Trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – Đề 6 là một đề thi môn Kinh tế vĩ mô, được tổng hợp và biên soạn từ các đề thi của nhiều trường đại học. Nội dung bộ đề thi này tập trung vào các kiến thức cốt lõi như lý thuyết về tổng cung, tổng cầu, chính sách tài khóa và tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp, và tăng trưởng kinh tế. Đây là những nội dung mà sinh viên chuyên ngành kinh tế cần nắm vững trong môn học Kinh tế vĩ mô.
Bộ đề thi này được biên soạn vào năm 2023, bởi các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về Kinh tế vĩ mô tại các trường đại học có chuyên ngành Kinh tế. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và trả lời những câu hỏi trắc nghiệm trong bộ đề thi này để nắm vững các kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới nhé.
Đề trắc nghiệm kinh tế vĩ mô online – Đề 6
Câu 1: Cán cân thương mại là:
a) Chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu về hàng hoá.
b) Chênh lệch giữa giá trị của tài khoản vãng lai với tài khoản vốn.
c) Chênh lệch giá trị thương mại trong nước và nước ngoài.
d) Chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ.
Câu 2: Tài khoản vốn đo lường:
a) Chênh lệch giữa luồng vốn từ nước ngoài chảy vào và luồng vốn chảy ra.
b) Chênh lệch giữa khoản tiền vay ở nước ngoài với khoản tiền mà nước ngoài vay trong nước.
c) Chênh lệch giá trị thương mại trong nước và nước ngoài.
d) Chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Câu 3: Tài khoản kết toán chính thức đo lường:
a) Giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài.
b) Giá trị ròng của hàng hoá nước ngoài chính thức được trong nước mua.
c) Giá trị ròng của xuất khẩu chính thức.
d) Sự thay đổi dự trữ ngoại tệ của quốc gia.
Câu 4: Một nước có thâm hụt thương mại khi:
a) Giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
b) Giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu nhỏ hơn giá trị hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
c) Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng hóa nhập khẩu.
d) Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng hoá xuất khẩu.
Câu 5: Một nước có thặng dư thương mại khi:
a) Giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
b) Giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu nhỏ hơn giá trị hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
c) Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng hóa nhập khẩu.
d) Tài khoản vãng lai có thặng dư.
Câu 6: Thay đổi dự trữ chính thức của một nước bằng:
a) Giá trị của cán cân thanh toán.
b) Thâm hụt thương mại.
c) Chênh lệch giữa thâm hụt thương mại hữu hình với khoản vay ròng từ nước ngoài.
d) Chênh lệch giữa thâm hụt tài khoản vãng lai với khoản vay ròng từ nước ngoài.
Câu 7: Giá trị xuất khẩu được ghi trong cán cân thanh toán:
a) Là một khoản mục Nợ.
b) Là một khoản mục Có
c) Cả ở bên Có và bên Nợ.
d) Không phải các điều ở trên.
Câu 8: Giá trị nhập khẩu được ghi trong cán cân thanh toán:
a) Là một khoản mục Nợ.
b) Là một khoản mục Có
c) Cả ở bên Có và bên Nợ.
d) Không phải các điều ở trên.
Câu 9: Khoản tiền mà chính phủ Việt Nam vay nước ngoài được ghi trong cán cân thanh toán:
a) Là một khoản mục Nợ.
b) Là một khoản mục Có
c) Cả ở bên Có và bên Nợ.
d) Không phải các điều ở trên.
Câu 10: Khoản tiền mà các NHTM Việt Nam gửi ở nước ngoài được ghi trong cán cân thanh toán với tư cách là:
a) Là một khoản mục Nợ.
b) Là một khoản mục Có
c) Cả ở bên Có và bên Nợ.
d) Không phải các điều ở trên.
Câu 11: Giao dịch nào dưới đây được ghi là một khoản mục Có trong cán cân thanh toán của Việt Nam?
a) Một người dân trong nước đi du lịch ở nước ngoài và tiêu 3000 USD.
b) Một người dân Việt Nam mua trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành.
c) Một doanh nghiệp trong nước trả lãi trái phiếu cho một công dân ở nước ngoài.
d) Không có khoản mục nào.
Câu 12: Giao dịch nào dưới đây được ghi là một khoản mục Nợ trong cán cân thanh toán của Việt Nam?
a) Một người dân trong nước đi du lịch ở nước ngoài và tiêu 3000 USD.
b) Một người dân Việt Nam mua trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành.
c) Một doanh nghiệp trong nước trả lãi trái phiếu cho một công dân ở nước ngoài.
d) Tất cả các câu trên.
Câu 13: Giả sử tài khoản vãng lai của một nước có thâm hụt 300 triệu USD, trong khi đó tài khoản vốn có thặng dư 700 triệu USD. Khi đó, cán cân thanh toán của quốc gia đó có:
a) Thặng dư 400 triệu USD.
b) Thặng dư 700 triệu USD.
c) Thâm hụt 300 triệu USD.
d) Thâm hụt 400 triệu USD.
Câu 14: Giả sử tài khoản vãng lai của một nước có thặng dư 300 triệu USD, trong khi đó tài khoản vốn có thâm hụt 700 triệu USD. Khi đó, cán cân thanh toán của quốc gia đó có:
a) Thặng dư 400 triệu USD.
b) Thặng dư 700 triệu USD.
c) Thâm hụt 300 triệu USD.
d) Thâm hụt 400 triệu USD.
Câu 15: Những khoản tiền mà Việt kiều gửi về cho người thân của họ ở Việt Nam sẽ làm:
a) Tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
b) Giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
c) Giảm thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam.
d) Không ảnh hưởng gì đến tài khoản vãng lai hay tài khoản vốn của Việt Nam.
Câu 16: Những khoản tiền mà các tổ chức quốc tế viện trợ cho Việt Nam sẽ làm:
a) Giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
b) Tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
c) Tăng thặng dư tài khoản vốn của Việt Nam.
d) Không ảnh hưởng gì đến tài khoản vãng lai hay tài khoản vốn của Việt Nam.
Câu 17: Tiền lãi mà Việt Nam phải trả cho các tổ chức tài chính quốc tế sẽ làm:
a) Giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
b) Tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
c) Giảm thặng dư tài khoản vốn của Việt Nam.
d) Không ảnh hưởng gì đến tài khoản vãng lai hay tài khoản vốn của Việt Nam.
Câu 18: Điều nào sau đây không làm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của Việt Nam:
a) Khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam tăng.
b) Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng.
c) Cổ tức mà các công dân Việt Nam nhận được từ nước ngoài tăng.
d) Chính phủ Việt Nam bán trái phiếu ra nước ngoài.
Câu 19: Cán cân thanh toán bao gồm 3 tài khoản chính:
a) Tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản thương mại dịch vụ.
b) Tài khoản vốn, tài khoản tài trợ chính thức, và tài khoản thương mại hữu hình.
c) Tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản tài trợ chính thức.
d) Tài khoản tài trợ chính thức, tài khoản vốn và tài khoản thương mại hữu hình.
Câu 20: Cán cân tài khoản vốn đo lường:
a) Chênh lệch giữa luồng vốn chảy vào một quốc gia và chảy ra khỏi quốc gia đó.
b) Chênh lệch giá trị thương mại trong nước và thương mại với nước ngoài.
c) Chênh lệch giá trị giữa xuất khẩu và nhập khẩu về hàng hoá và dịch vụ.
d) Sự tăng thêm hoặc giảm bớt của dự trữ ngoại tệ ở trong nước.
Câu 21: Tỉ giá hối đoái danh nghĩa là tỉ lệ:
a) Trao đổi hàng hóa giữa hai nước.
b) Trao đổi giữa tiền của nước này với hàng hoá của một nước khác.
c) Trao đổi giữa tiền của hai nước.
d) Trao đổi giữa tiền của một nước với đồng USD.
Câu 22: Nếu tỉ giá hối đoái danh nghĩa tăng từ 15.500 đồng Việt Nam/USD lên 16.000 đồng Việt Nam/USD:
a) Đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối.
b) Đồng Việt Nam lên giá trên thị trường ngoại hối.
c) Đồng Việt Nam lên giá hay giảm giá còn phụ thuộc vào điều gì xảy ra với giá tương đối giữa Việt Nam và Mỹ.
d) Các câu trên đều sai.
Câu 23: Nếu tỉ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng Bảng Anh và USD Mỹ là 0,5 Bảng/USD thì 1 Bảng có thể đổi được bao nhiêu USD?
a) 2 USD.
b) 1,5 USD.
c) 1 USD.
d) 0,5 USD.
Câu 24: Giả sử tỉ giá hối đoái giữa đồng VND và đồng USD là 16.100 VND bằng 1 USD. Nếu một chiếc ô tô được bán với giá 20.000 USD, thì giá của nó tính theo đồng VND sẽ là:
a) 161 triệu.
b) 200 triệu.
c) 320 triệu.
d) 322 triệu.
Câu 25: Đồng nội tệ giảm giá thực tế hàm ý:
a) Hàng ngoại trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng nội.
b) Khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng nội giảm.
c) Giá hàng ngoại tính bằng nội tệ tăng một cách tương đối so với giá hàng sản xuất trong nước.
d) Một ngoại tệ đổi được nhiều đơn vị nội tệ hơn.
Câu 26: Trong điều kiện vốn tự do chu chuyển, cán cân thanh toán của một nước chịu ảnh hưởng bởi:
a) Tình hình tăng trưởng trong nước và ở nước ngoài.
b) Sự thay đổi tỉ giá hối đoái thực tế.
c) Sự thay đổi lãi suất tương đối giữa trong nước và quốc tế.
d) Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 27: Giả sử cán cân tài khoản vãng lai (CA) và cán cân tài khoản vốn (KA) của một nước lần lượt được thể hiện qua các phương trình CA = 500 – 0,1Y và KA bằng -200. Tại mức thu nhập quốc dân là 3000 thì cán cân thanh toán của nước đó:
a) Thâm hụt 500.
b) Thâm hụt 200.
c) Cân bằng.
d) Thặng dư 200.
Câu 28: Giả sử cán cân tài khoản vãng lai (CA) và cán cân tài khoản vốn (KA) của một nước lần lượt được thể hiện qua các phương trình CA = 500 – 0,1Y và KA bằng 300. Tại mức thu nhập quốc dân là 3000 thì cán cân thanh toán của nước đó:
a) Thâm hụt 500.
b) Thâm hụt 200.
c) Thặng dư 200.
d) Thặng dư 500.
Câu 29: Yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam?
a) Giá cả hàng hóa và dịch vụ của thế giới giảm.
b) GDP thực tế của Việt Nam tăng.
c) Kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh.
d) GDP thực tế của thế giới giảm.
Câu 30: Yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng cầu về nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới bên ngoài?
a) Giá cả hàng hóa và dịch vụ của thế giới tăng.
b) GDP thực tế của Việt Nam tăng.
c) Kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh.
d) GDP thực tế của thế giới giảm.
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.