Trắc nghiệm kinh tế vĩ mô – Đề 1

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – Đề 1  là một đề thi môn Kinh tế vĩ mô, được tổng hợp và biên soạn từ các đề thi của nhiều trường đại học. Nội dung bộ đề thi này tập trung vào các kiến thức cốt lõi như lý thuyết về tổng cung, tổng cầu, chính sách tài khóa và tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp, và tăng trưởng kinh tế. Đây là những nội dung mà sinh viên chuyên ngành kinh tế cần nắm vững trong môn học Kinh tế vĩ mô.

Bộ đề thi này được biên soạn vào năm 2023, bởi các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về Kinh tế vĩ mô tại các trường đại học có chuyên ngành Kinh tế. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và trả lời những câu hỏi trắc nghiệm trong bộ đề thi này để nắm vững các kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới nhé.

Đề trắc nghiệm kinh tế vĩ mô online – Đề 1

Câu 1: Lượng tiền thực tế mà mọi người muốn nắm giữ sẽ tăng lên nếu hoặc thu nhập thực tế tăng lên hoặc:
a. Mức giá tăng lên.
b. Mức giá giảm đi.
c. Lãi suất tăng lên.
d. Lãi suất giảm đi.

Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sự dịch chuyển của đường cầu tiền danh nghĩa sang trái?
a. GDP thực tế tăng lên.
b. Lãi suất tăng.
c. Mức giá chung giảm.
d. Câu B và C.

Câu 3: Nếu hộ gia đình và các hãng nhận thấy rằng lượng tiền mình đang nắm giữ thấp hơn so với dự kiến, họ sẽ:
a. Bán các tài sản tài chính và làm cho lãi suất tăng lên.
b. Bán các tài sản tài chính và làm cho lãi suất giảm xuống.
c. Mua các tài sản tài chính và làm cho lãi suất tăng lên.
d. Mua các tài sản tài chính và làm cho lãi suất giảm đi.

Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây làm cho đường cầu tiền danh nghĩa dịch chuyển sang phải?
a. GDP thực tế tăng lên.
b. Lãi suất giảm.
c. Mức giá chung giảm

Câu 5: Nếu bạn tin rằng lãi suất sẽ giảm xuống trong thời gian tới, bạn có thể sẽ muốn:
a. Mua trái phiếu tại mức giá hiện hành.
b. Mua trái phiếu sau khi lãi suất giảm.
c. Bán ngay trái phiếu từ bây giờ.
d. Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ngắn hạn và một thời gian sau mới mua trái phiếu.

Câu 6: Chi phí cơ hội của việc giữ tiền so với các tài sản khác, ví dụ như trái phiếu, sẽ là:
a. Lạm phát.
b. Mức tiêu dùng bị bỏ qua.
c. Khả năng thanh khoản bị bỏ qua.
d. Tiền lãi bỏ qua.
Câu 7: Trái phiếu và tiền:
a. Là những tài sản thay thế.
b. Là những tài sản bổ sung.
c. Không có mối quan hệ kinh tế nào.
d. Đều là phương tiện trao đổi.

Câu 8: Định nghĩa đúng nhất về NHTW là:
a. Một tổ chức đặt trụ sở tại trung tâm của một nước.
b. Một tổ chức đảm bảo sự tiện lợi cho người gửi tiền.
c. Ngân hàng của một nước mà chỉ khi có nó, các ngân hàng nước ngoài mới có thể chuyển đổi đồng ngoại tệ thành đồng nội tệ.
d. Là tổ chức có chức năng kiểm soát cung tiền và điều tiết các tổ chức tài chính – tiền tệ của một nước.

Câu 9: Nỗ lực nhằm kiểm soát lạm phát và giảm bớt chu kỳ kinh doanh bằng cách thay đổi lượng tiền trong lưu thông và điều chỉnh lãi suất được gọi là:
a. Chính sách tín dụng.
b. Chính sách tiền tệ.
c. Chính sách tài khoá.
d. Chính sách tỉ giá hối đoái.

Câu 10: Các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm:
a. Lãi suất chiết khấu, và lãi suất của ngân hàng.
b. Lãi suất ngân hàng và các nghiệp vụ thị trường mở.
c. Các nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất chiết khấu.
d. Lãi suất chiết khấu và tỉ giá hối đoái.

Câu 11: Hoạt động nào sau đây không phải là chức năng của NHTW?
a. Đóng vai trò là “người cho vay cuối cùng” đối với các NHTM.
b. Kinh doanh tiền tệ để tối đa hoá lợi nhuận.
c. Điều chỉnh lượng cung tiền.
d. Điều tiết lãi suất ngân hàng.

Câu 12: Công cụ nào dưới đây thường được ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng để điều tiết cung tiền hiện nay?
a. Lựa chọn chế độ tỉ giá hối đoái.
b. Quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
c. Thay đổi lãi suất chiết khấu.
d. Nghiệp vụ thị trường mở.

