Trắc nghiệm kế toán doanh nghiệp đề 2 là một bài thi thuộc môn kế toán doanh nghiệp do Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (BUH) tổng hợp. Đề thi này được biên soạn bởi TS. Trần Thị Hồng Nhung, một giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Để có thể đạt điểm cao ở bài thi này, sinh viên cần hiểu rõ về quy trình kế toán, cách lập báo cáo tài chính, và các phương pháp phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Đề thi này đặc biệt phù hợp cho sinh viên năm ba, chuyên ngành Kế toán. Cùng tìm hiểu đề thi này và làm bài kiểm tra ngay bây giờ nhé!
Trắc nghiệm kế toán doanh nghiệp – Đề 2 (có đáp án)
Câu 1: Khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ KHÔNG thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc tính theo phương pháp trực tiếp, đơn vị chưa trả tiền hàng, kế toán ghi:
A. Nợ TK 152, 153; Nợ TK 133 / Có TK 331
B. Nợ TK 152, 153 / Có TK 331; Có TK 133
C. Nợ TK 152, 153/ Có TK 331
D. Nợ TK 152, 153/ Có TK 111, 112
Câu 2: Đơn vị mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ đã trả bằng tiền mặt hoặc tiền gửi Ngân hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về (hàng thuộc diện chịu Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), kế toán ghi:
A. Nợ TK 151/ Có TK 111, 112
B. Nợ TK 151 / Có TK 111, 112; Có TK 133
C. Nợ TK 152, 153; Nợ TK 133 / Có TK 111, 112
D. Nợ TK 151; Nợ TK 133 / Có TK 111, 112
Câu 3: Đầu tháng sau hàng về nhập kho, kế toán ghi:
A. Nợ TK 151/ Có TK 133
B. Nợ TK 152, 153; Nợ TK 133 / Có TK 111, 112
C. Nợ TK 152, 153/ Có TK 151
D. Nợ TK 152, 153; Nợ TK 133 / Có TK 151
Câu 4: Đơn vị mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ thuộc diện chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, đơn vị trả tiền, cuối tháng hàng chưa về, kế toán ghi:
A. Nợ TK 151/ Có TK331
B. Nợ TK 151 / Có TK 331; Có TK 133
C. Nợ TK 152, 153; Nợ TK 133 / Có TK 331
D. Nợ TK 151; Nợ TK 133 / Có TK 331
Câu 5: Đầu tháng sau hàng về nhập kho, kế toán ghi:
A. Nợ TK 152, 153/ Có TK 331
B. Nợ TK 152, 153/ Có TK111, 112
C. Nợ TK 152, 153; Nợ TK 153 / Có TK 331
D. Nợ TK 152, 153 / Có TK 151
Câu 6: Đơn vị thanh toán sớm tiền hàng được người bán dành cho 1 khoản chiết khấu thanh toán hoặc được giảm giá do vật tư không đảm bảo chất lượng, kế toán ghi:
A. Nợ TK 331/ Có TK 711
B. Nợ TK 331; Nợ TK 111, 112 / Có TK 711
C. Nợ TK 111,112 / Có TK 711; Có TK 133
D. Nợ TK 331; Nợ TK 111, 112 / Có TK 515
Câu 7: Trường hợp vật tư nhập khẩu, đơn vị phải tính thuế nhập khẩu theo giá nhập khẩu nhưng chưa trả tiền. Khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, kế toán ghi:
A. Nợ TK 152, 153/ Có TK 331
B. Nợ TK 152, 153; Nợ TK 133 / Có TK 331
C. Nợ TK 152,153 / Có TK 331; Có TK 333(3)
D. Nợ TK 152, 153; Nợ TK 333(3) / Có TK 331
Câu 8: Đơn vị tính thuế GTGT phải nộp cho NSNN về số vật tư nhập khẩu, kế toán ghi:
A. Nợ TK 133/ Có TK 111,112
B. Nợ TK 333/ Có TK 113
C. Nợ TK 133/ Có TK 333(3)
D. Nợ TK 333(3)/ Có TK 111 ,112
Câu 9: Trường hợp vật tư nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế hoặc tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, đơn vị chưa trả tiền, kế toán ghi:
A. Nợ TK 152,153/ Có TK 331
B. Nợ TK 152, 153; Nợ TK 333 / Có TK 333 (3331, 3333)
C. Nợ TK 152,153; Nợ TK 333 (3331, 3333) / Có TK 331
D. Nợ TK 152, 153 / Có TK 331; Có TK 333 (3331, 3333)
Câu 10: Các chi phí liên quan đến quá trình mua vật tư được tính vào giá trị vật tư (đơn vị đã trả tiền), kế toán ghi:
A. Nợ TK 152, 153/ Có TK 111, 112
B. Nợ TK 152, 153; Nợ TK 333 / Có TK 111, 112
C. Nợ TK 152, 153; Nợ TK 133 / Có TK 111, 112
D. Nợ TK 152, 153 / Có TK 111, 112; Có TK 333
Câu 11: Đơn vị nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ do tự gia công chế biến, kế toán ghi:
