Trắc Nghiệm Triết Học Mác Lênin – Đề 5

Năm thi: 2023
Môn học: Triết học Mác – Lênin
Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên năm 2 và 3
Năm thi: 2023
Môn học: Triết học Mác – Lênin
Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên năm 2 và 3
Làm bài thi

Mục Lục

Trắc nghiệm Triết học Mác – Lênin là một trong những dạng đề thi thuộc môn Triết học Mác – Lênin, được thiết kế để kiểm tra kiến thức nền tảng của sinh viên về triết học khoa học và cách mạng do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập. Đề thi này thường được sử dụng tại nhiều trường đại học giảng dạy khối ngành khoa học xã hội, như trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM).

Đề thi được xây dựng bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm, chẳng hạn như PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng, một giảng viên uy tín trong lĩnh vực triết học. Nội dung kiểm tra bao gồm các chuyên đề quan trọng như: vật chất, ý thức, quy luật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đề thi này thường áp dụng cho sinh viên năm nhất hoặc năm hai, đặc biệt là những sinh viên thuộc các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, Luật, hoặc Kinh tế.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá chi tiết đề thi này và bắt tay vào làm bài kiểm tra ngay hôm nay!

Trắc Nghiệm Triết Học Mác Lênin Đề 5

Câu 1: Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, đây là quan điểm nào:
A. Duy vật
B. Duy tâm chủ quan
C. Duy tâm
D. Nhị nguyên

Câu 2: Ý thức, cảm giác con người sinh ra và quyết định sự tồn tại của các sự vật. Quan điểm này mang tính chất gì:
A. Duy tâm chủ quan
B. Duy tâm
C. Duy tâm khách quan
D. Duy vật

Câu 3: Ý thức, ý niệm tuyệt đối sinh ra thế giới, đây là quan điểm gì:
A. Duy vật
B. Duy tâm chủ quan
C. Duy tâm
D. Duy tâm khách quan

Câu 4: Ph. Ăngghen viết: “Các hình thức tồn tại cơ bản của vật chất là không gian và thời gian. Và vật chất tồn tại ngoài thời gian cũng hoàn toàn… như tồn tại ngoài không gian”. Hãy chọn từ thích hợp dưới đây điền vào dấu… để hoàn thiện quan điểm trên:
A. Vô nghĩa
B. Vô tận
C. Vô lý
D. Vô hạn

Câu 5: Theo quan niệm triết học Mác-Lênin, tính thống nhất của thế giới là gì:
A. Tính hiện thực
B. Tính vật chất
C. Tính tồn tại
D. Tính khách quan

Câu 6: Hãy sắp xếp theo trình tự xuất hiện từ sớm nhất đến muộn nhất các hình thức thế giới quan sau:
A. Tôn giáo – thần thoại – triết học
B. Thần thoại – tôn giáo – triết học
C. Triết học – tôn giáo – thần thoại
D. Thần thoại – triết học – tôn giáo

Câu 7: Triết học nghiên cứu thế giới như thế nào:
A. Như một đối tượng vật chất cụ thể
B. Như một hệ đối tượng vật chất nhất định
C. Như một chỉnh thể thống nhất
D. Các phương án trên đều đúng

Câu 8: Triết học là gì:
A. Triết học là tri thức về thế giới tự nhiên
B. Triết học là tri thức về tự nhiên và xã hội
C. Triết học là tri thức lý luận về con người về vật chất
D. Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới và vị trí con người trong thế giới

Câu 9: Triết học ra đời trong điều kiện nào:
A. Xã hội phân chia thành giai cấp
B. Xuất hiện tầng lớp lao động trí óc
C. Tư duy của con người đạt trình độ tư duy khái quát cao và xuất hiện tầng lớp lao động trí thức
D. Xuất hiện giai cấp tư sản

Câu 10: Thời kỳ phục hưng là thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế xã hội nào sang hình thái kinh tế – xã hội nào:
A. Từ hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ sang hình thái kinh tế – xã hội phong kiến
B. Từ hình thái kinh tế – xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa
C. Từ hình thái kinh tế – xã hội TBCN sang hình thái kinh tế – xã hội XHCN
D. Từ hình thái kinh tế – xã hội CSNT sang hình thái kinh tế – xã hội XHCN

