Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 10

Năm thi: 2023
Môn học: Tâm lý Y học và Y đức
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: TS. Nguyễn Thị Lan Anh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Tâm lý Y học và Y đức
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: TS. Nguyễn Thị Lan Anh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức là một trong những đề thi thuộc môn Tâm lý đạo đức y học được tổng hợp tại trường Đại học Y Dược TP.HCM. Đề thi này do giảng viên PGS.TS. Lê Minh Công, một chuyên gia uy tín trong lĩnh vực tâm lý học y khoa, trực tiếp biên soạn. Đề thi được thiết kế nhằm đánh giá kiến thức của sinh viên năm thứ ba, đặc biệt những sinh viên thuộc ngành Y khoa. Để đạt kết quả tốt trong bài trắc nghiệm này, sinh viên cần nắm vững các khái niệm cơ bản về tâm lý học và đạo đức y học, cũng như các tình huống thực tiễn trong y khoa.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 10

Câu 1: Theo mô hình sức khoẻ nào thì cá nhân tin rằng sức khoẻ của họ là được kiểm soát bởi chính mình hay bởi những yếu tố bên ngoài?
a. Mô hình nhận thức xã hội
b. Mô hình niềm tin sức khoẻ
c. Mô hình cấu trúc thay đổi hành vi
d. Tâm điểm sức khoẻ của kiểm soát

Câu 2: Mô hình sức khoẻ nào dựa trên 2 nhân tố nhận thức của cá nhân là cá nhân lĩnh hội các mức độ nguy cơ đến sức khoẻ và nhận thức việc thực hành hành vi sức khoẻ tích cực có thể làm giảm các nguy cơ?
a. Mô hình niềm tin sức khoẻ
b. Mô hình nhận thức xã hội
c. Tâm điểm sức khoẻ của kiểm soát
d. Mô hình cấu trúc thay đổi hành vi

Câu 3: Trong thông báo tin xấu, điều nào sau đây tác động mạnh tới tâm lý bệnh nhân?
a. Thông báo tin xấu một cách đường đột
b. Bác sĩ có chuẩn bị chu đáo các bước để thông báo tin dữ và thông báo bằng lời trực tiếp với bệnh nhân thay vì thông báo âm thầm hoặc giấu
c. Thông báo tin xấu cho bệnh nhân rằng họ phải đoạn chi một cách đường đột
d. Chứng kiến bệnh nhân cùng phòng bệnh đang điều trị chuyên khoa đau đớn, vật vã trước căn bệnh và chết

Câu 4: Khi thông báo thông tin về căn bệnh cho bệnh nhân, thái độ của bác sĩ trước bệnh nhân cần phải:
a. Cả nể và thương hại
b. Chân thật và trung lập
c. Trân trọng và chân thật
d. Đồng nhất và thương cảm

Câu 5: Khi thông báo căn bệnh cho bệnh nhân:
a. Bác sĩ phải nói hết tất cả những thông tin ngay lúc đó để bệnh nhân biết
b. Bác sĩ nên giấu bớt những thông tin trầm trọng về bệnh để bệnh nhân bớt đi lo lắng
c. Bác sĩ nói theo thông báo mẫu để sử dụng cho mọi bệnh nhân và đảm bảo không bị quên
d. Bác sĩ chọn cách nói riêng của mình để thông báo cho bệnh nhân một cách tế nhị nhằm giảm sốc tối đa về tâm lý cho bệnh nhân

Câu 6: Chọn câu đúng.
a. Bác sĩ và điều dưỡng đều có thể thông báo tin xấu đến bệnh nhân, thường nếu bác sĩ có quá nhiều bệnh nhân thì có thể nhờ điều dưỡng hoặc đồng nghiệp khác thông báo giùm
b. Khi thông báo tin xấu thường chỉ có bác sĩ phụ trách và chỉ một bác sĩ mà thôi, có thể đồng nghiệp đi kèm hoặc lý tưởng là một tâm lý gia
c. Khi thông báo tin xấu thường có bác sĩ phụ trách và có thêm bác sĩ đồng nghiệp đi kèm để cùng thảo luận với nhau và hỗ trợ nhau trong việc thông báo; trường hợp thấy khó khăn thì nhờ thêm tâm lý gia
d. Tâm lý gia chuẩn bị tâm lý và thông báo trước cho bệnh nhân, sau đó là những lời giải thích về chẩn đoán, tiên lượng của bác sĩ

Câu 7: Chọn câu sai. Hậu quả của việc tích lũy stress đối với nhân viên y tế là gì?
a. Ám ức, tổn thương, lo sợ
b. Mối đe dọa của hội chứng kiệt sức nghề nghiệp (burn-out)
c. Giận dữ, cáu bẳn, lãnh đạm
d. Nguy hiểm: sử dụng chất kích thích, kiệt sức, tự tử,…

