Trắc nghiệm Thủy Khí – Đề 8

Năm thi: 2023
Môn học: Thủy khí
Trường: Đại học Bách khoa TPHCM
Người ra đề: GV Trần Văn Huy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 20 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Thủy khí
Trường: Đại học Bách khoa TPHCM
Người ra đề: GV Trần Văn Huy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 20 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Thủy khí – Đề 8 là một trong những đề kiểm tra ôn tập thuộc môn Thủy khí dành cho sinh viên các ngành kỹ thuật và xây dựng. Môn học này đóng vai trò thiết yếu trong việc trang bị kiến thức về các nguyên lý và ứng dụng của thủy lực và khí động học, giúp sinh viên hiểu rõ cách chất lỏng và khí tương tác trong các hệ thống kỹ thuật. Đề thi này được ra bởi giảng viên Trần Văn Huy, giảng viên chuyên môn trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, dành cho sinh viên năm thứ 3 thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng.

Kiến thức để giải quyết đề thi này bao gồm các nguyên lý về áp suất, dòng chảy, cũng như cách áp dụng các định lý và công thức trong thực tế. Đề thi này giúp kiểm tra khả năng áp dụng lý thuyết vào các bài toán thực tế của sinh viên. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay nhé!

Bài kiểm tra trắc nghiệm Thủy Khí online – Đề 8

Câu 1: Trong bài toán tĩnh tương đối, lực khối tác dụng lên chất lỏng là:
A. Trọng lực.
B. Trọng lực và lực quán tính.
C. Trọng lực và áp lực.
D. Áp lực và lực quán tính.

Câu 2: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai:
A. Áp suất dư là phần áp suất lớn hơn áp suất khí trời.
B. Áp suất tuyệt đối luôn có giá trị dương.
C. Áp suất chân không có thể có giá trị âm.
D. Áp suất chân không luôn là một giá trị không âm.

Câu 3: Một xe hình hộp chữ nhật kín như hình vẽ chứa đầy chất lỏng chuyển động với gia tốc chậm dần a = 9,81 m/s2. Mối quan hệ về áp suất tại các điểm góc xe là:
A. pA < pB­ < pC < pD.
B. pB < pA­ < pC < pD.
C. pA > pB­ > pC > pD.
D. pB > pC­ > pA > pD.

Câu 4: Một xe chứa đầy xăng như hình vẽ:
A. Áp suất tại góc A sẽ lớn nhất khi xe chuyển động đều
B. Áp suất tại góc B sẽ nhỏ nhất khi xe chuyển động chậm dần đều
C. Áp suất tại góc C sẽ lớn nhất khi xe chuyển động nhanh dần đều
D. Áp suất tại góc D sẽ lớn nhất khi xe chuyển động nhanh dần đều

Câu 5: Xe chứa chất lỏng lên dốc chậm dần đều với gia tốc chậm dần đều, so với mặt phẳng ngang (đường nét liền) thì mặt thoáng chất lỏng (đường nét đứt) sẽ như hình vẽ:
A. Hình 1
B. Hình 3
C. Hình 2
D. Chưa xác định được

Câu 6: Một ống chữ U chứa chất lỏng đến khoảng nửa ống. Khi ống quay quanh trục thẳng đứng như hình vẽ với vận tốc không quá lớn (chất lỏng chưa tràn ra khỏi ống), ta quan sát thấy:
A. Mực chất lỏng trong ống a dâng cao hơn
B. Mực chất lỏng trong ống b dâng cao hơn
C. Mực chất lỏng trong 2 ống không đổi
D. Chưa xác định được nếu không tính toán

Câu 7: Hình dạng của mặt đẳng áp của chất lỏng đặt trên xe chuyển động là:
A. Mặt nằm ngang
B. Mặt phẳng nghiêng
C. Mặt parabolloid
D. Phụ thuộc vào gia tốc chuyển động

Câu 8: Một bình kín chứa đầy chất lỏng quay đều quanh trục thẳng đứng có:
A. Mặt thoáng là mặt parabolloid
B. Mặt đẳng áp là mặt parabolloid
C. Mặt đẳng áp nằm ngang
D. Cả ba đáp án kia đều sai

Câu 9: Trong bình hình trụ chứa nước quay tròn quanh trục đối xứng bình với vận tốc góc không đổi. Nếu người ta làm rơi vào bình một hạt thuỷ ngân thì sau khi ổn định:
A. Hạt thuỷ ngân sẽ chìm xuống đáy tại trục đối xứng
B. Hạt thuỷ ngân sẽ bị bắn ngang ra thành bình nếu bình quay nhanh
C. Hạt thuỷ ngân sẽ chìm xuống đáy bình tại thành bình
D. Hạt thuỷ ngân sẽ chìm xuống đáy bình tại trục đối xứng nếu bình quay chậm

Câu 10: Bình trụ tròn hở thẳng đứng cao 1m chứa đầy chất lỏng. Bình quay đều quanh trục của nó với vận tốc không đổi sao cho thể tích chất lỏng còn lại trong bình bằng 2/3 thể tích ban đầu. Áp suất tại một điểm A nằm giữa đáy bình so với lúc bình đứng yên sẽ:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Tuỳ thuộc vị trí của điểm A

Câu 11: Một hình trụ tròn không nắp thẳng đứng cao 1m chứa đầy chất lỏng. Bình quay quanh trục đối xứng của nó với vận tốc sao cho thể tích chất lỏng khi bình quay bằng 2/3 thể tích ban đầu. Đỉnh paraboloid của mặt thoáng khi bình quay so với đáy bình:
A. Cao hơn 1/3 m
B. Cao hơn 2/3 m
C. Thấp hơn 1/3 m
D. Trùng với đáy bình

Câu 12: Bình hình trụ tròn bán kính R , chiều cao H, chứa chất lỏng đến 1/2 chiều cao H. Vận tốc góc để chất lỏng chưa trào ra khỏi bình khi bình quay quanh trục đối xứng:
A.
B.
C.
D. Chưa có đáp án chính xác

Câu 13: Qui luật phân bố áp suất dư tác dụng lên thành bình được biểu diễn theo hình:
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4

Câu 14: Máy ép thuỷ lực làm việc trên nguyên lý:
A. Định luật Archimede
B. Lực tác dụng của chất lỏng lên thành phẳng
C. Sự truyền nguyên vẹn áp suất tại mọi điểm trong lòng chất lỏng tĩnh
D. Lực nhớt của Newton

Câu 15: Hộp lập phương kín chứa đầy nước được đặt trong một thang máy chuyển động. Áp lực tác dụng lên mặt đáy so với khi đứng yên sẽ thay đổi:
A. Tuỳ thuộc vào vận tốc thang máy
B. Tăng khi thang máy đi xuống chậm dần đều
C. Giảm khi thang máy đi xuống chậm dần đều
D. Không thể xác định được

Câu 16: Một hình trụ tròn không nắp thẳng đứng cao 1m, chứa đầy chất lỏng. Cho bình quay quanh trục của nó với vận tốc góc không đổi sao cho sao cho thể tích chất lỏng còn lại trong bình bằng 2/3 thể tích ban đầu. Áp suất tại một điểm A trên thành bình so với lúc bình đứng yên sẽ:
A. Tăng
B. Không đổi
C. Giảm
D. Tuỳ thuộc vị trí của điểm A

Câu 17: Điểm đặt của áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên thành bên phẳng của bể chứa nước:
A. Luôn trùng với trọng tâm của thành phẳng
B. Luôn nằm dưới trọng tâm của thành phẳng
C. Phụ thuộc vào hướng đặt lực lên thành phẳng
D. Luôn nằm trên trọng tâm của thành phẳng

Câu 18: Thành phần nằm ngang của áp lực tác dụng lên mặt cong là:
A. Trọng lượng khối chất lỏng nằm trên bề mặt cong
B. Tích số áp suất tại trọng tâm với diện tích bề mặt đo
C. Áp lực tác dụng lên hình chiếu của bề mặt ấy lên mặt phẳng nằm ngang
D. Áp lực tác dụng lên hình chiếu của bề mặt ấy lên mặt phẳng thẳng đứng

Câu 19: Thành phần thẳng đứng của áp lực tác dụng lên mặt cong bằng:
A. Với thành phần nằm ngang
B. Áp lực tác dụng lên hình chiếu thẳng đứng của bề mặt
C. Tích trị số áp suất tại trọng tâm với diện tích của bề mặt
D. Trọng lượng khối chất lỏng nằm trong vật thể áp lực

Câu 20: Khi xác định vật thể áp lực để tính áp lực lên thành cong theo phương z, mặt phẳng để chiếu thành cong lên là:
A. Bắt buộc phải là mặt thoáng có áp suất là áp suất khí quyển
B. Mặt nằm ngang
C. Một mặt đẳng áp nào đó
D. Mặt nằm nghiêng

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)