Đề thi Trắc nghiệm Quản trị học Đại học Kinh tế

Năm thi: 2023
Môn học: Quản trị học
Trường: Đại học Kinh tế TPHCM
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Quản trị học
Trường: Đại học Kinh tế TPHCM
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Quản trị học Đại học Kinh tế là một trong những đề thi môn Quản trị học đã được tổng hợp của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH). Đề thi này do các giảng viên trong lĩnh vực Quản trị học của UEH, biên soạn cho kỳ thi năm 2023. Để làm tốt bài thi này, sinh viên cần nắm vững các kiến thức cơ bản và nâng cao về quản trị, bao gồm các khái niệm về quản lý, điều hành, lãnh đạo và các chức năng quản trị quan trọng. Đề thi này chủ yếu dành cho sinh viên năm hai, đặc biệt là sinh viên thuộc ngành Quản trị kinh doanh.

Đề thi Trắc nghiệm Quản trị học Đại học Kinh tế (Có đáp án)

Câu 1: Thuyết lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard không liên quan đến:
a) Hành vi lãnh đạo.
b) Hành vi hỗ trợ.
c) Sự trưởng thành.
d) Định hướng thành tích.

Câu 2: Thuyết lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard chia phong cách lãnh đạo thành các loại:
a) Hỗ trợ, kèm cặp, điều hành trực tiếp, ủy quyền.
b) Hỗ trợ, điều hành trực tiếp, ủy quyền.
c) Hướng dẫn, kèm cặp, điều hành trực tiếp, ủy quyền.
d) Hướng dẫn, hỗ trợ, kèm cặp, điều hành trực tiếp.

Câu 3: Theo thuyết lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard, khi nhân viên thấy tự tin hoàn thành nhiệm vụ thì áp dụng phong cách lãnh đạo:
a) Hỗ trợ.
b) Kèm cặp.
c) Điều hành trực tiếp.
d) Tham gia.

Câu 4: Theo thuyết lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard, khi nhân viên chưa sẵn sàng để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thì áp dụng phong cách lãnh đạo:
a) Hỗ trợ.
b) Kèm cặp.
c) Ủy quyền.
d) Điều hành trực tiếp.

Câu 5: Theo thuyết lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard, với nhân viên mới thì áp dụng phong cách lãnh đạo:
a) Hướng dẫn.
b) Kèm cặp.
c) Ủy quyền.
d) Điều hành trực tiếp.

Câu 6: Theo thuyết lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard, khi nhân viên đã trưởng thành ở mức cao thì áp dụng phong cách lãnh đạo:
a) Hướng dẫn.
b) Kèm cặp.
c) Ủy quyền.
d) Hỗ trợ.

Câu 7: Thuyết đường dẫn tới mục tiêu của Robert House có thể nâng cao động cơ của người dưới quyền bằng cách:
a) Giao nhiệm vụ tổng quát cho nhân viên.
b) Làm cho người dưới quyền nhận diện rõ ràng nhiệm vụ.
c) Không quan tâm nhu cầu cấp dưới.
d) Giám sát chặt chẽ và thường xuyên.

Câu 8: Thuyết đường dẫn tới mục tiêu của Robert House phân chia phong cách lãnh đạo thành các loại:
a) Định hướng vào thành tích, điều hành trực tiếp, tham gia, hỗ trợ.
b) Định hướng vào thành tích, điều hành trực tiếp, hỗ trợ, phân quyền.
c) Điều hành trực tiếp, tham gia, hỗ trợ, ủy quyền.
d) Định hướng vào thành tích, hỗ trợ, phân quyền.

Câu 9: Theo Vroom-Yettor-Jago, người lãnh đạo ít tham khảo từ thông tin của cấp dưới và tự mình ra quyết định là phong cách lãnh đạo:
a) Độc đoán.
b) Tham vấn.
c) Dân chủ.
d) Ủy quyền.

Câu 10: Theo Vroom-Yettor-Jago, người lãnh đạo và nhân viên hợp thành một nhóm để thảo luận về tình huống rồi người lãnh đạo ra quyết định cuối cùng là phong cách lãnh đạo:
a) Độc đoán.
b) Tham vấn.
c) Dân chủ.
d) Ủy quyền.

Câu 11: Theo Vroom-Yettor-Jago, người lãnh đạo và nhân viên hợp thành một nhóm để cùng thảo luận về tình huống và ra quyết định là phong cách lãnh đạo:
a) Độc đoán.
b) Tham vấn.
c) Dân chủ.
d) Ủy quyền.