Câu 8: Theo quan niệm hiện nay, khái niệm stress được xem là:
a. Yếu tố tâm lý (gây gổ, lo lắng, hút thuốc, uống rượu,…)
b. Yếu tố cơ thể (ăn uống kém, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,…)
c. Yếu tố xã hội (chiến tranh, thất nghiệp,…)
d. Yếu tố tâm lý (gây gổ, lo lắng, hút thuốc, uống rượu,…) và yếu tố xã hội (chiến tranh, thất nghiệp,…)

Câu 9: Chọn câu sai. Nguyên nhân gây ra stress thường là:
a. Điều kiện và môi trường sinh sống thấp, thiếu thốn, ồn ào
b. Gặp nhiều mâu thuẫn, bất an, thay đổi trong cuộc sống
c. Bị chèn ép, oan ức, thất bại trong cuộc sống
d. Do bị các bệnh mạn tính

Câu 10: Theo Selye (1978), 3 giai đoạn của G-S-A (General adaptation syndrome) là:
a. Báo động, đào tẩu, kiệt quệ
b. Báo động, chiến đấu, kiệt quệ
c. Báo động, đề kháng, kiệt quệ
d. Báo động, hợp tác, kiệt quệ

Câu 11: Cảm giác là:
a. Một quá trình nhận thức đem lại hiểu biết cho con người
b. Quá trình tâm lý phản ánh trực tiếp, riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng bằng hoạt động của giác quan
c. Quá trình tâm lý phản ánh trọn vẹn từng sự vật hiện tượng
d. Còn gọi là nhận thức cảm tính

Câu 12: Tri giác có đặc điểm là:
a. Hiện tượng tâm lý xảy ra trong thời gian ngắn, có sự mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng
b. Chỉ xảy ra khi sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan
c. Kết quả phải là hiện tượng trọn vẹn về sự vật hiện tượng (các thuộc tính của sự vật, hiện tượng nằm trong một cấu trúc nhất định)
d. ABC đúng

Câu 13: Đặc điểm phân biệt tri giác và cảm giác
a. Là quá trình tâm lý
b. Có tính chủ thể
c. Có sự phối hợp hoạt động tổng hợp của các giác quan tạo nên hình ảnh trọn vẹn về sự vật hiện tượng
d. Chỉ xảy ra khi sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan

Câu 14: Tri giác là một quá trình tích cực về:
a. Là hoạt động nhận thức chỉ đem lợi ích cho con người
b. Có sự hoạt động tích cực để giải quyết nhiệm vụ nhận thức
c. Tri giác không phải là sự cộng lại đơn giản, thụ động các cảm giác thành phần
d. Hình ảnh tri giác bao giờ cũng phản ánh trung thực sự vật hiện tượng

Câu 15: Loại cảm giác nào thuộc nhóm cảm giác bên ngoài:
a. Vận động
b. Nén
c. Cơ thể
d. Rung

Câu 16: Cảm giác nào không phải cảm giác bên trong:
a. Thăng bằng
b. Vận động
c. Đụng chạm
d. Cơ thể

Câu 17: Căn cứ vào cơ quan phân tích nào giữ vai trò chính trong tạo ra hình ảnh tri giác, người ta phân tri giác thành:
a. Không gian, thời gian
b. Nhìn, nghe, ngửi,…
c. Vận động, con người
d. Có chủ định, không chủ định

Câu 18: Một người có độ nhạy cảm cao, được biểu hiện:
a. Kích thích rất nhỏ cũng gây được cảm giác
b. Phản ánh được kích thích có cường độ nhỏ và lớn
c. Phân biệt nhiều kích thích khác nhau
d. Khó bị ảnh hưởng bởi môi trường

Câu 19: Quy luật thích ứng của cảm giác được thể hiện:
a. Kích thích mạnh, độ nhạy cảm tăng, kích thích yếu, độ nhạy cảm giảm
b. Kích thích mạnh, độ nhạy cảm giảm và ngược lại
c. Thay đổi độ nhạy cảm để phản ánh tốt hơn kích thích với cường độ khác nhau
d. Thay đổi độ nhạy cảm để phù hợp trạng thái cơ thể

Câu 20: Quy luật tác động qua lại giữa các cảm giác được hiểu là:
a. Kích thích yếu lên giác quan này làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia
b. Kích thích mạnh lên cơ quan phân tích này làm tăng độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia
c. Kích thích yếu lên giác quan này làm tăng độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia và ngược lại
d. Hai kích thích xảy ra đồng thời không làm thay đổi độ nhạy cảm của nhau

