Đề thi trắc nghiệm thương mại quốc tế – đề 12

Năm thi: 2023
Môn học: Thương mại quốc tế
Trường: Đại học Ngoại thương
Người ra đề: TS. Nguyễn Thanh Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Thương mại quốc tế
Trường: Đại học Ngoại thương
Người ra đề: TS. Nguyễn Thanh Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm Thương mại quốc tế – Đề 12 là một trong những đề thi tiêu biểu thuộc môn Thương mại quốc tế. Đề thi này nhằm giúp sinh viên củng cố và đánh giá kiến thức về các nguyên tắc thương mại quốc tế, các hiệp định thương mại, cùng những chính sách thương mại toàn cầu. Đề 12 thường được biên soạn và chỉnh sửa bởi các giảng viên có kinh nghiệm, như TS. Nguyễn Thanh Bình, giảng viên Khoa Kinh tế tại các trường đại học lớn như Đại học Ngoại thương hoặc Đại học Kinh tế Quốc dân, dành cho sinh viên năm thứ ba hoặc năm cuối thuộc các ngành Kinh doanh quốc tế, Kinh tế đối ngoại. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Đề thi trắc nghiệm thương mại quốc tế – đề 12 (có đáp án)

Câu 1: Trong một số trường hợp, cơ chế bỏ phiếu đặc biệt được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) áp dụng. Đó là trường hợp nào sau đây?
A. Sửa đổi các Hiệp định, bao gồm cả các điều khoản về quy chế tối huệ quốc (MFN) trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
B. 100% các quyết định được thông qua bằng cơ chế bỏ phiếu đặc biệt
C. Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên
D. Không sử dụng, 100% các quyết định được thông qua bằng cơ chế đồng thuận

Câu 2: Bên cạnh Đại hội đồng, có hai cơ quan quan trọng do Đại hội đồng cử ra để điều chỉnh và duy trì luật chơi công bằng trong hệ thống WTO. Đó là những cơ quan nào sau đây?
A. Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan rà soát chính sách thương mại
B. Cơ quan phúc thẩm và cơ quan rà soát chính sách thương mại
C. Cơ quan xét xử và cơ quan rà soát chính sách thương mại
D. Cơ quan xét xử và cơ quan phúc thẩm

Câu 3: Trong pháp luật Việt Nam, hàng chuyển khẩu phải theo quy định nào sau đây?
A. Phải làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu
B. Không phải làm thủ tục hải quan
C. Phải làm thủ tục nhập, không phải làm thủ tục xuất khẩu
D. Phải làm thủ tục xuất, không phải làm thủ tục nhập khẩu

Câu 4: Tại sao cặp quy chế không phân biệt đối xử (MFN, NT) chưa mang lại bình đẳng thực sự?
A. Cặp quy chế MFN – NT được vận dụng như nhau cho 2 quốc gia chưa ngang nhau về trình độ công nghiệp hóa và năng lực cạnh tranh
B. Cặp quy chế MFN – NT mới chỉ tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng về mặt giá cả, chưa bao hàm sự bình đẳng trong cạnh tranh về chất lượng sản phẩm
C. Các thành viên cũ vẫn phân biệt đối xử với các thành viên mới
D. WTO vẫn công nhận các thỏa thuận khu vực

Câu 5: Nguyên tắc Tối Huệ Quốc (MFN) là một trong những nguyên tắc cơ bản cho nguyên tắc nào của WTO sau đây?
A. Chỉ bảo hộ bằng thuế quan
B. Tạo dựng một nền tảng ổn định cho thương mại
C. Không phân biệt đối xử
D. Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng

Câu 6: Sự trả đũa thuế quan sẽ dẫn tới vấn đề gì sau đây?
A. Thúc đẩy mậu dịch quốc tế phát triển
B. Triệt tiêu mậu dịch quốc tế
C. Làm tăng tổng phúc lợi của nước lớn
D. Làm tăng tổng phúc lợi cho nước nhỏ

