Trắc nghiệm Linh kiện điện tử – Đề 10

Năm thi: 2023
Môn học: Linh kiện điện tử
Trường: Đại học Bách khoa Hà Nội
Người ra đề: ThS Trần Quang Huy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Linh kiện điện tử
Trường: Đại học Bách khoa Hà Nội
Người ra đề: ThS Trần Quang Huy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Linh kiện điện tử – Đề 10 là một trong những đề thi ôn tập môn Linh kiện điện tử, môn học thường được áp dụng tại nhiều trường đại học kỹ thuật, điển hình như trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đề thi này giúp sinh viên củng cố và kiểm tra kiến thức về các loại linh kiện điện tử cơ bản như diode, transistor, tụ điện, điện trở, và các mạch khuếch đại.

Bài thi do ThS. Trần Quang Huy, giảng viên khoa Điện tử Viễn thông của trường, trực tiếp biên soạn, phù hợp với sinh viên năm thứ 2 ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá chi tiết đề thi và tham gia kiểm tra ngay nhé!

Bài kiểm tra trắc nghiệm Linh kiện điện tử online – Đề 10

Câu 1: Băng thông -3dB, nghĩa là:
A. Độ lớn áp nhỏ hơn 0.707 độ lợi dải giữa.
B. Độ lớn áp bằng 0.5 độ lợi dải giữa.
C. Độ lớn áp bằng 2 độ lợi dải giữa.
D. Độ lợi áp lớn hơn 0.707 độ lợi dải giữa.

Câu 2: Băng thông -3dB, còn được gọi là:
A. Điểm có công suất cực đại
B. Điểm có công suất rất nhỏ.
C. Điểm có công suất là hằng số.
D. Điểm nữa công suất

Câu 3: Đáp ứng tần số là biểu đồ cho biết:
A. Độ lợi thay đổi theo tần số tín hiệu ra.
B. Độ lợi thay đổi theo tần số tín hiệu vào.
C. Độ lợi thay đổi theo dòng điện tín hiệu vào
D. Độ lợi thay đổi theo dòng điện tín hiệu ra

Câu 4: Đáp ứng tần số là biểu đồ trong đó:
A. Trục hoành là đại lượng biểu diễn theo thời gian, trục tung biểu diễn độ lợi áp.
B. Trục hoành là đại lượng biểu diễn theo độ lợi áp, trục tung biểu diễn tần số.
C. Trục hoành là đại lượng biểu diễn theo tần số, trục tung biểu diễn độ lợi áp.
D. Trục hoành là đại lượng biểu diễn theo độ lợi áp, trục tung biểu diễn thời gian.

Câu 5: Mạch khuếch đại vi sai cơ bản là mạch gồm 2 transistor ghép chung với nhau theo kiểu:
A. Cực E chung, nhưng 2 transistor khác nhau như: C1815 và D468,…
B. Cực E chung, nhưng 2 trasistor giống nhau như: C1815
C. Cực C chung, nhưng 2 trasistor giống nhau
D. Cực C chung, nhưng 2 trasistor khác nhau.

Câu 6: Mạch khuếch đại vi sai là mạch với nguồn cấp điện là:
A. Nguồn dương (+Vcc) thuần tuý.
B. Nguồn âm (-VEE) thuần tuý.
C. Nguồn lưỡng cực (+Vcc, -VEE)
D. Nguồn điện xoay chiều.

Câu 7: Trong mạch khuếch đại vi sai, nếu ngõ vào và ra không ở điện thế OV thì ta phải:
A. Mắc thêm tụ Cin ở ngõ vào để ngăn dòng DC chảy từ mạch về nguồn.
B. Mắc thêm tụ Cout ở ngõ ra để ngăn dòng DC chảy từ mạch vào tải.
C. Mắc thêm tụ Cin và Cout ở ngõ vào-ra để ngăn dòng DC chảy từ mạch về nguồn và tải.
D. Mắc thêm bất kỳ linh kiện thụ động nào ở ngõ vào.

Câu 8: Công dụng mạch khuếch đại vi sai:
A. Bất cứ nhiễu xuất hiện ở ngõ vào sẽ được khuếch đại ở ngõ ra.
B. Làm giảm tính phức tạp của mạch so với mạch khuếch đại đơn thuần dùng 1 trasistor.
C. Tăng hệ số mạch khuếch đại 2 lần so với mạch khuếch đại đơn thuần dùng 1 trasistor.
D. Triệt tiêu hiện tượng trôi DC xuất hiện ở ngõ ra.

Câu 9: Trong mạch khuếch đại vi sai, tỉ số triệt cách chung (CMRR) là:
A. Là một hằng số (khoảng 200).
B. Là số rất nhỏ
C. Tỉ số giữa độ lợi một ngõ vào với độ lợi cách chung.
D. Tỉ số giữa độ lợi ngõ vào với độ lợi cách chung.

Câu 10: Trong mạch khuếch đại vi sai, nếu điện áp phân cực Base của mỗi transistor khác nhau sẽ:
A. Làm cho hiệu điện áp hai ngõ ra không đổi.
B. Không ảnh hưởng tính chất ngõ ra của mạch.
C. Không làm méo dạng tín hiệu ngõ ra so với ngõ vào.
D. Xuất hiện điện áp Offset ra.