Câu 21: Hiện tượng “tổng giác” thể hiện:
a. Sự phụ thuộc của tri giác dựa vào đặc điểm đối tượng tri giác
b. Sự phụ thuộc của tri giác dựa vào trạng thái cơ thể
c. Được thể hiện ở những người có sức khỏe yếu
d. Sự tri giác đối tượng bị sai lệch bởi trạng thái tinh thần

Câu 22: Quy luật ý nghĩa của đối tượng thể hiện:
a. Tri giác dễ phản ánh đúng khi đối tượng rõ ràng
b. Đối tượng có ý nghĩa không bao giờ bị tri giác sai lệch
c. Đối tượng càng có ý nghĩa càng dễ tri giác
d. Tri giác được hình thành khi đối tượng rõ ràng

Câu 23: Quy luật tính trọn vẹn của tri giác là:
a. Tri giác về sự vật hiện tượng bao giờ cũng trọn vẹn như một sự tổng hợp cảm giác thành phần
b. Tri giác về sự vật hiện tượng như là tổng hợp của các cảm giác thành phần
c. Tri giác về sự vật hiện tượng bao giờ cũng phản ánh thành một chỉnh thể dù có những đặc điểm chưa được cảm giác phản ánh đầy đủ
d. Tri giác về sự vật hiện tượng bao giờ cũng phản ánh đầy đủ các thành phần của cảm giác

Câu 24: Quy luật tính lựa chọn của tri giác được thể hiện:
a. Khi sự vật hiện tượng này tác động lên giác quan thì sự vật hiện tượng khác cũng tác động lên giác quan
b. Sự vật hiện tượng chỉ tác động lên một giác quan
c. Khi tri giác con người hướng đến một sự vật hiện tượng thì các sự vật hiện tượng khác là bối cảnh
d. Con người không thể tri giác một lúc nhiều sự vật hiện tượng khác nhau

Câu 25: Tri giác có tính chủ định là:
a. Tri giác không bị tác động bởi môi trường xung quanh
b. Tri giác không phụ thuộc vào kinh nghiệm sống của con người
c. Tri giác có mục đích nhất định, được con người chủ định nhằm giải quyết nhiệm vụ nhận thức trước mắt
d. Tri giác không dựa trên sự chủ động của con người

Câu 26: Quy luật phụ thuộc vào kinh nghiệm thể hiện ở:
a. Tri giác về sự vật hiện tượng phụ thuộc vào trình độ văn hóa của đối tượng
b. Tri giác về sự vật hiện tượng phụ thuộc vào tuổi tác
c. Tri giác về sự vật hiện tượng phụ thuộc vào kinh nghiệm sống
d. Tri giác về sự vật hiện tượng phụ thuộc vào khả năng tư duy

Câu 27: Chọn câu đúng về hoạt động cảm giác:
a. Cảm giác phản ánh sự vật hiện tượng bên ngoài một cách chi tiết, cụ thể
b. Cảm giác không bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm sống của con người
c. Cảm giác là quá trình tâm lý
d. Cảm giác có vai trò phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn

Câu 28: Chọn câu đúng về hoạt động của tri giác:
a. Tri giác là quá trình tâm lý chủ yếu phản ánh trọn vẹn về từng thuộc tính của sự vật hiện tượng
b. Tri giác chủ yếu phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng
c. Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn trong một cấu trúc nhất định
d. Tri giác không bị ảnh hưởng bởi cảm giác

Câu 29: Quy luật về tính lựa chọn của tri giác là:
a. Tri giác chỉ bị ảnh hưởng bởi tác động của sự vật hiện tượng lên giác quan
b. Tri giác không bị ảnh hưởng bởi sự vật hiện tượng xung quanh
c. Tri giác hướng đến một sự vật hiện tượng và coi các sự vật hiện tượng khác là bối cảnh
d. Tri giác không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài

Câu 30: Chọn câu đúng về sự thích ứng của cảm giác:
a. Cảm giác có khả năng thích ứng với các kích thích khác nhau bằng cách thay đổi độ nhạy cảm
b. Cảm giác không bị ảnh hưởng bởi sự thích ứng
c. Cảm giác chỉ thích ứng với các kích thích có cường độ lớn
d. Cảm giác chỉ thích ứng với các kích thích có cường độ nhỏ

Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 1
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 2
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 3
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 4
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 5
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 6
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 7
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 8
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 9
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 10
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 11
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 12
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 13
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 14
Trắc Nghiệm Tâm Lý Y Đức – Đề 15

 

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)