Trắc Nghiệm Kế Toán Quản Trị – Đề 9

Năm thi: 2023
Môn học: Kế toán quản trị
Trường: Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
Người ra đề: GV Trương Thị Hồng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên kế toán quản trị
Năm thi: 2023
Môn học: Kế toán quản trị
Trường: Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
Người ra đề: GV Trương Thị Hồng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên kế toán quản trị
Làm bài thi

Trắc nghiệm Kế toán quản trị – Đề 9 là một trong những đề thi môn Kế toán quản trị đã được tổng hợp và xây dựng dành cho sinh viên các trường đại học có giảng dạy về ngành kế toán. Đề thi này được thiết kế nhằm kiểm tra những kiến thức trọng tâm về quản lý chi phí, lập kế hoạch tài chính, và kiểm soát ngân sách, những kỹ năng quan trọng trong quá trình học tập môn Kế toán quản trị.

Thông qua đề thi, sinh viên sẽ cần vận dụng các nguyên tắc quản lý tài chính và khả năng phân tích số liệu để giải quyết các bài tập tình huống thực tế. Đây là đề thi phù hợp cho sinh viên năm 3 thuộc ngành Kế toán của các trường đại học như Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) hoặc tương tự, được biên soạn bởi giảng viên uy tín trong lĩnh vực. Hãy cùng Itracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Đề Thi Trắc Nghiệm Kế toán quản trị – Đề 9 (có đáp án)

Câu 1: Biểu hiện bằng tiền của những vật liệu chính tạo nên thực thể sản phẩm như sắt, gỗ, CP…
A. Nguyên vật liệu
B. Nhân công
C. QLDN
D. Cơ hội

Câu 2: Khi phân loại chi phí theo chức năng hoạt động ta có:
A. Chi phí thời kỳ
B. Chi phí trực tiếp
C. Chi phí gián tiếp
D. Chi phí sản xuất

Câu 3: Chi phí mà giá trị của nó thay đổi theo mức độ hoạt động khi phân loại theo ứng xử chi phí gọi là:
A. Biến phí
B. Định phí
C. Chi phí hỗn hợp
D. Chi phí gián tiếp

Câu 4: Khi phân loại theo ứng xử của CP mà thành phần bao gồm yếu tố bất biến và khả biến gọi là CP:
A. Hỗn hợp
B. Cơ hội
C. Gián tiếp
D. Trực tiếp

Câu 5: Khi phân tích quan hệ CP – KL – LN, chênh lệch giữa doanh thu và biến phí gọi là:
A. Số dư đảm phí
B. Tỷ lệ số dư đảm phí
C. Kết cấu chi phí
D. Đòn bẩy hoạt động

Câu 6: Tỷ số phản ánh quan hệ giữa tốc độ tăng (giảm) doanh thu với tốc độ tăng (giảm) lợi nhuận gọi là:
A. Kết cấu chi phí
B. Số dư an toàn
C. Đòn bẩy hoạt động
D. Số dư đảm phí

Câu 7: Khi phân tích quan hệ CP – KL – LN, chênh lệch giữa doanh thu thực hiện và doanh thu hòa vốn gọi là:
A. Số dư đảm phí
B. Số dư an toàn
C. Kết cấu chi phí
D. Đòn bẩy hoạt động

Câu 8: Ta có số dư đảm phí bằng doanh thu hoạt động trừ đi:
A. Biến phí
B. Giá bán
C. Định phí
D. Doanh thu

Câu 9: Khi phân tích điểm hòa vốn, doanh thu hòa vốn được tính bằng cách lấy định phí chia cho:
A. Số dư đảm phí
B. Số dư an toàn
C. Tỷ lệ số dư đảm phí
D. Tỷ lệ số dư an toàn

Câu 10: Khi phân tích quan hệ CP – KL – LN, tỷ lệ trong từng loại biến phí, định phí trong tổng CP gọi là:
A. Kết cấu chi phí
B. Kết cấu hoạt động
C. Chi phí hỗn hợp
D. Điểm hòa vốn

