Trắc nghiệm Kế toán doanh nghiệp đề 4 là một trong những đề thi môn Kế toán Doanh nghiệp thuộc chương trình đào tạo của các trường đại học chuyên ngành Kinh tế. Đề thi này tập trung vào các kiến thức căn bản và chuyên sâu về kế toán doanh nghiệp, bao gồm việc hạch toán, quản lý tài chính, lập báo cáo tài chính và phân tích hiệu quả kinh doanh. Được biên soạn bởi giảng viên giàu kinh nghiệm là ThS. Nguyễn Thị Bích Hạnh từ trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), đề thi này nhằm giúp sinh viên năm ba ngành Kế toán kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của mình. Hãy cùng khám phá đề thi ngay bây giờ nhé!
Trắc nghiệm kế toán doanh nghiệp – Đề 4 (có đáp án)
Câu 1: Đơn vị mang TSCĐ hữu hình để trao đổi lấy TSCĐ hữu hình không tương tự, trước hết kế toán ghi giảm TSCĐ hữu hình bằng đi trao đổi:
A. Nợ TK 411/ Có TK 211
B. Nợ TK 811/ Có TK 211
C. Nợ TK 811 / Có TK 211; Có TK 214
D. Nợ TK 811; Nợ TK 214 / Có TK 211
Câu 2: Đơn vị mang TSCĐ hữu hình để trao đổi lấy TSCĐ hữu hình không tương tự, nếu việc trao đổi đó làm tăng thu nhập, kế toán ghi:
A. Nợ TK 131/ Có TK 711
B. Nợ TK 131 / Có TK 711; Có TK 333(1)
C. Nợ TK 138/ Có TK 711
D. Nợ TK 138; Nợ TK 333(1) / Có TK 711
Câu 3: Đơn vị mang TSCĐ hữu hình để trao đổi lấy TSCĐ hữu hình không tương tự, khi nhận TSCĐ về, kế toán ghi:
A. Nợ TK 211/ Có TK 131
B. Nợ TK 211/ Có TK 138
C. Nợ TK 211; Nợ TK 133 / Có TK 138
D. Nợ TK 211; Nợ TK 133 / Có TK 131
Câu 4: Đơn vị nhận lại TSCĐ hữu hình đem đi góp vốn liên doanh, nếu số vốn góp không thu hồi đủ, kế toán ghi:
A. Nợ TK 211 / Có TK 222; Có TK 635
B. Nợ TK 211 / Có TK 635; Có TK 222
C. Nợ TK 211/ Có TK 222
D. Nợ TK 211; Nợ TK 642/ Có TK 222
Câu 5: Đơn vị nhận lại TSCĐ hữu hình đem đi góp vốn liên doanh, nếu số vốn thu hồi lớn hơn vốn góp, kế toán ghi:
A. Nợ TK 211/ Có TK 222
B. Nợ TK 211; Nợ TK 635 / Có TK 222
C. Nợ TK 211 / Có TK 222; Có TK 635
D. Nợ TK 211 / Có TK 222; Có TK 515
Câu 6: Đối với TSCĐ vô hình được hình thành trong nội bộ Doanh nghiệp trong giai đoạn triển khai, chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình, kế toán ghi:
A. Nợ TK 213; Nợ TK 133 / Có TK 241
B. Nợ TK 213/ Có TK 154
C. Nợ TK 213; Nợ TK 133 / Có TK 154
D. Nợ TK 213 / Có TK 241
Câu 7: Khi thanh lý TSCĐ hữu hình, kế toán phản ánh chi phí phát sinh bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:
A. Nợ TK 811/ Có TK 111, 112
B. Nợ TK 642/ Có TK 111, 112
C. Nợ TK 642; Nợ TK 133 / Có TK 111, 112
D. Nợ TK 811; Nợ TK 133 / Có TK 111, 112
Câu 8: Đơn vị thu được tiền mặt do thanh toán thanh lý TSCĐ hữu hình, kế toán ghi: (thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
A. Nợ TK 111 / Có TK 811; Có TK 333(1)
B. Nợ TK 111/ Có TK 711
C. Nợ TK 111 / Có TK 711; Có TK 333(1)
D. Nợ TK 111; Nợ TK 133 / Có TK 711
Câu 9: Đơn vị thanh lý TSCĐ hữu hình, kế toán phản ánh nguyên giá, giá trị còn lại như sau:
A. Nợ TK 214/ Có TK 211
B. Nợ TK 211 / Có TK 214; Có TK 811
C. Nợ TK 214; Nợ TK 711 / Có TK 211
D. Nợ TK 811; Nợ TK 214 / Có TK 211
Câu 10: Giá trị phải tính khấu hao của TSCĐ KHÔNG tuỳ thuộc vào yếu tố nào:
A. Nguyên giá của TSCĐ
B. Thời gian sử dụng hữu ích
C. Giá trị thanh lý ước tính
D. Tất cả các yếu tố
Câu 11: Kế toán KHÔNG sử dụng phương pháp nào để tính khấu hao TSCĐ:
A. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
B. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
C. Phương pháp khấu hao theo ước lượng
D. Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Câu 12: Khi phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình giảm, kế toán ghi:
A. Nợ TK 214/ Có TK 211
B. Nợ TK 214; Nợ TK 811, 632 / Có TK 211