Câu 13: Lãi suất mà NHTW nhận được khi cho các NHTM vay tiền được gọi là:
a. Lãi suất thị trường mở.
b. Lãi suất chiết khấu.
c. Lãi suất ngân hàng.
d. Lãi suất cơ bản.

Câu 14: Số nhân tiền tăng lên nếu tỉ lệ tiền mặt mà hộ gia đình và các hãng kinh doanh muốn giữ:
a. Tăng lên hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế tăng lên.
b. Giảm xuống hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM giảm xuống.
c. Giảm xuống hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM tăng lên.
d. Tăng lên hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM giảm xuống.

Câu 15: Giả sử tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 23%, tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM là 7%, và cung tiền là 820 tỉ đồng. Cơ sở tiền tệ là:
a. 120 tỉ.
b. 200 tỉ.
c. 410 tỉ.
d. 820 tỉ.

Câu 16: Giả sử tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và các ngân hàng không có dự trữ dôi ra. Nếu không có rò rỉ tiền mặt ngoài hệ thống NHTM và NHTW mua 1.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, thì lượng cung tiền:
a. Không thay đổi.
b. Tăng 1.000 tỉ đồng.
c. Tăng 10.000 tỉ đồng.
d. Giảm 10.000 tỉ đồng.

Câu 17: Giả sử tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và các ngân hàng không có dự trữ dôi ra. Nếu không có rò rỉ tiền mặt ngoài hệ thống NHTM và NHTW bán 1.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, thì lượng cung tiền:
a. Không thay đổi.
b. Giảm 1.000 tỉ đồng.
c. Tăng 10.000 tỉ đồng.
d. Giảm 10.000 tỉ đồng.

Câu 18: Ngân hàng trung ương có thể điều tiết tốt nhất đối với:
a. Cung tiền.
b. Cơ sở tiền tệ.
c. Số nhân tiền.
d. Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM.

Câu 19: Điều nào dưới đây làm tăng lãi suất. Chọn đáp án đúng nhất từ các lựa chọn sau:
a. Cầu tiền tăng
b. Cung tiền tăng
c. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm

Câu 20: Điều nào dưới đây làm giảm lãi suất, hãy chọn đáp án đúng nhất:
a. Cầu tiền giảm
b. Cung tiền giảm
c. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng

Câu 21: Điều nào dưới đây làm tăng lãi suất:
a. Thu nhập giảm
b. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm
c. Cầu tiền giảm
d. NHTW bán trái phiếu chính phủ

Câu 22: Điều nào dưới đây làm giảm lãi suất:
a. Thu nhập giảm
b. NHTW bán trái phiếu chính phủ.
c. Cầu tiền tăng

Câu 23: Trong hệ thống ngân hàng dự trữ 100%, số nhân tiền bằng:
a. 0
b. 1
c. 10
d. 100

Câu 24: Nếu cơ sở tiền tệ bằng 60 tỉ đồng và số nhân tiền bằng 3 thì cung tiền bằng:
a. 20 tỉ đồng.
b. 60 tỉ đồng.
c. 63 tỉ đồng.
d. 180 tỉ đồng.

Câu 25: Nếu cơ sở tiền tệ tăng gấp đôi trong khi cả tỉ lệ tiền mặt/tiền gửi và tỉ lệ dự trữ/tiền gửi không thay đổi thì cung ứng tiền tệ sẽ:
a. Giảm một nửa.
b. Không đổi.
c. Tăng gấp đôi.
d. Tất cả đều sai.

Câu 27: Nghiệp vụ thị trường mở xảy ra khi:
a. Chính phủ bán trái phiếu cho các NHTM.
b. NHNN Việt Nam mua trái phiếu chính phủ từ các NHTM.
c. Các NHTM mua bán trái phiếu chính phủ với nhau.

Câu 28: Việc giảm dự trữ bắt buộc sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến cung ứng tiền tệ nếu:
a. Các ngân hàng không thay đổi tỉ lệ dự trữ/tiền gửi.
b. Tỉ lệ tiền mặt/tiền gửi không thay đổi.
c. Lượng dự trữ dôi ra của các ngân hàng không thay đổi.
d. Cơ sở tiền tệ không thay đổi.

Câu 29: Lãi suất chiết khấu là:
a. Sự chênh lệch giữa giá của một mặt hàng bán tại Metro và giá của mặt hàng tương tự tại Big C.
b. Lãi suất mà những khách hàng tốt nhất của ngân hàng phải trả khi vay tiền của ngân hàng.
c. Lãi suất mà các ngân hàng phải trả NHNN Việt Nam khi vay để bổ sung dự trữ từ NHNN Việt Nam.
d. Sự chênh lệch giữa lãi suất của trái phiếu kho bạc và lãi suất cơ bản.

Câu 30: Muốn tăng cung ứng tiền tệ, NHNN Việt Nam có thể:
a. Thực hiện nghiệp vụ mua trái phiếu trên thị trường mở.
b. Giảm lãi suất chiết khấu.
c. Giảm dự trữ bắt buộc.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: