Trắc Nghiệm Thủ tục hải quan chương 4

Năm thi: 2023
Môn học: Thủ tục hải quan
Trường: Đại học Ngoại thương (FTU)
Người ra đề: PGS.TS. Trần Văn Nam
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 26
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Thủ tục hải quan
Trường: Đại học Ngoại thương (FTU)
Người ra đề: PGS.TS. Trần Văn Nam
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 26
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Thủ tục hải quan chương 4 là một phần quan trọng trong môn Thủ tục hải quan, được giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành kinh doanh quốc tế và logistics, như Đại học Ngoại thương (FTU). Đề thi này do PGS.TS. Trần Văn Nam, một chuyên gia uy tín về lĩnh vực hải quan và thương mại quốc tế, biên soạn. Chương 4 tập trung vào các thủ tục liên quan đến kiểm tra, giám sát, và kiểm soát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Sinh viên sẽ được kiểm tra kiến thức về các quy định pháp lý, thủ tục xử lý hàng hóa đặc biệt như hàng hóa quá cảnh, tạm nhập tái xuất, và các phương thức giám sát hải quan tại cảng biển, sân bay và các khu phi thuế quan. Đề thi này phù hợp cho sinh viên năm cuối chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, nhằm giúp họ hiểu rõ cách thức hải quan quản lý hàng hóa và các quy trình liên quan để thực hiện thông quan hiệu quả. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Câu hỏi Trắc Nghiệm Thủ tục hải quan chương 4 (có đáp án)

Câu 1: Bản chất của thuế hải quan là:
A. Là thuế tiêu thụ đặc biệt.
B. Là thuế gián thu và được coi là công cụ để Chính Phủ điều tiết sản xuất và tiêu dùng trong nước.
C. Là thuế trực thu và được coi là công cụ để Chính Phủ điều tiết sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Câu 2: Căn cứ vào phạm vi các tác dụng của thuế, thuế hải quan KHÔNG được phân loại thành loại thuế nào sau đây?
A. Thuế tự quản.
B. Thuế theo các cam kết quốc tế.
C. Thuế để tạo nguồn thu.

Câu 3: Trong các nội dung dưới đây, đâu là yêu cầu của việc thu thuế hải quan:
A. CQHQ đảm bảo thu đủ số thuế hải quan trước khi giải phóng hàng – đối với những hàng hóa phải nộp thuế trước khi giải phóng hàng.
B. Kết quả thu nộp thuế chỉ có hiệu lực khi giữa CQHQ và ngân hàng nhà nước đã có thông tin đối chiếu.
C. Thông tin thu nộp thuế không nhất thiết phải thể hiện rõ được số tiền thuế phải nộp theo từng sắc thuế của từng TKHQ.

Câu 4: Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá mua vào được ngân hàng nào niêm yết?
A. Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.
B. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.
C. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Câu 5: Trong các ý dưới đây, đâu không phải là khái niệm của kiểm tra tính thuế hải quan:
A. Kiểm tra tính thuế hải quan nhằm kiểm tra tính thuế hải quan là hoạt động của cơ quan hải quan nhằm kiểm tra tính chính xác của việc tính toán và thu nộp thuế hải quan của người khai hải quan theo quy định của pháp luật.
B. Kiểm tra việc áp dụng các chế độ, chính sách để có hướng dẫn cụ thể, kịp thời.
C. Kiểm tra tính thuế hải quan là hoạt động kiểm tra tính chính xác của việc tính toán và thu nộp thuế hải quan do cơ quan hải quan và người kinh doanh cùng thực hiện.

Câu 6: Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với việc xác định số thuế phải nộp của cơ quan hải quan thì:
A. Được quyền khiếu nại theo quy định của luật khiếu nại.
B. Được quyền yêu cầu trung tâm phân tích, phân loại của cơ quan hải quan thực hiện phân tích phân loại để xác định chính xác số thuế phải nộp.
C. Được quyền yêu cầu tổ chức giám định để xác định chính xác số thuế phải nộp.

Câu 7: Trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp, nộp chưa đủ số thuế phải nộp trong thời gian quy định thì:
A. Hàng hóa không được thông quan.
B. Hàng hóa được thông quan khi được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số thuế phải nộp.
C. Hàng hóa được thông quan khi được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp hoặc được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định.

Câu 8: Việc hoàn thuế có thể được thực hiện bằng mấy cách?
A. 2.
B. 3.
C. 4.

Câu 9: Đâu là mục đích của việc kiểm tra tính thuế?
A. Kiểm tra tính trung thực, chính xác trong khai báo của chủ hàng.
B. Kiểm tra việc áp dụng các chế độ, chính sách để có hướng dẫn cụ thể, kịp thời.
C. Cả 2 phương án trên.