Câu 11: Khi phân tích quan hệ CP – KL – LN, số dư an toàn được tính bằng doanh thu thực hiện:
A. Nhân với doanh thu hòa vốn
B. Chia cho doanh thu hòa vốn
C. Cộng với doanh thu hòa vốn
D. Trừ với doanh thu hòa vốn

Câu 12: Độ lớn đòn bẩy hoạt động tính bằng:
A. Số dư đảm phí + lợi nhuận
B. Số dư đảm phí – lợi nhuận
C. Số dư đảm phí × lợi nhuận
D. Số dư đảm phí : lợi nhuận

Câu 13: Số dư đảm phí đơn vị tính bằng đơn giá bán trừ:
A. Biến phí
B. Định phí
C. Biến phí đơn vị
D. Chi phí

Câu 14: Dự toán ngân sách là công việc của nhà quản trị nhằm dự tính những gì sẽ xảy ra:
A. Trong quá khứ
B. Trong tương lai
C. Trong hiện tại
D. Không xảy ra

Câu 15: Quá trình so sánh kết quả thực hiện với dự toán và đánh giá việc thực hiện dự toán đó gọi là:
A. So sánh
B. Kiểm soát
C. Hoạch định
D. Ra quyết định

Câu 16: Dự toán lập ra để xác định số lượng sản xuất ra đủ thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ và tồn kho cuối kỳ gọi là:
A. Dự toán tiền
B. Dự toán sản xuất
C. Dự toán tiêu thụ
D. Dự toán nhân công

Câu 17: Dự toán lập ra trên cơ sở dự báo sản phẩm bán được gọi là:
A. Dự toán sản xuất
B. Dự toán bán hàng
C. Dự toán tiêu thụ sản phẩm
D. Dự toán tồn kho

Câu 18: Dự toán lập ra xác định tất cả chi phí sản xuất còn lại trừ đi CP nguyên vật liệu trực tiếp và CP nhân công thì gọi là:
A. Dự toán tiêu thụ sản phẩm
B. Dự toán CP nhân công trực tiếp
C. Dự toán CP nguyên vật liệu
D. Dự toán CP sản xuất chung

Câu 19: Dự toán giúp nhà quản trị cân đối thu chi tiền từ đó tính các khoản đi vay, hay đem tiền đi đầu tư:
A. Dự toán tiền
B. Dự toán thu tiền
C. Dự toán chi tiền
D. Dự toán sản xuất

Câu 20: Dự toán ngân sách không bao gồm:
A. Dự toán tiêu thụ sản phẩm
B. Dự toán tiền
C. Dự toán sản xuất
D. Bản nghiệm thu công trình

Câu 21: Để dự toán đạt được tác dụng vốn có thì nhà quản trị cần phải thực hiện:
A. So sánh
B. Kiểm soát
C. Quyết định
D. Hoạch định

Câu 22: Khi xây dựng tiêu chuẩn định mức, định mức được xây dựng theo tiêu chuẩn sau:
A. Lượng định mức
B. Tiền định mức
C. Công định mức
D. Giờ định mức

Câu 23: Một tiêu chuẩn được dùng để xây dựng tiêu chuẩn định mức là:
A. Giá định mức
B. Tuần định mức
C. Ngày định mức
D. Tiền định mức

Câu 24: Khi phân loại định mức, định mức xây dựng trên giả định mọi thứ đều tối ưu, không có hư hỏng trục trặc gì cả gọi là định mức:
A. Dự toán
B. Thực tế
C. Lý tưởng
D. Sản xuất

Câu 25: Khi phân loại định mức, định mức xây dựng trên điều kiện hợp lý như máy móc có lúc hư hỏng, công nhân lúc nghỉ việc… gọi là định mức:
A. Lý tưởng
B. Thực tế
C. Gia công
D. Dự toán

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: