Trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô UEH là một bài kiểm tra môn Kinh tế vĩ mô đã được tổng hợp từ các đề thi của trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH). Bộ câu hỏi này được xây dựng dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hoàng Oanh, một giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong việc giảng dạy và nghiên cứu về kinh tế vĩ mô tại UEH. Các câu hỏi xoay quanh các kiến thức cốt lõi của kinh tế vĩ mô, bao gồm lý thuyết về tổng cung và tổng cầu, các chỉ số kinh tế, và chính sách tài khóa, tiền tệ.
Bài kiểm tra trắc nghiệm kinh tế vĩ mô UEH tổng hợp
1/ Khái niệm nào sau đây không thể lí giải bằng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)?
a. Cung cầu.
b. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
c. Sự khan hiếm.
d. Chi phí cơ hội
2/ Chính phủ các nước hiện nay có các giải pháp kinh tế khác nhau trước tình hình suy thoái kinh tế hiện nay, vấn đề này thuộc về:
a. Kinh tế vi mô, chuẩn tắc
b. Kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc
c. Kinh tế vĩ mô, thực chứng
d. Kinh tế vi mô, thực chứng
3/ Qui luật nào sau đây quyết định dạng của đường giới hạn khả năng sản xuất?
a. Qui luật năng suất biên giảm dần
b. Qui luật cung
c. Qui luật cầu
d. Qui luật cung – cầu
4/ Các hệ thống kinh tế giải quyết các vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì? số lượng bao nhiêu? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? xuất phát từ đặc điểm:
a. Nguồn cung của nền kinh tế
b. Đặc điểm tự nhiên
c. Tài nguyên có giới hạn
d. Nhu cầu của xã hội
5/ Doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền, cạnh tranh với nhau bằng việc:
a. Bán ra các sản phẩm riêng biệt, nhưng có thể thay thế nhau
b. Bán ra sản phẩm hoàn toàn không có sản phẩm khác thay thế được
c. Bán ra các sản phẩm có thể thay thế nhau một cách hoàn toàn
d. Cả ba câu đều sai
6/ Đường cầu của doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền:
a. Là đường cầu dốc xuống từ trái sang phải
b. Là đường cầu thẳng đứng song song trục giá
c. Là đường cầu của toàn bộ thị trường
d. Là đường cầu nằm ngang song song trục sản lượng
7/ Trong “mô hình đường cầu gãy” (The kinked demand curve model), tại điểm gãy của đường cầu, khi doanh nghiệp có chi phí biên MC thay đổi thì:
a. Giá P tăng, sản lượng Q giảm
b. Giá P tăng, sản lượng Q không đổi
c. Giá P không đổi, sản lượng Q giảm
d. Giá P và sản lượng Q không đổi
8/ Trong “mô hình đường cầu gãy” (The kinked demand curve model) khi một doanh nghiệp giảm giá thì các doanh nghiệp còn lại sẽ:
a. Giảm giá
b. Không thay đổi giá
c. Không biết được
d. Tăng giá
9/ Hiện nay chiến lược cạnh tranh chủ yếu của các xí nghiệp độc quyền nhóm là:
a. Cạnh tranh về quảng cáo và các dịch vụ hậu mãi
b. Cạnh tranh về sản lượng
c. Cạnh tranh về giá cả
d. Các câu trên đều sai
10/ Đặc điểm cơ bản của ngành cạnh tranh độc quyền là:
a. Mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng hạn chế ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình
b. Có nhiều doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có thể dễ thay thế cho nhau
c. Cả hai câu đều sai
d. Cả hai câu đều đúng
11/ Hàm số cầu & hàm số cung sản phẩm X lần lượt là: P = 70 – 2Q; P = 10 + 4Q. Thặng dư của người tiêu thụ (CS) & thặng dư của nhà sản xuất (PS) là:
a. CS = 150 & Ps = 200
b. CS = 100 & PS = 200
c. CS = 200 & PS = 100
d. CS = 150 & PS = 150
12/ Giả sử sản phẩm X có hàm số cung và cầu như sau: Qd = 180 – 3P, Qs = 30 + 2P, nếu chính phủ đánh thuế vào sản phẩm làm cho lượng cân bằng giảm xuống còn 78, thì số tiền thuế chính phủ đánh vào sản phẩm là:
a. 10
b. 3
c. 12
d. 5
13/ Chính phủ đánh thuế mặt hàng bia chai là 500đ/chai đã làm cho giá tăng từ 2500đ/chai lên 2700đ/chai. Vậy mặt hàng trên có cầu co giãn:
a. Nhiều
b. Ít
c. Co giãn hoàn toàn
d. Hoàn toàn không co giãn
14/ Một sản phẩm có hàm số cầu thị trường và hàm số cung thị trường lần lượt QD = -2P + 200 và QS = 2P – 40. Nếu chính phủ tăng thuế là 10$/sản phẩm, tổn thất vô ích (hay lượng tích động số mất hay thiệt hại mà xã hội phải chịu) do việc đánh thuế của chính phủ trên sản phẩm này là:
a. P = 40$
b. P = 60$
c. P = 70$
d. P = 50$
15/ Mặt hàng X có độ co giãn cầu theo giá là Ed = -2, khi giá của X tăng lên trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì lượng cầu của mặt hàng Y sẽ:
a. Tăng lên
b. Giảm xuống
c. Không thay đổi
d. Các câu trên đều sai
16/ Khi giá của Y tăng làm cho lượng cầu của X giảm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Vậy 2 sản phẩm X và Y có mối quan hệ:
a. Thay thế cho nhau
b. Độc lập với nhau
c. Bổ sung cho nhau
d. Các câu trên đều sai
17/ Giả sử hàm số cầu thị trường của một loại nông sản: Qd = -2P + 80, và lượng cung nông sản trong mùa vụ là 50 sp. Nếu chính phủ trợ cấp cho người sản xuất là 2 đvt/sp thì tổng doanh thu của họ trong mùa vụ này là:
a. 850
b. 950
c. 750
d. Không có câu nào đúng
18/ Hàm số cầu cà phê vùng Tây Nguyên hằng năm được xác định là: Qd = 480.000 – 0,1P. [đvt: P($/tấn), Q(tấn)]. Sản lượng cà phê năm trước Qs1= 270 000 tấn. Sản lượng cà phê năm nay Qs2 = 280 000 tấn. Giá cà phê năm trước (P1) & năm nay (P2) trên thị trường là:
a. P1 = 2 100 000 & P2 = 2 000 000
b. P1 = 2 100 000 & P2 = 1 950 000
c. P1 = 2 000 000 & P2 = 2 100 000
d. Các câu kia đều sai
19/ Trong thị trường độc quyền hoàn toàn, chính phủ đánh thuế không theo sản lượng sẽ ảnh hưởng:
a. Người tiêu dùng và người sản xuất cùng gánh
b. P tăng
c. Q giảm
d. Tất cả các câu trên đều sai
20/ Thị trường độc quyền hoàn toàn với đường cầu P = -Q/10 + 2000, để đạt lợi nhuận tối đa doanh nghiệp cung ứng tại mức sản lượng:
a. Q < 10.000
b. Q với điều kiện MP = MC = P
c. Q = 20.000
d. Q = 10.000
21/ Giải pháp can thiệp nào của Chính phủ đối với doanh nghiệp trong thị trường độc quyền hoàn toàn buộc doanh nghiệp phải gia tăng sản lượng cao nhất:
a. Đánh thuế không theo sản lượng
b. Quy định giá trần bằng với giao điểm giữa đường cầu và đường MC
c. Đánh thuế theo sản lượng
d. Quy định giá trần bằng với MR
22/ Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí biên MC = Q, bán hàng trên hai thị trường có hàm số cầu như sau: P1 = -Q/10 +120, P2 = -Q/10 +180. Nếu doanh nghiệp phân biệt giá trên hai thị trường thì giá thích hợp trên hai thị trường là:
a. 109,09 và 163,63
b. 136,37 và 165
c. 110 và 165
d. Các câu trên đều sai
23/ Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm số cầu thị trường có dạng: P = -Q + 2400. Ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận có hệ số co giãn của cầu theo giá là -3, chi phí biên là 10. Vậy giá bán ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận:
a. 10
b. 800
c. 1600
d. Các câu trên đều sai
24/ Tính kinh tế nhờ qui mô thể hiện khi:
a. Doanh nghiệp tăng sản lượng, chi phí sản xuất trung bình giảm
b. Doanh nghiệp giảm sản lượng, chi phí sản xuất trung bình giảm
c. Doanh nghiệp tăng sản lượng, chi phí sản xuất trung bình không đổi
d. Cả ba câu trên đều sai
25/ Giả sử công ty CocaCola đầu tư một dây chuyền sản xuất bao bì đóng chai mới, nhờ đó, chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm giảm đi. Tuy nhiên, ở các mức sản lượng khác nhau, chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm tăng lên, công ty đã gặp phải:
a. Lợi thế nhờ qui mô
b. Bất lợi thế nhờ qui mô
c. Hiệu suất tăng dần
d. Hiệu suất giảm dần
26/ Tại mức sản lượng Q mà tại đó chi phí trung bình dài hạn (LAC) không đổi, chi phí biên dài hạn (LMC) sẽ:
a. Lớn hơn chi phí trung bình dài hạn (LAC)
b. Bằng chi phí trung bình dài hạn (LAC)
c. Nhỏ hơn chi phí trung bình dài hạn (LAC)
d. Các câu trên đều sai
27/ Khi chi phí biên dài hạn lớn hơn chi phí trung bình dài hạn thì:
a. Chi phí trung bình dài hạn đạt giá trị cực tiểu
b. Chi phí trung bình dài hạn giảm
c. Chi phí trung bình dài hạn tăng
d. Các câu trên đều sai
28/ Đặc điểm nào sau đây không phải của một thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
a. Nhiều người bán
b. Sản phẩm đồng nhất
c. Người bán là người chấp nhận giá
d. Hàng rào gia nhập cao
29/ Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường chi phí cận biên (MC) cắt đường chi phí trung bình (AC) tại:
a. Điểm AC lớn nhất
b. Điểm AC nhỏ nhất
c. Điểm AC không đổi
d. Điểm AC giảm
30/ Ở mức sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì:
a. P = ATC
b. MC = ATC
c. MR = ATC
d. P = AVC
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.