Trắc nghiệm Nội khoa cơ sở – Đề 9

Năm thi: 2023
Môn học: Nội khoa cơ sở
Trường: Đại học Y Dược TPHCM
Người ra đề: PGS.TS Trần Văn Thành
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 45 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Nội khoa cơ sở
Trường: Đại học Y Dược TPHCM
Người ra đề: PGS.TS Trần Văn Thành
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 45 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Nội khoa cơ sở – Đề 9 là một trong những đề thi ôn tập môn Nội khoa cơ sở được tổng hợp nhằm hỗ trợ sinh viên theo học ngành Y tại các trường đại học Y Dược như Đại học Y Dược TP.HCM. Đề thi này thường được biên soạn bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm như PGS.TS Trần Văn Thành, một trong những giảng viên kỳ cựu của trường.

Để làm tốt bài thi, sinh viên cần nắm vững các kiến thức cơ bản về các bệnh lý nội khoa, phương pháp chẩn đoán và điều trị. Đề thi này chủ yếu dành cho sinh viên năm thứ 3 và thứ 4, thuộc khối ngành Y khoa. Hãy cùng dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Đề thi trắc nghiệm Nội khoa cơ sở online – Đề 9

\
Câu 1: Sandostatin không có tác dụng điều trị:
A. Ho ra máu
B. Vỡ tĩnh mạch trướng thực quản
C. Các khối u nội tiết
D. Sau phẫu thuật u tụy

Câu 2: Thuốc nào sau đây không sử dụng trong phương pháp đông miên:
A. Dolargan
B. Diaphylline
C. Atropin
D. Aminazine

Câu 3: Phương pháp đông miên là dùng:
A. Dolargan + Aminazine + Diaphylline
B. Dolargan + Aminazine + Phenegan
C. Dolargan + Phenegan + Diazepam
D. Aminazine + Phenegan + Atropin

Câu 4: Tác dụng phụ của Sandostatin là:
A. Chảy máu nặng hơn
B. Suy thận cấp
C. Rối loạn tiêu hóa
D. Hạ huyết áp tư thế

Câu 5: Atropin dùng trong ho ra máu có ý nghĩa:
A. Co mạch
B. Ức chế thần kinh
C. Giảm tác dụng của Morphin
D. Giãn phế quản

Câu 6: Chỉ định truyền máu trong ho ra máu nặng:
A. Được chỉ định sớm
B. Sau khi xác đinh được nguyên nhân
C. Sau khi đã chuyền dịch mà vẫn nặng
D. Khi không có tăng huyết áp

Câu 7: Yếu tố nào ít đóng vai trò quan trọng trong tử vong vì ho ra máu:
A. Tình trạng tim mạch
B. Suy hô hấp mạn
C. Phản xạ co thắt phế quản
D. Nhiễm trùng

Câu 8: Sự khác nhau giữa Morphin và Dolargan trong điều trị ho ra máu là:
A. Ức chế thần kinh trung ương
B. Ức chế trung tâm hô hấp
C. Giảm đau
D. Tác dụng phụ

Câu 9: Nếu bạn gặp một bệnh nhân ho ra máu mức độ nặng ở tuyến cơ sở thì bạn sẽ xử trí cấp cứu:
A. Để bệnh nhân yên nghỉ, chuyền dịch mặn đẳng trương
B. Để bệnh nhân yên nghỉ, chuyền dịch ngột ưu trương
C. Cho thuốc cầm máu và chuyển đi tuyến trên ngay
D. Chuyển đi tuyến trên càng sớm càng tốt

Câu 10: Trong hệ đại tuần hoàn, tiền gánh là những khu vực nào sau đây:
A. Hệ tĩnh mạch chủ
B. Hệ tĩnh mạch phổi
C. Hệ động mạch chủ
D. Hệ động mạch phổi

