
C. Spectinomycin
D. Co – trimoxazol
CÂU 53: KHÁNG SINH thường gây loạn khuẩn ruột: VIÊM RUỘT KẾT MÀNG GIẢ do Clostridium difficile:
A. Lincomycin
B. Doxycyclin
C. Cloramphenicol
D. Amoxicillin
CÂU 54: KHÁNG SINH được chọn để điều trị VIÊM RUỘT KẾT MÀNG GIẢ do Clostridium difficile?
A. Metronidazol và Vancomycin
B. Vancomycin và Cloramphenicol
C. Metronidazol và Cloramphenicol
D. Tất cả đều đúng
CÂU 55: KHÁNG SINH có tác động TỐT trên vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét DD – TT:
A. Cloramphenicol
B. Clarithromycin
C. Erythromycin
D. Gentamycin
CÂU 56: Chloramphenicol được CHỈ ĐỊNH CHỦ YẾU trong:
A. Sốt thương hàn
B. Sốt thấp khớp
C. Nhiễm amid
D. Lao phổi
CÂU 57: KHÁNG SINH dùng tại chỗ, vết thương cần RỬA SẠCH MÁU MỦ trước khi dùng:
A. Ampicillin
B. Sullaguanidin
C. Tetracyclin
D. Neomycin
CÂU 58: KHÁNG SINH nào sau đây DỄ gây hội chứng Stevens – Johnson NHẤT?
A. Rifamycin
B. Erythromycin
C. Neomycin
D. Sulfamethoxazol
CÂU 59: KHÁNG SINH có tác dụng KÌM KHUẨN khi:
A. Tỉ lệ MBC/MIC > 4
B. Tỉ lệ MBC/MIC < 4
C. Tỉ lệ MBC/MIC = 4
D. Tỉ lệ MBC/MIC = 1
CÂU 60: Đối với nhiễm trùng NẶNG ở TRẺ SƠ SINH, ĐƯỜNG sử dụng KHÁNG SINH ưu tiên là:
A. Đường tiêm bắp thịt
B. Đường uống
C. Đường trực tràng
D. Đường tiêm dưới da
E. Đường tiêm tĩnh mạch
CÂU 61: Cilastatin là chất có tác dụng ỨC CHẾ ENZYM:
A. Penicillinase
B. Cephalosporinase
C. Dehydropeptidase
D. Cyclooxygenase
CÂU 62: Các PHÁT BIỂU sau đây về “đề kháng giả” đối với KHÁNG SINH đều ĐÚNG, NGOẠI TRỪ:
A. Thường gặp khi dùng kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn
B. Thường gặp khi dùng kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn
C. Nồng độ kháng sinh tại ổ nhiễm khuẩn không đủ
D. Thường gặp khi dùng kháng sinh kìm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch
CÂU 63: Các PHÁT BIỂU sau đây về “đề kháng thật” đối với KHÁNG SINH đều ĐÚNG, NGOẠI TRỪ:
A. Đề kháng thật do sử dụng kháng sinh không đủ liều
B. Đề kháng thật là do vi khuẩn tạo ra gen đề kháng kháng sinh
C. Đề kháng thật xuất hiện do sử dụng kháng sinh không đủ thời gian quy định
D. Không nên phối hợp kháng sinh trong trường hợp này
CÂU 64: THUỐC thải trừ CHỦ YẾU qua MẬT:
A. Tolbutamid
B. Probenecid
C. Ceftriaxon
D. Chlorothiazid
CÂU 65: NHƯỢC ĐIỂM khi phối hợp KHÁNG SINH:
A. Làm phổ kháng khuẩn thu hẹp
B. Làm vi khuẩn dễ kháng thuốc
C. Giảm độc tính nhưng lại tăng giá thành điều trị
D. Tất cả đều đúng
CÂU 66: Sự PHỐI HỢP hai loại KHÁNG SINH nào dưới đây cho tác dụng HIỆP LỰC BỘI TĂNG?
A. Metronidazol + Chloramphenicol
B. Clarithromycin + Chloramphenicol
C. Chloramphenicol + Lincomycin
D. Toramycin + Erythromycin
E. Cephalexin + Penicillin
CÂU 67: Sự PHỐI HỢP hai loại KHÁNG SINH nào dưới đây cho tác dụng HIỆP LỰC BỘI TĂNG?
A. Fosformycin + Ciprofloxacin
B. Clarithromycin + Chloramphenicol
C. Chloramphenicol + Lincomycin
D. Toramycin + Erythromycin
CÂU 68: Sự PHỐI HỢP hai loại KHÁNG SINH nào dưới đây cho tác dụng HIỆP LỰC BỘI TĂNG?
A. Ampicillin và Tetracyclin
B. Tetracyclin và chloramphenicol
C. Sulfamethoxazol và clarithromycin
E. Penicillin và streptomycin
CÂU 69: Sự PHỐI HỢP hai loại KHÁNG SINH nào dưới đây sẽ gây ĐỀ KHÁNG CHÉO?
A. Penicillin + Cefotaxim
B. Erythromycin + Chloramphenicol
C. Lincomycin + Roxithromycin
D. Tất cả đều đúng
CÂU 70: PHỐI HỢP KHÁNG SINH bị xem là ĐỐI KHÁNG tác động:
A. Vancomycin + Fosfomycin
B. Ciprofloxacin + Amikacin
C. Ciprofloxacin + Rifampicin
D. Betalactamin + Amikacin
E. Amoxicillin + Tetracyclin
CÂU 71: PHỐI HỢP KHÁNG SINH nào sau đây bị xem là ĐỐI KHÁNG tác động?
A. Fluoroquinolon + Betalactamin
B. Fosfomycin + Aminoglycosid
C. Penicillin + Macrolid
D. Rifampicin + Fluoroquinolon
E. Vancomycin + Aminoglycosid
CÂU 72: Sự PHỐI HỢP hai loại KHÁNG SINH nào dưới đây sẽ gây hiệu lực ĐỐI KHÁNG?
A. Penicillin và gentamycin
B. Erythromycin và Ampicillin
C. Rifamycin và fosfomycin
D. Vancomycin và Amikacin
E. Metronidazol và spiramycin
CÂU 73: KHÁNG SINH có hiệu lực diệt khuẩn “Phụ thuộc LIỀU” là:
A. Streptomycin
B. Ampicillin
C. Latamocef
D. Vancomycin
E. Clarithromycin
CÂU 74: Điều nào KHÔNG PHẢI là TIÊU CHUẨN để chọn KHÁNG SINH DỰ PHÒNG trong phẫu thuật:
A. Kháng sinh cần phân bố tốt vào vùng mô nơi có nguy cơ bị nhiễm trùng cao
B. Kháng sinh cần có phổ rộng, bao gồm nhiều loại vi khuẩn
C. Kháng sinh có thời gian bán thải dài
D. Kháng sinh ít chọn ra chủng kháng thuốc khi dùng đơn độc
E. Kháng sinh có độc tính thấp

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.