Trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – Đề 4 là một đề thi môn Kinh tế vĩ mô, được tổng hợp và biên soạn từ các đề thi của nhiều trường đại học. Nội dung bộ đề thi này tập trung vào các kiến thức cốt lõi như lý thuyết về tổng cung, tổng cầu, chính sách tài khóa và tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp, và tăng trưởng kinh tế. Đây là những nội dung mà sinh viên chuyên ngành kinh tế cần nắm vững trong môn học Kinh tế vĩ mô.
Bộ đề thi này được biên soạn vào năm 2023, bởi các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về Kinh tế vĩ mô tại các trường đại học có chuyên ngành Kinh tế. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và trả lời những câu hỏi trắc nghiệm trong bộ đề thi này để nắm vững các kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới nhé.
Đề trắc nghiệm kinh tế vĩ mô online – Đề 4
Câu 1: Trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy:
a) Cả lạm phát và thất nghiệp đều có xu hướng tăng.
b) Thất nghiệp tăng, trong khi lạm phát giảm.
c) Lạm phát tăng, trong khi thất nghiệp giảm.
d) Cả lạm phát và thất nghiệp đều giảm.
Câu 2: Để kiềm chế lạm phát, NHTW cần:
a) Giảm lãi suất ngân hàng.
b) Mua trái phiếu trên thị trường mở.
c) Tăng tốc độ tăng của cung tiền.
d) Giảm tốc độ tăng của cung tiền.
Câu 3: Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên của:
a) Giá cả của một số loại hàng hóa cụ thể.
b) Lương trả cho công nhân.
c) Mức giá chung.
d) GDP danh nghĩa.
Câu 4: Mức giá năm nay là 180 và tỉ lệ lạm phát là 20%. Hỏi mức giá năm ngoái là bao nhiêu?
a) 144
b) 150
c) 160
d) 216
Câu 5: Mức giá của một nền kinh tế tăng lên từ 200 đến 230 trong vòng 1 năm. Tỉ lệ lạm phát của năm đó là bao nhiêu?
a) 0.13
b) 0.6
c) 0.3
d) 0.15
Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây khiến cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ năm này qua năm khác?
a) Do chính phủ cắt giảm thuế một lần duy nhất.
b) Do chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ một lần duy nhất.
c) Do giá các đầu vào mà doanh nghiệp phải nhập khẩu tăng mạnh.
d) Lượng tiền liên tục tăng lên.
Câu 7: Lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi:
a) Các hộ gia đình tăng mạnh chi tiêu khi thị trường chứng khoán bùng nổ.
b) Giá nhiên liệu mà doanh nghiệp phải nhập khẩu tăng mạnh.
c) NHTW tăng lãi suất.
Câu 8: Lạm phát do tổng cầu tăng lên được gọi là:
a) Lạm phát do chi phí đẩy.
b) Lạm phát do cầu kéo.
c) Lạm phát được dự kiến trước.
d) Lạm phát không được dự kiến trước.
Câu 9: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra lạm phát do cầu kéo?
a) Giá dầu lửa tăng mạnh.
b) Mức lương theo thoả thuận với công đoàn tăng lên.
c) NHTW mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.
d) NHTW bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.
Câu 10: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra lạm phát do chi phí đẩy?
a) Giá dầu lửa tăng mạnh.
b) Mức lương theo thoả thuận với công đoàn tăng lên.
c) NHTW mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.
d) Câu A và B
Câu 11: Cú sốc cung bất lợi gây ra:
a) Lạm phát và tăng trưởng.
b) Giảm phát và suy thoái.
c) Lạm phát và suy thoái.
d) Giảm phát và tăng trưởng.
Câu 12: Tình trạng lạm phát đình trệ xuất hiện khi nền kinh tế phải trải qua cả:
a) Lạm phát và tăng trưởng.
b) Giảm phát và suy thoái.
c) Lạm phát và suy thoái.
d) Giảm phát và tăng trưởng.
Câu 13: Giả sử một nền kinh tế bắt đầu ở trạng thái cân bằng dài hạn. Kết quả nào sau đây không phải là ảnh hưởng trong ngắn hạn của cú sốc cung bất lợi?
a) GDP thực tế tăng lên cao hơn mức tự nhiên.
b) Mức giá chung tăng lên.
c) GDP thực tế giảm xuống.
d) Thất nghiệp tăng lên.
Câu 14: Kết quả nào sau đây không phải là ảnh hưởng trong ngắn hạn của một cú sốc cung bất lợi?
a) Mức giá chung tăng lên.
b) GDP thực tế giảm xuống.
c) Thất nghiệp tăng lên.
d) Việc làm tăng lên.
Câu 15: Giả sử rằng Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) bị tan rã mà không được dự báo trước, khiến cho giá dầu lửa giảm xuống. Kết quả là, mức giá sẽ:
a) Tăng lên và GDP thực tế tăng.
b) Tăng và GDP thực tế giảm.
c) Giảm và GDP thực tế tăng.
d) Giảm và GDP thực tế giảm.
Câu 16: Mức giá tăng lên do giá dầu lửa tăng:
a) Sẽ gây ra tình trạng lạm phát đình trệ trong ngắn hạn.
b) Có thể làm giảm lương thực tế.
c) Có thể làm tăng thất nghiệp.
d) Tất cả các câu trên.