Câu 7: Theo Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của ASEAN (CEPT/AFTA), hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan khi thoả mãn các điều kiện nhất định. Một trong các điều kiện đó là gì?
A. Các sản phẩm phải chứa ít nhất 10% hàm lượng nguyên liệu có xuất xứ từ ASEAN
B. Các sản phẩm phải chứa ít nhất 40% hàm lượng nguyên liệu có xuất xứ từ ASEAN
C. Các sản phẩm phải chứa ít nhất 30% hàm lượng nguyên liệu có xuất xứ từ ASEAN
D. Các sản phẩm phải chứa ít nhất 20% hàm lượng nguyên liệu có xuất xứ từ ASEAN

Câu 8: Chính sách hướng ngoại có đặc điểm nào sau đây?
A. Tham gia vào quá trình phân công lao động khu vực và quốc tế
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường ổn định
C. Đây là mô hình phát triển dựa chủ yếu vào tiềm lực bên trong
D. Nền kinh tế thực hiện chính sách công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu

Câu 9: Hàng rào thương mại quốc tế của một quốc gia được áp dụng cho loại hàng hóa nào?
A. Có thể chỉ áp dụng cho hàng nhập khẩu hoặc áp dụng cho cả hàng nhập và hàng xuất khẩu tùy thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ
B. Áp dụng cho hàng xuất khẩu, không áp dụng cho hàng nhập khẩu
C. Áp dụng cho cả hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu
D. Áp dụng cho hàng nhập khẩu, không áp dụng cho hàng xuất khẩu

Câu 10: Những hàng rào phi thuế quan nào sau đây không phù hợp với các quy định của WTO?
A. Các hàng rào hạn chế định lượng cấm nhập khẩu, hạn ngạch, các thỏa thuận hạn chế xuất khẩu đối với hàng hóa được phép xuất nhập khẩu theo quy định từng nước
B. Các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, biện pháp tự vệ thương mại
C. Các rào cản về mức độ an toàn và an ninh của sản phẩm, về kiểm tra chất lượng hàng trước khi xếp lên tàu
D. Các hàng rào kỹ thuật, các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm

Câu 11: Trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế, các nước hay sử dụng biện pháp quản lý xuất – nhập khẩu bằng hạn ngạch (quota). Nguyên nhân cho thực tế này là gì?
A. Quản lý xuất – nhập khẩu bằng quota bóp chết những doanh nghiệp kinh doanh chân chính
B. Quản lý xuất – nhập khẩu bằng quota đơn giản hơn, dễ dàng áp dụng
C. Quản lý xuất – nhập khẩu bằng quota tạo ra sức mạnh độc quyền của một bộ phận doanh nghiệp trong nền kinh tế
D. Quản lý xuất – nhập khẩu bằng quota làm nảy sinh nhiều tiêu cực: nảy sinh cơ chế xin cho, mua bán quota

Câu 12: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khuyến khích các quốc gia sử dụng công cụ thuế quan thay cho phi thuế quan. Nguyên nhân của thực tế này là gì?
A. Thuế quan tăng thu ngân sách nhà nước
B. Thuế quan góp phần nâng cao đời sống của nhân dân
C. Thuế quan điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu
D. Thuế quan là công cụ mậu dịch mang tính minh bạch hơn so với các công cụ phi thuế quan

Câu 13: Quốc gia thực hiện chính sách thuế quan cao sẽ dẫn đến kết quả nào sau đây?
A. Tăng tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư cho phát triển
B. Bảo hộ thị trường trong nước, sản xuất nội địa có điều kiện phát triển
C. Nền kinh tế bị cô lập trong tiến trình toàn cầu hóa
D. Tăng thu cho ngân sách, góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân

Câu 14: Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) được áp dụng cho trường hợp nào sau đây?
A. Các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước đang phát triển trên cơ sở không cần có đi có lại và không phân biệt đối xử.
B. Tạo ra lợi thế cho các nước phát triển trong việc mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển
C. Là chế độ thuế quan đặc biệt áp dụng cho các thành viên của các hiệp định khu vực mậu dịch tự do FTA
D. Các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước đang phát triển trên cơ sở có đi có lại và không phân biệt đối xử