Câu 11: Trong hệ tiểu tuần hoàn, hâu gánh của tim phải là những khu vực nào sau đây:
A. Hệ tĩnh mạch chủ
B. Hệ tĩnh mạch phổi
C. Hệ động mạch chủ
D. Hệ động mạch phổi

Câu 12: Trong hệ tuần hoàn (đại và tiểu tuần hoàn) khu vực nào có áp lực cao nhất:
A. Hệ tĩnh mạch phổi
B. Hệ động mạch phổi
C. Hệ mao mạch
D. Hệ động mạch chủ

Câu 13: Tỷ lệ bị thấp tim thường là:
A. 65%
B. 70%
C. 50%
D. 99%

Câu 14: Trong thấp tim tỷ lệ tổn thương các van nào sau đây cao nhất:
A. Van ĐMC
B. Van 2 lá
C. Van 2 lá và van ĐMC
D. Van ĐMP

Câu 15: Tỷ lệ tổn thương các van tim trong thấp tim là:
A. Van ĐMC 35%
B. Van 2 lá và van ĐMC 30%
C. Van ĐMP 10%
D. Van 2 lá 40%

Câu 16: Khi nghi ngờ thấp tim xét nghiệm nào sau đây đặc hiệu nhất:
A. VS
B. CTM
C. Fibrinogen
D. ASLO

Câu 17: Các triệu chứng nào sau đây nghĩ nhiều đến thấp tim có viêm cơ tim:
A. PR kéo dài
B. Có dấu ngựa phi
C. Nhịp tim nhanh, HA thấp
D. A, B, C đúng

Câu 18: Dấu hiệu nào sau đây nghĩ nhiều đến thấp tim ác tính:
A. Trẻ nhỏ < 7 tuổi
B. Viêm tim toàn bộ (màng trong tim, màng ngoài tim và cơ tim), viêm não, thận.
C. Sốt nhẹ, điều trị ít đáp ứng
D. A, B, C đúng

Câu 19: Để đánh giá mức độ hẹp van hai lá khít trên lâm sàng (diện tích lỗ van <1,5cm2) người ta dựa vào những dấu chứng nào sau đây:
A. T1 đanh
B. Hen tim
C. Phù phổi cấp
D. B, C đúng

Câu 20: Để đánh giá mức độ hẹp khít van hai lá trên lâm sàng (diện tích lỗ van <1,5cm2) người ta dựa vào những dấu chứng nào sau đây:
A. Rung tâm trương
B. T1 đanh
C. Ho ra máu
D. T2 mạnh

Câu 21: Để xác định hẹp hai lá (HHL), người ta dựa vào các dấu chứng nào sau đây:
A. T2 mạnh và tách đôi
B. Rung tâm trương
C. T1 đanh
D. A, B, C đúng

Câu 22: Để xác định mức độ nặng của HHL, người ta có thể dựa vào các dấu chứng sau đây không:
A. T2 mạnh và tách đôi
B. Rung tâm trương
C. T1 đanh
D. A, B, C đúng

Câu 23: Bệnh nhân bị hẹp hở van 2 lá, có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng nào sau đây để đánh giá hẹp van 2 lá chiếm ưu thế hơn hở van 2 lá:
A. Rung tâm trương 4/6
B. T1 đanh
C. Suy tim phải
D. Suy tim trái

Câu 24: Rung Flint trong hở van động mạch chủ chỉ nghe được khi hở chủ nhẹ:
A. Đúng
B. Sai

Câu 25: Rung Flint không nghe được trong hở van động mạch chủ nặng:
A. Đúng
B. Sai

Câu 26: Theo Tổ chức y tế Thế giới, một người lớn có trị số huyết áp (HA) sau được coi là bình thường:
A. HA tâm thu bằng 140 mmHg và HA tâm trương trên 90 mmHg
B. HA tâm thu dưới 140 mmHg và HA tâm trương dưới 90 mmHg
C. HA tâm thu dưới 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg
D. HA tâm thu bằng 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg

Câu 27: Theo Tổ chức y tế Thế giới, một người lớn được coi là tăng huyết áp khi:
A. HA tâm thu dưới 140 mmHg và HA tâm trương dưới 90 mmHg
B. HA tâm thu dưới 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg
C. HA tâm thu bằng 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg
D. HA tâm thu =160 mmHg và HA tâm trương =95mmHg

Câu 28: Theo Tổ chức y tế Thế giới, một người lớn được coi là tăng huyết áp giới hạn khi:
A. HA = 140/90 mmHg và HA = 160/95 mmHg
B. HA > 160/95 mmHg
C. HA < 140/90mmHg
D. HA > 140/ 90mmHg

Câu 29: Huyết áp tâm thu là trị số được chọn lúc:
A. Tiếng đập của mạch thay đổi âm sắc
B. Tiếng đập của mạch nghe rõ nhất
C. Xuất hiện tiếng thổi của mạch
D. Tiếng đập của mạch mất hoàn toàn

Câu 30: Tỉ lệ Tăng huyết áp trong nhân dân Việt nam theo công bố của Bộ Y tế năm 1989 là:
A. Dưới 10%
B. Trên 20%
C. Khoảng 11%
D. Dưới 2%

Câu 31: Các yếu tố thuận lợi của Tăng huyết áp nguyên phát là:
A. Ăn mặn, nhiều cholesterol, uống nước giàu canxi
B. Ăn mặn, thừa mỡ động vật, ăn nhiều protid
C. Ăn mặn, ít protid, uống nước mềm
D. Căng thẳng tâm lý, gia đình bị tăng huyết áp, thức ăn giàu kali

Câu 32: Nguyên nhân nào sau đây thường gặp nhất trong Tăng huyết áp thứ phát:
A. Thận đa nang
B. Viêm cầu thận
C. Bệnh hẹp động mạch thận
D. Hội chứng Cushing

Câu 33: Triệu chứng cơ năng thường gặp của tăng huyết áp là:
A. Xoàng
B. Khó thở
C. Nhức đầu
D. Ruồi bay

Câu 34: Huyết áp tâm trương là trị số được chọn lúc:
A. Tiếng đập của mạch thay đổi âm sắc
B. Tiếng đập của mạch nghe rõ nhất
C. Xuất hiện tiếng thổi của mạch
D. Tiếng đập của mạch mất hoàn toàn

Câu 35: Xét nghiệm nào sau đây không phải là bilan tối thiểu của Tổ chức Y tế Thế giới:
A. Creatinine máu
B. Cholesterol máu
C. Đường máu
D. Doppler mạch thận

Câu 36: Dầy thất trái thuộc về giai đoạn nào của tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế Thế giới:
A. Giai đoạn I
B. Giai đoạn II
C. Giai đoạn III
D. THA ác tính

Câu 37: Đặc điểm nào không phù hợp với tăng huyết áp ác tính:
A. Tiến triển nhanh có xu hướng tử vong trong vòng 2-3 năm
B. Đáy mắt ở giai đoạn III và IV của K-W
C. Biến chứng cả não, thận, tim
D. Cần phải can thiệp mạnh bằng phẫu thuật

Câu 38: Nguyên tắc nào sau đây không phù hợp với điều trị Tăng huyết áp:
A. Theo dõi chặt chẽ
B. Đơn giản
C. Kinh tế
D. Chỉ dùng thuốc khi HA cao

Câu 39: Câu nào sau không đúng với Furosemid:
A. Có tác dụng thải kali và natri mạnh
B. Hàm lượng viên 40 mg
C. Điều trị lâu dài tốt hơn nhóm thiazide
D. Có chỉ định khi có suy thận

Câu 40: Tác dụng phụ nào sau đây không phải là của thuốc chẹn bêta:
A. Dãn phế quản
B. Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất
C. Chậm nhịp tim
D. Làm nặng lên suy tim

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)