Câu 12: Theo thuyết nhu cầu của Maslow, trả lương tốt và công bằng, cung cấp ăn trưa, ăn giữa ca miễn phí, phúc lợi nhằm thỏa mãn:
a) Nhu cầu sinh lý.
b) Nhu cầu an toàn.
c) Nhu cầu xã hội.
d) Nhu cầu mức thấp.

Câu 13: Theo thuyết nhu cầu của Maslow, đảm điều kiện thuận lợi, công việc ổn định nhằm thỏa mãn:
a) Nhu cầu sinh lý.
b) Nhu cầu an toàn.
c) Nhu cầu xã hội.
d) Nhu cầu mức thấp.

Câu 14: Theo thuyết nhu cầu của Maslow, tạo điều kiện làm việc theo nhóm, tham gia ý kiến nhằm thỏa mãn:
a) Nhu cầu an toàn.
b) Nhu cầu xã hội.
c) Nhu cầu tôn trọng.
d) Nhu cầu mức cao.

Câu 15: Theo thuyết nhu cầu của Maslow, tôn vinh sự thành công và phổ biến thành tích nhằm thỏa mãn:
a) Nhu cầu mức cao.
b) Nhu cầu xã hội.
c) Nhu cầu tôn trọng.
d) Nhu cầu tự hoàn thiện.

Câu 16: Theo thuyết nhu cầu của Maslow, được tham gia quá trình cải biến doanh nghiệp nhằm thỏa mãn:
a) Nhu cầu mức cao.
b) Nhu cầu xã hội.
c) Nhu cầu tôn trọng.
d) Nhu cầu tự hoàn thiện.

Câu 17: Khi cần tạo mối quan hệ lâu dài thì nên chọn biện pháp giải quyết xung đột:
a) Né tránh.
b) Cạnh tranh.
c) Hợp tác.
d) Nhượng bộ.

Câu 18: Theo thuyết về các nhu cầu của David McClelland, làm cho người khác hành động theo cách mà đáng ra họ không hành động như vậy là loại nhu cầu nào:
a) Nhu cầu thành tích.
b) Nhu cầu quyền lực.
c) Nhu cầu tự hoàn thiện.
d) Nhu cầu được tôn trọng.

Câu 19: Theo thuyết về các nhu cầu của David McClelland, mong muốn về những quan hệ qua lại gần gũi thân thiết là loại nhu cầu nào:
a) Nhu cầu thành tích.
b) Nhu cầu quyền lực.
c) Nhu cầu liên minh.
d) Nhu cầu được tôn trọng.

Câu 20: Nhu cầu nào không phải là một trong những nhu cầu theo thuyết về các nhu cầu của David McClelland:
a) Nhu cầu thành tích.
b) Nhu cầu quyền lực.
c) Nhu cầu liên minh.
d) Nhu cầu phát triển.

Câu 21: Theo thuyết về các nhu cầu của David McClelland, làm cho người khác hành động theo cách mà đáng ra họ không hành động như vậy là loại nhu cầu nào:
a) Nhu cầu thành tích.
b) Nhu cầu quyền lực.
c) Nhu cầu liên minh.
d) Nhu cầu tự hoàn thiện.

Câu 22: Khi hai bên giữ mục tiêu và cần có giải pháp tạm thời thì nên chọn biện pháp giải quyết xung đột:
a) Né tránh.
b) Cạnh tranh.
c) Hợp tác.
d) Thỏa hiệp.

Câu 23: Theo thuyết ngẫu nhiên của Fiedler, mức độ thuận lợi hay bất lợi của tình huống không liên quan tới yếu tố nào sau đây:
a) Quan hệ giữa người lãnh đạo và người dưới quyền là tốt hay xấu.
b) Cấu trúc nhiệm vụ là cao hay thấp.
c) Quyền lực chính thức của người lãnh đạo là mạnh hay yếu.
d) Môi trường bên ngoài thuận lợi hay bất lợi.

Câu 24: Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho nhân viên gồm:
a) Các đặc điểm cá nhân, đặc trưng công việc, đặc điểm doanh nghiệp.
b) Các đặc điểm cá nhân, đặc điểm doanh nghiệp, môi trường vĩ mô bên ngoài.
c) Các đặc điểm cá nhân, đặc điểm doanh nghiệp, môi trường vi mô bên ngoài.
d) Các đặc điểm cá nhân, đặc điểm doanh nghiệp, môi trường bên trong và bên ngoài.

Câu 25: Lý thuyết nào sau đây không liên quan đến tạo động lực dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu:
a) Thuyết nhu cầu của Maslow.
b) Thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg.
c) Thuyết mong đợi.
d) Thuyết quản trị khoa học.

Câu 26: Xung đột phát sinh không phải do:
a) Mục tiêu khác nhau.
b) Bộ phận trong cơ cấu tổ chức khác nhau.
c) Quan điểm khác nhau.
d) Tình cảm khác nhau.

Câu 27: Loại nào không phải là một trong các loại xung đột cơ bản:
a) Xung đột mục tiêu.
b) Xung đột nhận thức.
c) Xung đột tình cảm.
d) Xung đột ý tưởng.

Câu 28: Quan điểm tích cực về xung đột coi:
a) Xung đột đem lại tính sáng tạo, đổi mới và sự tiến bộ trong tổ chức.
b) Xung đột trong tổ chức là không thể tránh được và đôi khi cần thiết.
c) Xung đột trong tổ chức là điều không mong muốn và nên dập tắt.
d) Xung đột trong tổ chức là có hại.

Câu 29: Khi cần giải quyết xung đột nhanh mà biết chắc mình đúng thì nên chọn biện pháp:
a) Né tránh.
b) Cạnh tranh.
c) Hợp tác.
d) Nhượng bộ.

Câu 30: Khi vấn đề không quan trọng thì nên chọn biện pháp giải quyết xung đột:
a) Né tránh.
b) Cạnh tranh.
c) Hợp tác.
d) Nhượng bộ.

Câu 31: Khi chưa chắc mình đúng và nếu để xung đột kéo dài sẽ đem lại tổn thất thì nên chọn biện pháp giải quyết xung đột:
a) Né tránh.
b) Cạnh tranh.
c) Hợp tác.
d) Nhượng bộ.

Câu 32: Khi cần làm đối tác bình tĩnh lại và cần thu nhập thêm thông tin thì nên chọn biện pháp giải quyết xung đột:
a) Né tránh.
b) Cạnh tranh.
c) Hợp tác.
d) Thỏa hiệp.

Câu 33: Phong cách lãnh đạo độc đoán có đặc điểm nào sau đây:
a) Dựa vào ý kiến tập thể để ra quyết định.
b) Nhà lãnh đạo tự ra quyết định dựa vào những thông tin có sẵn.
c) Phát huy tính chủ động, sáng tạo của quần chúng.
d) Thu hút người khác tham gia ý kiến.

Câu 34: Đặc điểm chính của phong cách lãnh đạo tự do là:
a) Giao nhiệm vụ kiểu mệnh lệnh.
b) Cấp dưới được phép ra một số quyết định.
c) Ra quyết định đơn phương.
d) Giám sát chặt chẽ.

Câu 35: Lý thuyết về yếu tố bẩm sinh của nhà lãnh đạo cho rằng:
a) Những tố chất cần thiết có sẵn trong nhà lãnh đạo.
b) Những tố chất cần thiết của nhà lãnh đạo do được đào tạo.
c) Những tố chất cần thiết của nhà lãnh đạo do rèn luyện, rút kinh nghiệm.
d) Những tố chất cần thiết của nhà lãnh đạo do họ được đặt đúng tình huống.

Câu 36: Hạn chế của lý thuyết về các yếu tố bẩm sinh của nhà lãnh đạo:
a) Chú trọng quá nhiều vào đặc điểm cá tính, thể chất.
b) Đánh giá cao ảnh hưởng của môi trường.
c) Khẳng định việc đào tạo nhà lãnh đạo rất quan trọng.
d) Chú trọng sự hợp tác của cấp dưới.

Câu 37: Phát biểu nào không phải hạn chế của lý thuyết về các yếu tố bẩm sinh của nhà lãnh đạo:
a) Chú trọng quá cá tính nhà lãnh đạo.
b) Chú trọng sự hợp tác của cấp dưới.
c) Đánh giá cao quá yếu tố thể chất, diện mạo nhà lãnh đạo.
d) Không thấy được hạn chế từ một số cá tính bẩm sinh tới hiệu quả lãnh đạo.

Câu 38: Lý thuyết về lãnh đạo theo trường phái hành vi không có điều nào sau đây:
a) Phân tích những khác biệt trong các hoạt động của nhà lãnh đạo thành công và các nhà lãnh đạo không thành công.
b) Cho rằng hiệu lãnh đạo phụ thuộc nhiều vào chiều cao, sức mạnh hay cân nặng của một người.
c) Tính hiệu quả của hành vi nhà lãnh đạo tùy thuộc tình huống cụ thể.
d) Có thể huấn luyện cho một người lãnh đạo để họ thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình.