Câu 15: Công ty Y nhập khẩu lô hàng B theo tổng giá trị mua với giá 30.000 USD. Tỷ giá tính thuế là VND/USD = 18.500. Thuế nhập khẩu đối với sản phẩm B là 10%. Vậy tổng số tiền thuế nhập khẩu Công ty X phải nộp là bao nhiêu?
A. 300.000.000 VND
B. 55.500.000 VND
C. 115.000.000 VND
D. 48.500.000 VND

Câu 16: Thuế quan đối kháng là công cụ được áp dụng đối với trường hợp nào sau đây?
A. Hàng hóa nhập khẩu có hiện tượng bán phá giá
B. Hàng hóa nhập khẩu có hiện tượng được chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp với biên độ từ 1% trở lên
C. Một ngành sản xuất non trẻ cần bảo hộ để phát triển
D. Hàng hóa nhập khẩu gia tăng nhanh quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước

Câu 17: Ở nước chưa được công nhận có nền kinh tế thị trường, để xác định sản phẩm xuất khẩu có bán phá giá hay không, người ta không căn cứ vào yếu tố nào sau đây?
A. Giá xuất khẩu với giá cấu thành của hàng hóa tương tự được sản xuất tại nước thứ 3, có nền kinh tế thị trường và trình độ phát triển tương đương
B. Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn trị giá thông thường của sản phẩm tương tự được tiêu thụ ở nước xuất khẩu (sản phẩm tương tự phải lớn hơn 5% khối lượng hàng hóa xuất khẩu)
C. Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ 3 thích hợp
D. Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn giá trị cấu thành

Câu 18: Chính sách hướng nội có đặc điểm nào sau đây?
A. Nền kinh tế trong nước ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ bên ngoài
B. Nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực cho sự phát triển
C. Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống dân cư
D. Nền kinh tế dễ phụ thuộc vào sự biến động của thị trường thế giới

Câu 19: Phương pháp tính thuế quan nào sau đây hiện nay đang được sử dụng phổ biến?
A. Thuế quan tính theo số lượng (specific tariff)
B. Thuế quan hỗn hợp (compound tariff)
C. Thuế quan hạn ngạch
D. Thuế quan tính theo giá trị (ad valorem tariff)

Câu 20: Nếu đồng Việt Nam giảm giá so với đồng đô la Mỹ thì sẽ dẫn đến vấn đề gì sau đây?
A. Xuất khẩu của Việt Nam tăng
B. Nhập khẩu của Mỹ giảm
C. Xuất khẩu của Việt Nam giảm
D. Xuất khẩu của Mỹ tăng

Câu 21: Bộ phận lập pháp của Liên minh Châu Âu (EU) là bộ phận nào?
A. Hội đồng Châu Âu (The European Council)
B. Hội đồng Bộ trưởng (Council of Ministers)
C. Nghị viện Châu Âu (European Parliament – EP)
D. Hội đồng Bộ trưởng (Council of Ministers) và Nghị viện Châu Âu (European Parliament – EP)

Câu 22: Cơ quan điều hành của Liên minh Châu Âu (EU) là cơ quan nào?
A. Tòa án Châu Âu (Court of Justice of European Union – CEU)
B. Nghị viện Châu Âu (European Parliament – EP)
C. Ủy ban Châu Âu (European Commission – EC)
D. Hội đồng Bộ trưởng (Council of Ministers)

Câu 23: Ý nào sau đây không đúng về thuế chống bán phá giá?
A. Do cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành
B. Được phép hồi tố trong mọi trường hợp
C. Trong mọi trường hợp không được cao hơn biên độ phá giá
D. Được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài

Câu 24: Cơ quan nào trong WTO được xem là cơ quan có quyền lực cao nhất?
A. Đại hội đồng
B. Ban Thư ký
C. Hội nghị Bộ trưởng
D. Các Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, Các ủy ban, Nhóm công tác

Câu 25: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services – GATS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) điều chỉnh bao nhiêu ngành và phân ngành? (thông qua bốn phương thức cung cấp: qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân)
A. 12 ngành và 155 phân ngành
B. 22 ngành và 165 phân ngành
C. 21 ngành và 156 phân ngành
D. 32 ngành và 175 phân ngành

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)