Trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – Đề 5 là một đề thi môn Kinh tế vĩ mô, được tổng hợp và biên soạn từ các đề thi của nhiều trường đại học. Nội dung bộ đề thi này tập trung vào các kiến thức cốt lõi như lý thuyết về tổng cung, tổng cầu, chính sách tài khóa và tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp, và tăng trưởng kinh tế. Đây là những nội dung mà sinh viên chuyên ngành kinh tế cần nắm vững trong môn học Kinh tế vĩ mô.
Bộ đề thi này được biên soạn vào năm 2023, bởi các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về Kinh tế vĩ mô tại các trường đại học có chuyên ngành Kinh tế. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và trả lời những câu hỏi trắc nghiệm trong bộ đề thi này để nắm vững các kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới nhé.
Đề trắc nghiệm kinh tế vĩ mô online – Đề 5
Câu 1: Nhìn chung, lạm phát được dự kiến trước có khuynh hướng:
a) Làm giảm mức sống trung bình và mức sản lượng đầu ra.
b) Làm cho thu nhập danh nghĩa tăng nhanh hơn mức giá.
c) Gây ra sự phân phối lại thu nhâp từ người đi vay sang người cho vay.
d) Gây ra tổn thất không nhiều cho xã hội nếu lạm phát ổn định ở mức thấp.
Câu 2: Đường Phillips:
a) Minh hoạ sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn.
b) Mối quan hệ thuận chiều giữa lạm phát và thất nghiệp.
c) Sự đánh đổi giữa sản lượng và thất nghiệp.
d) Mối quan hệ thuận chiều giữa sản lượng và thất nghiệp.
Câu 3: Đường Phillips là sự mở rộng mô hình tổng cung và tổng cầu bởi vì trong ngắn hạn, tăng tổng cầu làm tăng giá và
a) Giảm tăng trưởng
b) Giảm lạm phát.
c) Tăng thất nghiệp.
d) Giảm thất nghiệp.
Câu 4: Dọc theo đường Phillips ngắn hạn:
a) Tốc độ tăng trưởng sản lượng cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn.
b) Tốc độ tăng trưởng sản lượng cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn.
c) Tỉ lệ lạm phát cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn.
d) Tỉ lệ lạm phát cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn.
Câu 5: Theo đường Phillips, trong ngắn hạn, nếu các nhà hoạch định chính sách chọn chính sách mở rộng để giảm tỉ lệ thất nghiệp,
a) Nền kinh tế sẽ trải qua một thời kỳ có lạm phát thấp hơn.
b) Nền kinh tế sẽ trải qua một thời kỳ có lạm phát cao hơn.
c) Lạm phát không bị tác động nếu kỳ vọng về giá cả không thay đổi.
d) Không phải những nhận định trên.
Câu 6: Đường cong Phillips mô tả mối quan hệ giữa:
a) Tỉ lệ lạm phát với tốc độ tăng trưởng.
b) Tỉ lệ thất nghiệp với tốc độ tăng trưởng.
c) Tỉ lệ lạm phát với tỉ lệ thất nghiệp.
d) Tỉ lệ lạm phát với tốc độ tăng của tiền lương danh nghĩa.
Câu 7: Lạm phát được dự kiến trước gây tổn hại cho:
a) Những người giữ tiền.
b) Những người nhận lương hưu cố định bằng tiền và những người thoả thuận về lương hưu của họ trước khi lạm phát được dự kiến.
c) Các nhà hàng do phải in lại thực đơn.
d) Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 8: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm phát thực tế là 3%. Trong trường hợp này:
a) Lãi suất thực tế dự kiến là 4%.
b) Lãi suất thực tế thực hiện là 4%.
c) Lãi suất thực tế dự kiến là 6%.
d) Lãi suất thực tế thực hiện là 2%.
Câu 9: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm phát thực tế là 3%. Trong trường hợp này lãi suất sẽ:
a) Lãi suất thực tế thực hiện là 6%.
b) Lãi suất thực tế dự kiến là 6%.
c) Lãi suất thực tế là 2%.
Câu 10: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm phát thực tế là 8%. Trong trường hợp này:
a) Thu nhập được phân phối lại từ những người đi vay sang những người cho vay.
b) Thu nhập được phân phối lại từ những người cho vay sang những người đi vay.
c) Không ai được lợi vì lãi suất danh nghĩa không thay đổi.
d) Những người giữ tiền được lợi.
Câu 11: Trong thời kỳ có lạm phát, chi phí cơ hội của việc giữ tiền bằng:
a) Lãi suất thực tế dự kiến cộng tỉ lệ lạm phát dự kiến.
b) Lãi suất thực tế thực hiện.
c) Lãi suất của ngân hàng.
Câu 12: Trong thời kỳ có lạm phát cao hơn mức dự kiến:
a) Lãi suất thực tế dự kiến cao hơn lãi suất thực tế thực hiện.
b) Lãi suất thực tế thực hiện cao hơn lãi suất thực tế dự kiến.
c) Không ai bị tổn thất vì lãi suất danh nghĩa không thay đổi.
d) Những người giữ tiền được lợi.
Câu 13: Lạm phát dự kiến:
a) Gây ra nhiều vấn đề phức tạp hơn so với lạm phát không dự kiến.
b) Có khuynh hướng làm tăng tiết kiệm.
c) Không gây ra những tổn thất lớn như lạm phát không dự kiến.
d) Làm tăng lương ít hơn so với lạm phát không dự kiến.