C. Nợ TK 214 / Có TK 211; Có TK 811
D. Nợ TK 214; Nợ TK 711 / Có TK 211
Câu 13: Khi sửa chữa thường xuyên TSCĐ, nếu chi phí phát sinh ít, kế toán tính ngay vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì:
A. Nợ TK 627, 641, 641/Có TK 154
B. Nợ TK 627, 641, 642/ Có TK 631, 154
C. Nợ TK 627, 641, 642/ Có TK 152, 153, 334
D. Nợ TK 154, 631 / Có TK 152, 153, 334
Câu 14: Khi sửa chữa lớn TSCĐ, đơn vị thực hiện việc trích trước chi phí, kế toán ghi:
A. Nợ TK 627, 641, 642/ Có TK 154, 631
B. Nợ TK 627, 641, 642 / Có TK 142, 242
C. Nợ TK 627, 641, 642/ Có TK 335
D. Nợ TK 335 / Có TK 627, 641, 642
Câu 15: Khi tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thực tế phát sinh, kế toán ghi:
A. Nợ TK 154; Nợ TK 133 / Có TK 152, 153, 334
B. Nợ TK 241(3)/ Có TK 152, 153, 334
C. Nợ TK 241(3); Nợ TK 133 / Có TK 152, 153, 334
D. Nợ TK 152, 153, 334/ Có TK 241(3)
Câu 16: Khi sửa chữa lớn hoàn thành, quyết toán được duyệt, kế toán ghi:
A. Nợ TK 335/Có TK 154
B. Nợ TK 335 / Có TK 241(3); Có TK 333
C. Nợ TK 335/ Có TK 241(3)
D. Nợ TK 335; Nợ TK 133/ Có TK 241(3)
Câu 17: Khi trích trước chi phí để sửa chữa lớn TSCĐ, nếu số trích trước nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh, kế toán tính vào chi phí phần chênh lệch đó và ghi:
A. Nợ TK 154/ Có TK 152, 153, 334
B. Nợ TK 241(3)/ Có TK 711
C. Nợ TK 627, 641, 642; Nợ TK 133 / Có TK 241(3)
D. Nợ TK 627, 641, 641/ Có TK 241(3)
Câu 18: Khi trích trước chi phí để sửa chữa lớn TSCĐ, nếu số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, kế toán ghi:
A. Nợ TK 152, 153, 334/ Có TK 241(3)
B. Nợ TK 241(3)/ Có TK 711
C. Nợ TK 627, 641, 642/ Có TK 711
D. Nợ TK 335/ Có TK 711
Câu 19: Đơn vị không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, sau khi tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế công trình sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán ghi:
A. Nợ TK 621, 622, 627/ Có TK 241(3)
B. Nợ TK 152, 153, 334/ Có TK 241(3)
C. Nợ TK 142, 242/ Có TK 154
D. Nợ TK 142, 242/ Có TK 241(3)
Câu 20: Đơn vị xác định số phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ, kế toán ghi:
A. Nợ TK 154/ Có TK 142, 242
B. Nợ TK 241(3)/ Có TK 142, 242
C. Nợ TK 627, 641, 642/ Có TK 142, 242
D. Nợ TK 142, 242/ Có TK 627, 641, 642
Câu 21: Đơn vị thuê ngoài sửa chữa lớn TSCD, dựa vào hợp đồng sửa chữa và biên bản giao nhận sửa chữa TSCĐ hoàn thành, số tiền phải trả cho người nhận thầu, kế toán ghi:
A. Nợ TK 241(3)/Có TK 131
B. Nợ TK 241(3)/Có TK 331
C. Nợ TK 241(3); Nợ TK 133 / Có TK 131
D. Nợ TK 241(3); Nợ TK 133 / Có TK 331
Câu 22: Để được ghi nhận là bất động sản đầu tư, tài sản phải thoả mãn điều kiện nào?
A. Nguyên giá của BĐSĐT phải được xác định một cách đáng tin cậy
B. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
D. Phải thoả mãn cả 2 điều kiện Nguyên giá của BĐSĐT phải được xác định một cách đáng tin cậy và Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
Câu 23: Đơn vị mua BĐSĐT trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi:
A. Nợ TK 211; Nợ TK 133 / Có TK 111, 112
B. Nợ TK 217/ Có TK 111, 112
C. Nợ TK 217; Nợ TK 133 / Có TK 111, 112
D. Nợ TK 217 / Có TK 111, 112; Có TK 333
Câu 24: Đơn vị mua BĐSĐT theo phương thức trả chậm kế toán ghi:
A. Nợ TK 111, 112; Nợ TK 242 / Có TK 331
B. Nợ TK 217; Nợ TK 242 / Có TK 331
C. Nợ TK 217; Nợ TK 133 / Có TK 331
D. Nợ TK 217; Nợ TK 242; Nợ TK 133 / Có TK 331
Câu 25: Định kỳ đơn vị tính và phân bổ số lãi trả chậm:
A. Nợ TK 627, 641, 642/ Có TK 242
B. Nợ TK 217/ Có TK 242
C. Nợ TK 632/ Có TK 242
D. Nợ TK 635/ Có TK 242
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.