Câu 39: Lý thuyết nào sau đây không phải lý thuyết về lãnh đạo của trường phái hành vi:
a) Phân loại phong cách lãnh đạo theo mức độ quan trọng đến công việc và con người.
b) Quan niệm về lãnh đạo theo thuyết X và thuyết Y.
c) Sơ đồ lưới quản trị.
d) Thuyết ngẫu nhiên của Fiedler.

Câu 40: Lương là nhân tố trong thuyết 2 nhóm nhân tố của F.Herzberg:
a) Nhân tố có tính động viên.
b) Nhân tố có tính duy trì.
c) Nhân tố đảm bảo sự an toàn trong công việc.
d) Nhân tố tạo sự hấp dẫn trong công việc.

Câu 41: Phong cách lãnh đạo độc đoán không mang đặc điểm nào sau đây:
a) Không tính đến ý kiến tập thể mà chỉ dựa vào năng lực, kinh nghiệm cá nhân để ra quyết định.
b) Chỉ phù hợp với những tập thể thiếu kỷ luật, không tự giác, công việc trì trệ,…cần chấn chỉnh nhanh.
c) Không phát huy tính chủ động sáng tạo của quần chúng.
d) Thu hút người khác tham gia ý kiến.

Câu 42: Phương pháp lãnh đạo được thuyết X đề xuất:
a) Phải hướng dẫn cho họ tỷ mỷ và phải kiểm soát họ chặt chẽ.
b) Phải tạo cho họ môi trường làm việc thích hợp.
c) Phải tôn trọng người lao động, để họ được tự thực hiện mục tiêu.
d) Cần động viên khen thưởng kịp thời.

Câu 43: Phương hướng lãnh đạo được thuyết Y đề xuất:
a) Phải hướng dẫn cấp dưới một cách tỷ mỷ.
b) Phải kiểm soát cấp dưới chặt chẽ.
c) Phải tôn trọng cấp dưới, để họ được thực hiện mục tiêu.
d) Cần chỉ huy cấp dưới bất cứ khi nào.

Câu 44: Những nhận định nào không phải của thuyết Y:
a) Tìm kiếm trách nhiệm.
b) Siêng năng hay lười biếng không phải là bản chất.
c) Cần áp dụng phong cách lãnh đạo tham gia.
d) Sự đam mê công việc thúc đẩy con người phát triển.

Câu 45: Phong cách lãnh đạo theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Ohio chia theo:
a) Mức độ quan tâm đến con người và công việc.
b) Mức độ quan tâm đến con người và sản xuất.
c) Mức độ quan tâm đến con người và tình huống.
d) Mức độ quan tâm đến nhu cầu và tính huống.

Câu 46: Sơ đồ lưới quản trị phân loại phong cách lãnh đạo theo:
a) Mức độ quan tâm đến con người và công việc.
b) Mức độ quan tâm đến con người và sản xuất.
c) Mức độ quan tâm đến con người và tình huống.
d) Mức độ quan tâm đến nhu cầu và tính huống.

Câu 47: Sơ đồ lưới quản trị phân loại phong cách lãnh đạo theo….mức độ đối với mỗi tiêu chí:
a) 4.
b) 5.
c) 7.
d) 9.

Câu 48: Nhận định nào không thuộc thuyết ngẫu nhiên của Fiedler:
a) Sự lãnh đạo thành công tùy thuộc vào sự phù hợp giữa phong cách lãnh đạo và yêu cầu của tình huống.
b) Tác động vào tình huống để làm cho nó phù hợp với phong cách lãnh đạo.
c) Tìm một người có phong cách lãnh đạo phù hợp với tình huống.
d) Xác định phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo và mức độ thuận lợi của tình huống.

Câu 49: Khi giải quyết xung đột không liên quan đến yếu tố nào sau đây:
a) Quan điểm của các bên.
b) Tình hình hiện tại.
c) Tính chất xung đột.
d) Khả năng tổ chức.

Câu 50: Thuyết nào sau đây không liên quan đến động lực của nhân viên:
a) Thuyết về nhu cầu.
b) Thuyết về quản trị theo mục tiêu.
c) Thuyết về động cơ và yếu tố ảnh hưởng.
d) Thuyết về quản trị khoa học.

 

 

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)