Câu 17: Lạm phát do chi phí đẩy có thể xuất hiện khi:
a) Thuế thu nhập giảm.
b) Thuế thu nhập tăng.
c) Chi tiêu chính phủ tăng.
d) Tăng lương.
Câu 18: Nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát đình trệ là sự dịch chuyển của:
a) Đường tổng cầu sang phải.
b) Đường tổng cung sang trái.
c) Đường tổng cung sang phải.
d) Đường tổng cầu sang phải, tiếp đó là đường tổng cung dịch sang trái.
Câu 19: Hiện tượng lạm phát đình trệ sẽ dịu đi nếu phản ứng chính sách làm cho:
a) Đường tổng cầu sang phải.
b) Đường tổng cung sang trái.
c) Đường tổng cung sang phải.
d) Đường tổng cầu sang trái.
Câu 20: Giả sử những người cho vay và đi vay thống nhất về một mức lãi suất danh nghĩa dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế lạm phát lại cao hơn mức mà họ kỳ vọng ban đầu, thì:
a) Người đi vay sẽ được lợi và người cho vay bị thiệt.
b) Người cho vay được lợi và người đi vay bị thiệt.
c) Cả người đi vay và người cho vay đều không được lợi bởi vì lãi suất danh nghĩa được cố định theo hợp đồng.
d) Không phải các điều kể trên.
Câu 21: Giả sử những người cho vay và đi vay thống nhất về một mức lãi suất danh nghĩa dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế lạm phát lại thấp hơn mức mà họ kỳ vọng ban đầu, thì:
a) Người đi vay sẽ được lợi và người cho vay bị thiệt.
b) Người cho vay được lợi và người đi vay bị thiệt.
c) Cả người đi vay và người cho vay đều không được lợi bởi vì lãi suất danh nghĩa được cố định theo hợp đồng.
d) Không phải các điều kể trên.
Câu 22: Giả sử những người lao động và các chủ doanh nghiệp thống nhất về việc gia tăng tiền lương dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế lạm phát lại cao hơn mức mà họ kỳ vọng ban đầu, thì:
a) Chủ doanh nghiệp sẽ được lợi, còn người lao động bị thiệt.
b) Người lao động được lợi còn chủ doanh nghiệp bị thiệt.
c) Cả người lao động và chủ doanh nghiệp đều không được lợi bởi vì sự gia tăng tiền lương được ấn định theo hợp đồng lao động.
d) Không phải các điều kể trên.
Câu 23: Giả sử những người lao động và các chủ doanh nghiệp thống nhất về việc gia tăng tiền lương dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế lạm phát lại thấp hơn mức mà họ kỳ vọng ban đầu, thì:
a) Chủ doanh nghiệp sẽ được lợi, còn người lao động bị thiệt.
b) Người lao động được lợi, còn chủ doanh nghiệp bị thiệt.
c) Cả người lao động và chủ doanh nghiệp đều không được lợi bởi vì sự gia tăng tiền lương được ấn định theo hợp đồng lao động.
d) Không phải các điều kể trên.
Câu 24: Nếu lãi suất thực tế trước thuế là 4%, tỉ lệ lạm phát là 6% và thuế suất đánh vào tiền lãi là 20%, thì lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu?
a) 1%.
b) 2%.
c) 3%.
d) 4%.
Câu 25: Nếu lãi suất thực tế trước thuế là 2%, tỉ lệ lạm phát là 8% và thuế suất đánh vào tiền lãi là 10%, thì lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu?
a) -1%.
b) 0%.
c) 1%.
d) 2%.
Câu 26: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1999-2002 là:
a) Xu hướng giảm lạm phát đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.
b) Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
c) Lạm phát thấp đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
d) Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.
Câu 27: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2004-2006 là:
a) Xu hướng giảm lạm phát đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.
b) Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
c) Lạm phát thấp đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
d) Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.
Câu 28: Đường Phillips biểu diễn:
a) Mối quan hệ giữa mức tiền lương và mức thất nghiệp.
b) Mối quan hệ giữa mức giá và mức thất nghiệp.
c) Mối quan hệ giữa tốc độ tăng giá và tỉ lệ thất nghiệp.
d) Mối quan hệ giữa sự thay đổi của tỉ lệ lạm phát và sự thay đổi của tỉ lệ thất nghiệp.
Câu 29: Đường Phillips phản ánh mối quan hệ đánh đổi giữa tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp. Mối quan hệ này xảy ra khi (chọn 2 đáp án đúng):
a) Trong ngắn hạn; Nền kinh tế phi đối phó với các cú sốc từ phía tổng cầu.
b) Nền kinh tế phi đối phó với các cú sốc từ phía tổng cung.
c) Trong dài hạn.
Câu 30: Câu nào sau đây đúng khi đề cập đến chi phí cơ hội của việc giữ tiền trong thời kỳ có lạm phát?
a) Nếu lạm phát dự đoán được thì nó có thể được tính vào lãi suất và không gây ra tổn thất gì.
b) Tỉ lệ lạm phát càng cao thì lượng tiền thực tế mọi người nắm giữ trong tay càng lớn.
c) Tỉ lệ lạm phát càng cao thì chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng nhỏ.
d) Tỉ lệ lạm phát càng cao thì lượng tiền thực tế mọi người nắm giữ trong tay càng nhỏ.
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.