Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ký Sinh Phạm Ngọc Thạch

Năm thi: 2023
Môn học: Vi Ký Sinh
Trường: Đại Học Phạm Ngọc Thạch
Người ra đề: ThS Bùi Minh Thanh
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 60 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Vi Ký Sinh
Trường: Đại Học Phạm Ngọc Thạch
Người ra đề: ThS Bùi Minh Thanh
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 60 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Bộ đề Trắc Nghiệm Ký Sinh Phạm Ngọc Thạch sẽ hỗ trợ sinh viên ngành y ôn tập ký sinh trùng để chuẩn bị cho các bài thi. Được biên soạn dựa trên giáo trình từ trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch nổi tiếng, bộ gồm đa dạng câu Trắc Nghiệm Vi sinh vật này sẽ giúp bạn củng cố kiến thức một cách hiệu quả và tự tin hơn trong các bài kiểm tra.

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ký Sinh Phạm Ngọc Thạch TYS

Câu 1: Trong chu trình phát triển, khi ấu trùng giun đũa đến phổi biểu hiện lâm sàng là:
A. Rối loạn tiêu hoá
B. Rối loạn tuần hoàn
C. Hội chứng Loeffler
D. Hội chứng suy dinh dưỡng

Câu 2: Trong cơ thể vật chủ phụ nang sán Echinococcus granulosus tìm thấy những cơ quan sau:
A. Dưới da
B. Dạ dày
C. Phổi, gan, lách, não, thận
D. Hồi manh tràng

Câu 3: Chó nhiễm sán Echinococcus granulosus do:
A. Nuốt trứng có sán trong thức ăn
B. Nuốt trứng sán có trong phân người
C. Ăn phổi của trâu bò có nang sán
D. Uống nước ở ao, hồ có ấu trùng sán

Câu 4: Triệu chứng lâm sàng của bệnh do Echinococcus granulosus ở người biểu hiện:
A. Động kinh, tăng áp lực nội sọ
B. Ho ra máu, đau ngực
C. Đau lưng tiểu ra máu
D. Triệu chứng bệnh tuỳ thuộc vào nơi ký sinh của nang sán: gan, não, phổi, thận, lách, xương…

Câu 5: Chẩn đoán chính xác người bị nhiễm giun đũa bằng:
A. Dựa vào dấu hiệu rối loạn tiêu hoá
B. Biểu hiện của sự tắt ruột
C. Biểu hiện của Hội chứng Loeffler
D. Xét nghiệm phân tìm thấy trứng giun đũa trong phân

Câu 6: Những thuốc sau đây có thể tẩy giun đũa, trừ:
A. Albendazole
B. Pyrantel pamoate
C. Piperazine
D. Metronidazole

Câu 7: Những điều kiện sau đây thuận lợi cho sự phát triển của giun đũa, trừ:
A. Dùng phân tươi để tưới rau, bón ruộng
B. Trẻ em đùa với đất, cát
C. Không rửa tay trước khi ăn
D. Ăn thịt bò chưa nấu chín.

Câu 8: Đoạn thắt ở 1/3 trước thân giun đũa cái có ý nghĩa về:
A. Tiêu hoá
B. Sinh dục
C. Bài tiết
D. Thần kinh

Câu 9: Thời hạn tẩy giun đũa định kỳ cần thiết ở những bệnh nhân đã bị giun chui ống mật là:
A. 2 tháng
B. 4 tháng
C. 5 tháng
D. 6 tháng

Câu 10: Loại thuốc tẩy giun đũa hiện nay không sử dụng vì gây độc thần kinh:
A. Piperazine
B. Albendazole
C. Santonine
D. Mebendazole

Câu 11: Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở người lớn cao hơn ở trẻ em
A. Đúng
B. Sai

Câu 12: Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở thôn quê cao hơn ở thành phố
A. Đúng
B. Sai

Câu 13: Một trong những nguyên nhân gây nên giun đũa lạc chỗ là thiếu thức ăn
A. Đúng
B. Sai

Câu 14: Giun đũa lợn nhiễm vào người thường ký sinh ở gan
A. Đúng
B. Sai

Câu 15: Bạch cầu ái toan trong bệnh giun đũa có tỷ lệ cao nhất khi giun đũa đã trưởng thành
A. Đúng
B. Sai (ấu trùng)

Câu 16: Trứng giun đũa phát triển nhanh ở môi trường hiếm khí
A. Đúng
B. Sai

Câu 17: Trứng giun đũa có thể bị hỏng trong dung dịch thuốc tím với nồng độ khử trùng
A. Đúng
B. Sai

Câu 18: Thuốc tẩy giun đũa tốt nhất là thuốc có nồng độ cao trong máu
A. Đúng
B. Sai

Câu 19: Nang sán Echinococcus granulosus tăng trưởng đủ độ có kích thước:
A. 0,1 – 0,5 cm
B. 0,6 – 1,0 cm
C. 1,0 – 20 cm
D. 21 – 30 cm

Câu 20: Khi bệnh nhân ho hay gắng sức vận động, hoặc khi đang mổ nang sán Echinococcus granulosus có thể vỡ, khi đó các đầu sán phát tán rộng rãi ra các cơ quan khác sau 2 – 5 năm sau bắt đầu có các triệu chứng của nang sán thứ phát:
A. Đúng
B. Sai

Câu 21: Để chẩn đoán nang sán Echinococcus granulosus tuyệt đối không được chọc hút nang sán:
A. Đúng
B. Sai

Câu 22: Để chẩn đoán bệnh do Echinococcus granulosus dựa vào:
A. Hình ảnh siêu âm
B. Hình ảnh XQ
C. Chọc hút nang sán
D. Phản ứng ELISA

Câu 23: Bệnh Sparganum do ký sinh trùng nào sau đây gây bệnh:
A. Echinococcus
B. Diphyllobothrium latum
C. Spirometra mansoni
D. Toenia solium

Câu 24: Spirometra mansoni là loại sán dây ký sinh ở:
A. Chó, mèo
B. Trâu, bò
C. Ngựa
D. Cừu, dê

Câu 25: Vật chủ phụ của Spirometra mansoni là:
A. Cá
B. Trâu, bò
C. Ếch, nhái
D. Chó, mè

Câu 26: Người nhiễm sán dây Spirometra mansoni do:
A. Đắp thịt ếch lên mắt chữa viêm kết mạc
B. Ăn gỏi cá giếc
C. Uống nước có ấu trùng sán
D. Nuốt trứng sán qua thức ăn

Câu 27: Sparganum là tên gọi ấu trùng giai đoạn II của sán dây Spirometra mansoni:
A. Đúng
B. Sai

Câu 28: Bệnh do Sparganum gặp ở vị trí nào ở người:
A. Dưới da
B. Mô dưới màng phổi, phúc mạc bàng quang
D. Mắt, dưới da, mô dưới màng phổi, phúc mạc bàng quang

Câu 29: Bệnh viêm da do sán máng do loài sán máng nào sau đây gây ra:
A. Sán máng của gia cầm và loài gặm nhấm
B. Sán máng người
C. Sán máng chó mèo
D. Sán máng trâu bò

Câu 30: Trichobilhazia spp. là loài sán máng ký sinh ở tĩnh mạch mạc treo ruột của:
A. Vịt và chim nước mặn
B. Vịt và chim nước ngọt
C. Vịt và gà
D. Trâu, bò

Câu 31: Nhiệt độ thích hợp nhất để trứng giun tóc phát triển đến giai đoạn có ấu trùng là:
A. Nhiệt độ từ 100C -150C
B. Nhiệt độ từ 150C -200C
C. Nhiệt độ từ 200C -250C
D. Nhiệt độ từ 250C -300C

Câu 32: Khả năng chịu đựng với ở môi trường bên ngoài của trứng giun tóc có ấu trùng giống như trứng giun tóc chưa có ấu trùng:
A. Đúng
B. Sai

Câu 33: Tỷ lệ người bị bệnh giun tóc ở đồng bằng cao hơn ở miền núi:
A. Đúng
B. Sai

Câu 34: Ở ngoại cảnh, thời gian cần thiết để trứng giun tóc phát triển tới giai đoạn có ấu trùng (khoảng 90%) là:
A. 5 – 10 ngày
B. 11-16 ngày
C. 17 – 30 ngày
D. 40-50 ngày

Câu 35: Những triệu chứng thực thể ngoài người nhiễm sán lá gan nhỏ không phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể và số lượng ký sinh trùng:
A. Đúng
B. Sai

Câu 36: Ăn rau sống, người ta có thể nhiễm các ký sinh trùng sau, ngoại trừ:
A. Giun đũa
B. Amip lỵ
C. Giardia lamblia
D. Trichomonas Vaginalis

Câu 37: Sán lá gan nhỏ ký sinh ở người gây các thương tổn:
A. Dày thành ống mật, tắc ống mật
B. Viêm gan, xơ hoá lan toã ở khoảng cửa, gan thoái hoá mỡ
D. Dày thành ống mật, tắc ống mật; viêm gan, xơ hoá lan toã ở khoảng cửa, gan thoái hoá mỡ

Câu 38: Trong bệnh lý do nhiễm với số lượng nhiều sán lá gan nhỏ có triệu chứng sau:
A. Rối loạn tiêu hoá, chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ỉ vùng gan
B. Ngứa, dị ứng, phát ban, nổi mẫn
D. Rối loạn tiêu hoá, chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ỉ vùng gan; ngứa, dị ứng, phát ban, nổi mẫn

Câu 39: Tỷ lệ nhiễm giun tóc ở trẻ em cao hơn ở người lớn:
A. Đúng
B. Sai

Câu 40: Giai đoạn khởi phát của bệnh sán lá gan nhỏ, xét nghiệm công thức bạch cầu toan tính chiếm:
A. 10-19%
B. 20-40%
C. 41-50%
D. 51-60%

Câu 41: Ngoài vị trí ký sinh ở đại tràng giun tóc cũng có thể ký sinh ở trực tràng.
A. Đúng
B. Sai

Câu 42: Tuổi thọ của giun tóc trong cơ thể là:
A. Trên 20 năm
B. Từ 10 – 15 năm
C. Từ 4 – 5 năm
D. Từ 5 – 6 năm

Câu 43: Chẩn đoán bệnh sán lá gan nhỏ, dựa vào:
A. Các triệu chứng lâm sàng
B. Thói quen ăn cá gỏi
C. Tìm trứng (trong phân hoặc dịch hút tá tràng)
D. Hình ảnh siêu âm gan

Câu 44: Thuốc đặc hiệu điều trị sán lá gan nhỏ:
A. Metronidazol
B. Albendazol
C. Levamizol
D. Praziquantel

Câu 45: Phần đầu mảnh như sợi tóc, phần đuôi phình to, đó là đặc trưng của:
A. Giun kim
B. Giun đũa
C. Giun tóc
D. Giun móc

Câu 46: Phòng bệnh sán lá gan nhỏ:
A. Không ăn cá gỏi
B. Không ăn tôm sống
C. Không ăn cua nướng
D. Không ăn ốc

Câu 47: Về mặt hình thể, sán lá gan lớn trưởng thành có đặc điểm:
A. Dài 3-4cm, ống tiêu hoá phân hai nhánh lớn
B. Dài 3-4cm, ống tiêu hoá phân 2 nhánh chính, sau đó phân nhiều nhánh nhỏ
C. Dài 5-6 cm, ống tiêu hoá phân 2 nhánh lớn
D. Dài 5-6cm, ống tiêu hoá phân hai nhánh chính, sau đó phân nhiều nhánh nhỏ

Câu 48: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun tóc ở nước ta:
A. Dùng phân bắc chưa ủ kỹ bón hoa màu
B. Cường độ nắng
C. Số giờ nắng
D. Độ ẩm của đất

Câu 49: Bệnh phẩm xét nghiệm xác định giun móc:
A. Phân
B. Máu
C. X quang phổi
D. Nước tiểu.

Câu 50: Kích thước của trứng sán lá gan lớn:
A. (40-60) μm x (10-12) μm
B. (70-90) μm x (30-40) μm
C. (100-120) μm x (30-40) μm
D. (130-150) μm x (60-90) μm

Câu 51: Ngoài người, vật chủ chính của sán lá gan lớn có thể là:
A. Gà, vịt
B. Lợn
C. Trâu, bò
D. Chuột

Câu 52: Khả năng gây tiêu hao máu ký chủ của mỗi giun trong một ngày:
A. Giun móc nhiều hơn giun mỏ
B. Giun móc ít hơn giun mỏ.
C. Giun móc bằng như giun mỏ
D. Giun móc: 0,02ml/con/ngày.

Câu 53: Thời gian đẻ trứng sán lá gan lớn phát triển thành ấu trùng lông trong môi trường nước:
A. 1-5 ngày
B. 6-8 ngày
C. 9-15 ngày
D. 16-20 ngày

Câu 54: Vật chủ phụ thứ I của sán lá gan lớn:
A. Tôm
B. Cua
C. Người
D. Ốc

Câu 55: Người là ký chủ vĩnh viễn của:
A. Ancylostoma duodenale và Necator americanus
B. Ancylostoma braziliense và Necator americanus
C. Ancylostoma caninum và Necator americanus
D. Ancylostoma braziliense và A. duodenale

Câu 56: Loài ốc nào sau đây là vật chủ phụ thứ I của sán lá gan lớn:
A. Bythinia
B. Limnea
C. Bulimus (sán lá gan nhỏ)
D. Planorbis

Câu 57: Sán lá gan lớn trưởng thành sống ở vị trí nào sau đây trong cơ thể người:
A. Tế bào gan
B. Túi mật
C. Rảnh liên thuỳ gan
D. Ống dẫn mật

Câu 58: Người nhiễm sán lá gan lớn do ăn loại rau nào sau đây chưa nấu chín:
A. Rau cải
B. Rau khoai
C. Rau muống
D. Rau dền

Câu 59: Người nhiễm sán lá gan lớn do ăn:
A. Các loại thực vật thuỷ sinh có chứa nang ấu trùng chưa nấu chín
B. Tôm cua nướng
C. Cá gỏi
D. Rau sống

Câu 60: Trong cơ thể người, ngoài ống dẫn mật sán lá gan lớn có thể lạc chỗ đến các vị trí khác như: da, phổi, mắt… nếu sán non lọt vào tĩnh mạch:
A. Đúng
B. Sai

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)