Trắc nghiệm Luật Môi Trường đề 7 là một đề thi thuộc môn Luật Môi Trường của Trường Đại học Luật TP.HCM. Đề thi này được biên soạn bởi PGS. TS. Lê Minh Hùng, một giảng viên kỳ cựu trong lĩnh vực luật môi trường tại trường. Đề thi năm 2023 này dành cho sinh viên năm thứ ba, chuyên ngành Luật, nhằm kiểm tra kiến thức về các khía cạnh pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường, các chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên, và những quy định về xử lý vi phạm môi trường tại Việt Nam. Hãy cùng khám phá và thử sức với đề thi này ngay bây giờ nhé!
Trắc Nghiệm Luật Môi Trường – Đề 7 (có đáp án)
Câu 1: Chất thải có thể là chất gây ô nhiễm
A. Đúng
B. Sai
Câu 2: Quản lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải
A. Đúng
B. Sai
Câu 3: Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải nguy hại tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
A. Đúng
B. Sai
Câu 6: Mọi trường hợp tổ chức cá nhân có hoạt động xử lý chất thải nguy hại đều phải có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
A. Đúng
B. Sai
Câu 7: Việc nhập khẩu phương tiện giao thông (Đã qua sử dụng) vào Việt Nam để phá dỡ lấy phụ kiện đều bị cấm theo quy định của Pháp luật môi trường 2014
A. Đúng
B. Sai
Câu 8: Chỉ có tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thì mới được nhập khẩu phế liệu
A. Đúng
B. Sai
Câu 9: Mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi của tự nhiên gây thiệt hại đều là sự cố môi trường
A. Đúng
B. Sai
Câu 10: Chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm khắc phục sự cố
A. Đúng
B. Sai
Câu 11: Tài nguyên rừng chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
A. Đúng
B. Sai
Câu 12: Chủ rừng là chủ sở hữu đối với rừng
A. Đúng
B. Sai
Câu 13: Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng
A. Đúng
B. Sai
Câu 14: Tổ chức kinh tế cũng được giao rừng không thu tiền sử dụng rừng để sản xuất kinh doanh
A. Đúng
B. Sai
Câu 15: Chỉ có Ban quản lý mới được Nhà nước giao rừng phòng hộ
A. Đúng
B. Sai
Câu 16: Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể được Nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh
A. Đúng
B. Sai
Câu 17: Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng
A. Đúng
B. Sai
Câu 18: Pháp luật hiện hành cấm gây nuôi các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB
A. Đúng
B. Sai
Câu 19: Mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật
A. Đúng
B. Sai
Câu 20: Khi động vật rừng tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì họ có quyền bẫy, bắn ngay lập tức để tự vệ
A. Đúng
B. Sai
Câu 21: Nguồn lợi thủy sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
A. Đúng
B. Sai
Câu 22: Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ để đảm bảo hiệu quả kinh tế
A. Đúng
B. Sai
Câu 23: Mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc phải có Giấy phép theo quy định của Luật Thủy sản 2017
A. Đúng
B. Sai
Câu 24: Mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là tài nguyên nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước 2012
A. Đúng
B. Sai
Câu 25: Báo cáo môi trường quốc gia và báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập
A. Đúng
B. Sai
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.