Trắc nghiệm Môi trường và Con người – Đề 6 là một bài kiểm tra thuộc môn Môi trường và Con người, được thiết kế nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên về các vấn đề môi trường và mối quan hệ giữa con người với môi trường sống. Đề thi này được biên soạn bởi TS. Nguyễn Thị Thanh Hương từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, một giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường.
Nội dung của đề thi tập trung vào các kiến thức về hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, và cách con người ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Đề thi này thường dành cho sinh viên năm 2 thuộc các ngành Khoa học Môi trường và Sinh thái học. Hãy cùng Itracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Đề Thi Trắc Nghiệm Môi Trường Và Con Người – Đề 6 (có đáp án)
Câu 1: “Việc giảm thiểu triệt để khối lượng và tính chất nguy hại của chất thải rắn” được gọi là:
A. Tái chế chất thải
B. Tái sử dụng
C. Giảm thiểu chất thải
D. Xử lý chất thải
Câu 2: Than đá được hình thành từ:
A. Sự phân giải của các thực vật phù du (phytoplankton) và động vật phù du (zooplankton) chết lắng đọng ở đáy biển
B. Sự lắng đọng của dương xỉ, thạch tùng khổng lồ của thời kì cách đây 320-380 triệu năm
C. Sự lắng đọng của các loại động vật giáp xác ở đáy biển
D. Sự tích lũy than đá trong đất cách đây trên 300 triệu năm
Câu 3: Sắp xếp theo thứ tự: Hệ thống quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động:
A. Chôn lấp, xử lý, thải bỏ, thu gom, vận chuyển
B. Thu gom, vận chuyển, phân loại, nén ép, compost, biogas
C. Lưu trữ tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, chôn lấp
D. Thu gom, vận chuyển, tái chế, chôn lấp, đốt
Câu 4: Việc khai thác khoáng sản bất hợp lý sẽ không gây ra:
A. Ô nhiễm nguồn nước
B. Biến đổi khí hậu toàn cầu
C. Ô nhiễm bầu không khí do bụi và CH4
D. Xâm nhập mặn làm ô nhiễm môi trường đất
Câu 5: Hoạt động nào sau đây không nằm trong hệ thống quản lý chất thải rắn:
A. Chôn lấp hợp vệ sinh
B. Thải bỏ an toàn
C. Đổ chất thải rắn xuống các kênh rạch
D. Đốt chất thải rắn trong các lò đốt
Câu 6: Chất thải rắn có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường:
A. Làm ô nhiễm môi trường không khí
B. Làm ô nhiễm môi trường nước
C. Ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 7: Ở Việt Nam, dầu mỏ và khí đốt tập trung ở khu vực nào?
A. Trung du và miền núi
B. Ven biển và thềm lục địa
C. Đồng bằng châu thổ
D. Đất ngập nước
Câu 8: Khối lượng chất thải rắn phát sinh ảnh hưởng bởi:
A. Các mùa trong năm
B. Vị trí địa lý
C. Lối sống, hoàn cảnh kinh tế của địa phương
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 9: Câu nào sau đây chưa đúng: Hiện tượng khan hiếm khoáng sản xảy ra là vì?
A. Trữ lượng khoáng sản giới hạn
B. Quá trình hình thành khoáng sản lâu dài
C. Khai thác không hợp lý
D. Các nguồn thải làm ô nhiễm khoáng sản
Câu 10: Làm cách nào để tiết kiệm giảm khối lượng chất thải rắn phát sinh?
A. Thu gom đúng quy định
B. Xử lý chất thải rắn triệt để
C. Nâng cao đời sống người dân
D. Giảm thiểu việc sử dụng bao gói dư thừa
Câu 11: Phương pháp xử lý chất thải rắn nào có thể áp dụng tại quy mô hộ gia đình?
A. Đốt, nhiệt phân, chôn lấp chất thải rắn
B. Chưng cất, thu hồi các dung môi có giá trị
C. Đốt, nhiệt phân, compost, biogas, khí hóa
D. Đốt, compost, biogas, chôn lấp
Câu 12: Câu nào sau đây chưa đúng: Nguyên nhân sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản:
A. Khi khai thác khoáng sản phải tích cả chi phí thiệt hại cho tương lai
B. Tái chế phế thải
C. Sử dụng năng lượng sạch/tài nguyên được tái tạo
D. Chuyển sang khai thác thật nhiều các tài nguyên có giá trị thấp
Câu 13: Loại chất thải rắn nào không thể xử lý ở quy mô hộ gia đình?
A. Chất thải rắn sinh hoạt
B. Chất thải rắn y tế
C. Chất thải nguy hại
D. B, C đúng
Câu 14: Câu nào sau đây chưa đúng: Các giải pháp bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản:
A. Quan trắc thường xuyên tác động môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản
B. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác khoáng sản
C. Chú trọng bảo tồn các khoáng sản quý
D. Thực hiện các công trình giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
Câu 15: Phương pháp xử lý chất thải rắn nào có hiệu quả cao và chi phí thấp?
A. Đốt chất thải rắn trong các lò đốt hiện đại
B. Ủ chất thải rắn bằng phương pháp sinh học
C. Nhiệt phân chất thải rắn với nhiệt độ cao
D. Chôn lấp chất thải rắn tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Câu 16: Vấn đề môi trường nào phát sinh từ việc chôn lấp chất thải rắn được xem là nghiêm trọng nhất hiện nay tại TP.HCM?
A. Khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy chất thải rắn
B. Nước rỉ rác phát sinh từ chất thải rắn
C. Côn trùng và các sinh vật gây bệnh
D. Tiếng ồn trong quá trình vận hành bãi chôn lấp
Câu 17: Chính sách nào đang được áp dụng trong công tác quản lý chất thải rắn tại TPHCM?
A. Phân loại chất thải rắn tại nguồn phát sinh
B. Xã hội hóa trong công tác quản lý chất thải rắn
C. A, B đều đúng
D. A, B đều sai
Câu 18: Các nước Trung Đông chiếm bao nhiêu % lượng dầu mỏ của thế giới?
A. 50%
B. 55%
C. 60%
D. 65%
Câu 19: Theo Nghị định 59/2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về quản lý chất thải rắn, thời gian lưu trữ chất thải rắn không được phép vượt quá?
A. 1 ngày
B. 2 ngày
C. 3 ngày
D. 4 ngày
Câu 20: Nước bao phủ bề mặt Trái Đất với tỷ lệ diện tích là:
A. 51%
B. 61%
C. 71%
D. 81%
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.