Câu 10: Đâu là không phải đối tượng không chịu thuế:
A. Người khai HQ khai báo hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu lên tờ khai HQ và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ liên quan. Trên tờ khai HQ vẫn khai báo đầy đủ số lượng, mã số thuế, trị giá nhưng không phải tính thuế cho hàng hóa.
B. Thực hiện kiểm tra tính thuế đối với lô hàng cơ quan hải quan sẽ làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối chiếu khai báo các chứng từ chứng minh với quy định hiện hành để phê chuẩn việc không tính thuế hải quan.
C. Người khai báo HQ khai báo trên tờ khai HQ và chuẩn bị hồ sơ HQ đầy đủ.

Câu 11: Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì việc thanh toán được thực hiện theo trình tự nào sau đây: 1-Tiền thuế truy thu; 2-Tiền phạt; 3-Tiền thuế phát sinh; 4-Tiền thuế nợ
A. 4-2-3-1.
B. 4-1-3-2.
C. 3-2-4-1.

Câu 12: Cơ quan nào không được phép xét thẩm quyền miễn thuế:
A. Bộ tài chính.
B. Bộ ngoại giao.
C. Chi cục hải quan.

Câu 13: Phân loại thuế hải quan theo mục đích gồm:
A. Thuế để tạo nguồn thu, thuế để bảo hộ, thuế để trừng phạt.
B. Thuế tự quản, thuế theo cam kết quốc tế.
C. Thuế thông thường, thuế ưu đãi, thuế ưu đãi đặc biệt.

Câu 14: Phân loại thuế hải quan theo nghĩa hẹp bao gồm:
A. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
B. Thuế tự quản, thuế theo các cam kết quốc tế.
C. Thuế thông thường, thuế ưu đãi, thuế ưu đãi đặc biệt.

Câu 15: Đâu là cơ pháp lý quốc tế của quản lý thuế hải quan:
A. Luật Hải quan.
B. Luật quản lý thuế.
C. Công ước HS.

Câu 16: Đâu là đối tượng không chịu thuế hải quan:
A. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ của các cá nhân nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại.
B. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đã nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu.
C. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đã nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ít hơn.

Câu 17: Đâu là trường hợp được xét hoàn thuế:
A. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ của các cá nhân nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại.
B. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đã nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu.
C. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu quốc tế Việt Nam.

Câu 18: Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
A. Văn bản (công văn) yêu cầu hoàn thuế.
B. Chứng từ nộp thuế.
C. Văn bản (công văn) yêu cầu hoàn thuế, Chứng từ nộp thuế và các tài liệu khác có liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.

Câu 19: Kiểm tra tính thuế hải quan nhằm mục đích gì?
A. Kiểm tra tính trung thực, chính xác trong khai báo của chủ hàng.
B. Kiểm tra việc áp dụng chế độ, chính sách để có hướng dẫn cụ thể, kịp thời.
C. Cả A và B.

Câu 20: Căn cứ vào phạm vi tác dụng của thuế, có thể chia thuế hải quan thành các loại nào?
A. Thuế để tạo nguồn thu và thuế để bảo hộ.
B. Thuế tự quản và thuế theo các cam kết quốc tế.
C. Thuế tuyệt đối và thuế theo tỷ lệ.

Câu 21: Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày nào?
A. Là ngày đăng ký tờ khai hải quan.
B. Sau khi đăng ký tờ khai hải quan.
C. Trước khi đăng ký tờ khai hải quan.

Câu 22: Đối tượng áp dụng của thuế hải quan là:
A. Tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ (gồm điện, dịch vụ tư vấn, dịch vụ vận tải…) được nhập khẩu, xuất khẩu qua biên giới.
B. Chỉ áp dụng cho các hàng hóa vô hình được xuất khẩu và nhập khẩu qua biên giới.
C. Chỉ áp dụng cho các hàng hóa hữu hình được xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới.

Câu 23: Căn cứ vào mục đích có thể chia thuế hải quan thành các loại nào?
A. Thuế tự quản và thuế theo các cam kết quốc tế.
B. Thuế tuyệt đối và thuế theo tỷ lệ.
C. Thuế để tạo nguồn thu, thuế để bảo hộ và thuế để trừng phạt.

Câu 24: Người đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu miễn thuế với cơ quan hải quan nơi đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế trong bao lâu?
A. Chậm nhất 5 ngày sau khi làm thủ tục miễn thuế.
B. Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
C. Chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính hàng năm.

Câu 25: Đâu không phải là mục đích của việc kiểm tra tính thuế?
A. Kiểm tra tính đúng đắn trong khai báo của chủ hàng.
B. Kiểm tra tính trung thực, chính xác trong khai báo của chủ hàng.
C. Kiểm tra việc áp dụng các chế độ, chính sách để có hướng dẫn cụ thể, kịp thời.

Câu 26: Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với việc xác định số thuế phải nộp của cơ quan hải quan thì:
A. Được quyền khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại.
B. Được quyền yêu cầu trung tâm phân tích, phân loại của cơ quan hải quan thực hiện phân tích phân loại để xác định chính xác số thuế phải nộp.
C. Được quyền yêu cầu tổ chức giám định độc lập thực hiện giám định để xác định chính xác số thuế phải nộp.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)