A. Nợ TK 152, 153; Nợ TK 133 / Có TK 154
B. Nợ TK 152, 153 / Có TK 154; Có TK 133
C. Nợ TK 152, 153/ Có TK 154
D. Nợ TK 142/ Có TK 152, 153
Câu 12: Đơn vị xuất nguyên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán ghi:
A. Nợ TK 144, 621, 627 / Có TK 152; Có TK 333
B. Nợ TK 152/ Có TK 154, 621, 627
C. Nợ TK 154, 621/ Có TK 152
D. Nợ TK 641, 642(2)/ Có TK 152
Câu 13: Đơn vị xuất nguyên liệu, vật liệu đi góp vốn liên doanh, nếu phát sinh chênh lệch giảm giữa trị giá vốn góp và trị giá ghi sổ, kế toán ghi:
A. Nợ TK 222 / Có TK 152; Có TK 412
B. Nợ TK 222/ Có TK 152
C. Nợ TK 222; Nợ TK 811 / Có TK 152
D. Nợ TK 152; Nợ TK 412 / Có TK 222
Câu 14: Đơn vị xuất nguyên liệu, vật liệu đi góp vốn liên doanh, nếu phát sinh chênh lệch tăng giữa trị giá vốn góp và trị giá ghi sổ, kế toán ghi:
A. Nợ TK 222; Nợ TK 412 / Có TK 152
B. Nợ TK 152 / Có TK 222; Có TK 413
C. Nợ TK 222/ Có TK152
D. Nợ TK 222 / Có TK 152; Có TK 711
Câu 15: Nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho sản xuất kinh doanh không dùng hết nhập lại kho, kế toán ghi:
A. Nợ TK 152; Nợ TK 133 / Có TK 621, 627
B. Nợ TK 152 / Có TK 621, 627; Có TK 333
C. Nợ TK 152 /Có TK 621, 627, 642, 641
D. Nợ TK 152 /Có TK 641, 642
Câu 16: Xuất công cụ phân bổ 1 lần (phân bổ 100%) dùng cho sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
A. Nợ TK 154/ Có TK 153
B. Nợ TK 142/ Có TK 153
C. Nợ TK153/ Có TK 627, 641, 642
D. Nợ TK Có TK 627, 641, 642 / Có TK 153
Câu 17: Đơn vị xuất công cụ phân bổ làm nhiều lần. Khi xuất dùng, kế toán ghi:
A. Nợ TK 627, 641, 642 /Có TK 153
B. Nợ TK 152, 242; Nợ TK 133 / Có TK 153
C. Nợ TK 153 / Có TK 142, 242
D. Nợ TK 142, 242 / Có TK 153
Câu 18: Giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ từng lần vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
A. Nợ TK 627, 641, 642 / Có TK 153
B. Nợ TK 627, 641, 642 / Có TK 153; Có TK 111, 152
C. Nợ TK 627, 641, 642; Nợ TK 152, 111 / Có TK 153
D. Nợ TK 627, 641, 642/ Có TK 142, 242
Câu 19: Khi báo hỏng công cụ, dụng cụ loại phân bổ nhiều lần, nếu thu hồi được phế liệu hoặc bán phế liệu thu tiền mặt, kế toán ghi:
A. Nợ TK 627, 641, 642/ Có TK 153
B. Nợ TK 627, 641, 642/ Có TK 142, 242
C. Nợ TK 627,641, 642; Nợ TK 111, 152 / Có TK 142, 242
D. Nợ TK 627, 641, 642; Nợ TK 111, 152 / Có TK 153
Câu 20: Trường hợp kế toán Hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK, trị giá vật tư xuất kho tuỳ thuộc vào các yếu tố nào:
A. Trị giá vật tư tồn kho đầu kỳ
B. Trị giá vật tư nhập trong kỳ
C. Trị giá vật tư tồn cuối kỳ
D. Tất cả các yếu tố
Câu 21: Đầu tháng, khi kết chuyển trị giá vật tư tồn đầu kỳ, kế toán ghi: (KKĐK)
A. Nợ TK 611; Nợ TK 133 / Có TK 152, 153
B. Nợ TK 152, 153/ Có TK 611
C. Nợ TK 611/ Có TK 152, 153
D. Nợ TK 154/ Có TK 152, 153
Câu 22: Khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và đã trả tiền, kế toán ghi: (KKĐK)
A. Nợ TK 611/Có TK 111, 112
B. Nợ TK 152, 153/ Có TK 111, 112
C. Nợ TK 152,153; Nợ TK 113 / Có TK 111, 112
D. Nợ TK 611; Nợ TK 133 / Có TK 111, 112
Câu 23: Khi đơn vị nhận vật tư do đơn vị khác góp vốn liên doanh, kế toán ghi:(KKĐK)
A. Nợ TK 152,153 / Có TK 331
B. Nợ TK 152, 153/ Có TK 411
C. Nợ TK 611/ Có TK 331
D. Nợ TK 611/ Có TK 411
Câu 24: Cuối kì, trị giá vật tư kiểm kê được kết chuyển, kế toán ghi: (KKĐK)
A. Nợ TK 152, 153/ Có TK 138(1)
B. Nợ TK 138(1)/ Có TK 152, 153
C. Nợ TK 152, 153/ Có TK 611
D. Nợ TK 611/ Có TK 152, 153
Câu 25: Đơn vị xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ cho các mục đích khác (không dùng cho sản xuất sản phẩm), kế toán ghi: (KKĐK)
A. Nợ TK 157, 641, 642…/ Có TK 152, 153
B. Nợ TK 338/ Có TK 152, 153
C. Nợ TK 157, 632, 641, 642/ Có TK 611
D. Nợ TK 611/ Có TK 152, 153
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.