Câu 14: Lạm phát cao hơn mức dự kiến trước có khuynh hướng phân phối lại thu nhập có lợi cho:
a) Những người nhận thu nhập cố định.
b) Những người cho vay theo lãi suất cố định.
c) Những người đi vay theo lãi suất cố định.
d) Những người tiết kiệm.
Câu 15: Lạm phát thấp hơn mức dự kiến trước có khuynh hướng phân phối lại thu nhập có lợi cho:
a) Những người nhận thu nhập cố định.
b) Những người cho vay theo lãi suất cố định.
c) Những người đi vay theo lãi suất cố định.
d) Những người tiết kiệm.
Câu 16: Trong mọi trường hợp lạm phát sẽ:
a) Làm giảm thu nhập thực tế của một số người.
b) Làm giảm lãi suất theo thời gian.
c) Làm cho người đi vay được lợi khi họ vay tiền theo lãi suất cố định.
d) Câu A và C.
Câu 17: Một nền kinh tế có quan hệ thương mại và tài chính với các nền kinh tế khác được gọi là:
a) Nền kinh tế xuất khẩu.
b) Nền kinh tế nhập khẩu.
c) Nền kinh tế đóng.
d) Nền kinh tế mở.
Câu 18: Điều nào sau đây đúng với một nền kinh tế có thâm hụt thương mại?
a) Xuất khẩu ròng âm.
b) Xuất khẩu ròng dương.
c) Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
d) Không điều nào trong những điều ở trên.
Câu 19: Sự kiện nào sau đây trực tiếp làm tăng đầu tư ra nước ngoài ròng của Việt Nam?
a) Công ty Honda Việt Nam bán một dây chuyền lắp ráp xe máy cho Lào.
b) Cà phê Trung Nguyên xây dựng một hệ thống phân phối mới ở Nga.
c) Honda xây dựng một nhà máy mới ở Vĩnh Phúc.
d) Mead Johnson mua cổ phần của Vinamilk.
Câu 20: Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam?
a) KFC xây dựng một nhà hàng ở Hà Nội.
b) Hãng phim Columbia bán bản quyền của một phim cho truyền hình Việt Nam.
c) HSBC mua cổ phần của ACB.
d) Lào mua thép của Tổng công ty Thép Việt Nam.
Câu 21: Nếu Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, thì:
a) Việt Nam đang có thâm hụt thương mại.
b) Việt Nam đang có thặng dư thương mại.
c) Đồng tiền Việt Nam mất giá.
Câu 22: Nếu Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu,
a) Xuất khẩu ròng của Việt Nam là âm.
b) Việt Nam đang có thâm hụt thương mại.
c) Việt Nam đang có thặng dư thương mại.
d) Câu A và B đúng.
Câu 23: Hoạt động nào sau đây sẽ trực tiếp làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam:
a) Nhật Bản mua gạo của Việt Nam.
b) Nhật Bản mua trái phiếu của chính phủ Việt Nam.
c) Việt Nam mua xe Toyota của Nhật Bản.
d) Việt Nam bán than cho Nhật Bản.
Câu 24: Hoạt động nào sau đây sẽ trực tiếp làm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam:
a) Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam.
b) Việt Nam mua xe Toyota của Nhật Bản.
c) Khuyến khích sinh viên Việt Nam sang Nhật du học.
Câu 25: Hoạt động nào sau đây sẽ trực tiếp làm tăng thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam:
a) Việt Nam viện trợ cho Lào.
b) Cà phê Trung Nguyên xây dựng một hệ thống phân phối tại Lào.
c) Việt Nam vay tiền của Nhật Bản.
d) Câu A và B đúng.
Câu 26: Hoạt động nào sau đây sẽ trực tiếp làm tăng thặng dư tài khoản vốn của Việt Nam:
a) Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam.
b) Cà phê Trung Nguyên xây dựng một hệ thống phân phối tại Lào.
c) Việt Nam vay tiền của Nhật Bản.
d) Câu A và C đúng.
Câu 27: Khi tỉ giá hối đoái thực tế của đồng Việt Nam tăng:
a) Hàng hoá nước ngoài trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa của Việt Nam.
b) Thâm hụt thương mại của Việt Nam tăng.
c) Thặng dư thương mại của Việt Nam giảm.
d) Tất cả các câu trên.
Câu 28: Giả sử tỉ giá được định nghĩa là số đơn vị ngoại tệ cần thiết để mua một đơn vị nội tệ (ví dụ, 0,000063 USD đổi lấy một đồng). Tỉ giá cao hơn:
a) Làm cho hàng nội rẻ hơn một cách tương đối so với hàng ngoại.
b) Khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
c) Làm giảm xuất khẩu ròng.
d) Làm tăng thu nhập.
Câu 29: Các tài khoản chính của cán cân thanh toán bao gồm:
a) Tài khoản vãng lai.
b) Tài khoản vốn.
c) Tài khoản kết toán chính thức.
d) Tất cả các câu trên.
Câu 30: Khoản mục nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tài khoản vãng lai của Việt Nam?
a) Giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu.
b) Giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
c) Thu nhập nhân tố trả cho nước ngoài.
d) Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.