Câu 11: Khuyết điểm mạch khuếch đại vi sai là:
A. Không ứng dụng trong mạch tăng âm.
B. Làm trôi điện áp DC.
C. Làm giảm khả năng chống nhiễu.
D. Mạch phức tạp

Câu 12: Hãy cho biết phát biểu nào SAI khi nói về Mạch khuếch đại vi sai:
A. Mạch khuếch đại vi sai có hai ngõ vào và hai ngõ ra.
B. Mạch khuếch đại vi sai giảm trôi điện áp DC.
C. Mạch khuếch đại vi sai làm tăng khả năng chống nhiễu.
D. Mạch khuếch đại vi sai có cấu trúc đơn giản

Câu 13: Mạch ổn dòng cơ bản (dạng mạch khuếch đại vi sai) có dòng tải:
A. Phụ thuộc mức biến thiên
B. Phụ thuộc vào tải RL
C. Phụ thuộc vào nguồn cấp
D. Luôn ổn định

Câu 14: Hãy chọn phát biểu nào SAI. CMRR là:
A. Đại lượng đặc trưng cho khả năng chống nhiễu.
B. Có giá trị rất lớn.
C. Đại lượng có đơn vị tính bằng VA.
D. Tỉ số giữa Av (vi sai) so với Av (đồng pha)

Câu 15: Để tránh vấn đề Offset trong mạch khuếch đại vi sai, người ta mắc thêm:
A. Tụ CE song song với điện trở RE.
B. Mắc thêm tụ Cin ở 2 ngõ vào mạch khuếch đại.
C. Mắc thêm tụ Cout ở 2 ngõ ra mạch khuếch đại.
D. Cần mạch bổ chính offset.

Câu 16: Xét mạch khuếch đại vi sai như hình 2.2, nếu đưa tín hiệu vào cực Base của Q1, thì:
A. Tín hiệu ngõ ra được lấy tại cực Base của Q2.
B. Tín hiệu ngõ ra được lấy từ cực C của Q2 sẽ đảo (ngược) pha so với tín hiệu vào.
C. Tín hiệu ngõ ra được lấy từ cực C của Q2 sẽ cùng pha so với tín hiệu vào.
D. Tín hiệu ngõ ra được lấy từ cực C của Q1 sẽ cùng pha so với tín hiệu vào.

Câu 17: ​​Hãy cho biết hình 2.3 là:
A. Mạch khuếch đại ghép liên tầng
B. Mạch khuếch đại ghép Darlington
C. Mạch khuếch đại vi sai
D. Mạch khuếch đại vi sai với nguồn dòng không đổi.

Câu 18: Hãy cho biết các ký hiệu hình 2.4 là:
A. Hình a là ký hiệu Op-amp, hình b là ký hiệu khuếvh đại vi sai.
B. Hình a là ký hiệu mạch khuếch đại, hình b là ký hiệu khuếvh đại vi sai.
C. Tất cả là ký hiệu khuếch đại vi sai.
D. Tất cả là ký hiệu khuếch đại Op-amp (hay khuếch đại thuật toán)

Câu 19: Mạch khuếch đại thuật toán (Op-amp) là mạch:
A. Có 2 ngõ vào và 2 ngõ ra
B. Có 2 ngõ vào và 1 ngõ ra.
C. Có 2 ngõ vào (đảo và không đảo) và 2 ngõ ra (đảo và không đảo).
D. Có 2 ngõ vào (đảo và không đảo) và 1 ngõ ra.

Câu 20: Hãy cho biết IC HA17741 (thường dùng trong phòng thực hành ICTT), là loại:
A. Op-amp BiFET.
B. Op-amp JFET.
C. Op-amp lưỡng cực.
D. Op-amp đơn cực.

Câu 21: Hãy cho biết cách xác định thứ tự chân IC HA17741 (nhìn vào mã số) là:
A. Tại chân có đánh dấu (chấm tròn) là chân số 8
B. Tuỳ ý
C. Xác định chân số 1, còn các chân 2 đến 8 tính theo quy tắc cùng chiều kim đồng hồ.
D. Xác định chân số 1, còn các chân 2 đến 8 tính theo quy tắc ngược chiều kim đồng hồ.

Câu 22: Op_amp LM741C có dòng phân cực cho mỗi ngõ vào khoảng:
A. 80nA
B. 80A
C. 80mA
D. 30pA

Câu 23: Op_amp TL081C có dòng phân cực cho mỗi ngõ vào khoảng:
A. 80nA
B. 30pA
C. 30mA
D. 800pA

Câu 24: Hãy cho biết IC HA17741, thường dùng trong phòng thực hành IC tuyến tính, có cấu trúc loại vỏ dạng:
A. SIP (Single-In line Package), nghĩa là một hàng chân.
B. DIP (Dual-In line Package), nghĩa là hai hàng chân song song.
C. IC dán
D. TO-5
Câu 25: Xét về cấu trúc bên trong Op-amp là sự tích hợp mạch khuếch đại vi sai thỏa mãn tính chất:
A. Tổng trở vào rất thấp, tổng trở ra rất thấp và độ lợi vi sai rất thấp.
B. Tổng trở vào rất cao, tổng trở ra rất cao và độ lợi vi sai rất cao.
C. Tổng trở vào rất cao, tổng trở ra rất thấp và độ lợi vi sai rất cao.
D. Tổng trở vào rất thấp, tổng trở ra rất thấp và độ lợi vi sai rất cao.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)