Câu 11: Những nhà triết học nào xem thường kinh nghiệm, xa rời cuộc sống:
A. Chủ nghĩa kinh nghiệm
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C. Chủ nghĩa kinh viện
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Câu 12: Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy vật
B. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng tự phát
C. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm khách quan
D. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng tiên nghiệm chủ quan

Câu 13: Theo Hêghen khởi nguyên của thế giới là gì:
A. Nguyên tử
B. Không khí
C. Ý niệm tuyệt đối
D. Vật chất không xác định

Câu 14: Trong số những nhà triết học sau đây, ai là người trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử, và tư duy trong sự vận động, biến đổi và phát triển:
A. Đềcáctơ
B. Hêghen
C. Cantơ
D. Phoiơbắc

Câu 15: Luận điểm sau đây là của ai: “Cái gì tồn tại thì hợp lý, cái gì hợp lý thì tồn tại”:
A. Arixtốt
B. Cantơ
C. Hêghen
D. Phoiơbắc

Câu 16: C.Mác chỉ ra đâu là hạt nhân hợp lý trong triết học của Hêghen:
A. Chủ nghĩa duy vật
B. Chủ nghĩa duy tâm
C. Phép biện chứng như lý luận về sự phát triển
D. Tư tưởng về vận động

Câu 17: Phoiơbắc là nhà triết học theo trường phái nào:
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Câu 18: Ông cho rằng: con người sáng tạo ra thượng đế, bản tính con người là tình yêu, tôn giáo cũng là một tình yêu. Ông là ai:
A. Cantơ
B. Hêghen
C. Phoiơbắc
D. Điđrô

Câu 19: Ưu điểm lớn nhất của triết học cổ điển Đức là gì:
A. Phát triển tư tưởng duy vật về thế giới của thế kỷ XVII – XVIII
B. Khắc phục triệt để quan điểm siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ
C. Phát triển tư tưởng biện chứng đạt trình độ một hệ thống lý luận
D. Phê phán quan điểm tôn giáo về thế giới

Câu 20: Triết học Mác ra đời vào thời gian nào:
A. Những năm 20 của thế kỷ XIX
B. Những năm 30 của thế kỷ XIX
C. Những năm 40 của thế kỷ XIX
D. Những năm 50 của thế kỷ XIX

Câu 21: Triết học Mác – Lênin do ai sáng lập và phát triển:
A. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin
B. C.Mác và Ph.Ăngghen
C. V.I.Lênin
D. Ph.Ăngghen

Câu 22: Điều kiện kinh tế xã hội cho sự ra đời của triết học Mác – Lênin:
A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố và phát triển
B. Giai cấp vô sản ra đời và trở thành lực lượng chính trị – xã hội độc lập
C. Trình độ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật phát triển
D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 23: Khẳng định nào sau đây là sai:
A. Triết học Mác là sự lắp ghép phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc
B. Triết học Mác có sự thống nhất giữa phương pháp biện chứng và thế giới quan duy vật
C. Triết học Mác kế thừa và cải tạo phép biện chứng của Hêghen trên cơ sở duy vật
D. Triết học Mác ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tư tưởng của nhân loại

Câu 24: Ba phát minh lớn nhất của khoa học tự nhiên làm cơ sở khoa học tự nhiên cho sự ra đời tư duy biện chứng duy vật đầu thế kỷ XIX là những phát minh nào:
A. Thuyết mặt trời làm trung tâm vũ trụ của Côpecních, 2) định luật bảo toàn khối lượng của Thuyết mặt trời làm trung tâm vũ trụ của Côpecních, 3) Học thuyết tế bào
B. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, 2) Học thuyết tế bào, 3) Học thuyết tiến hóa của Đácuyn
C. Phát hiện ra nguyên tử, 2) Phát hiện ra điện tử, 3) Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
D. Phát hiện ra nguyên tử, 2) Phát hiện ra điện tử 3) Học thuyết tế bào

Câu 25: Phát minh nào trong khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX vạch ra nguồn gốc tự nhiên của con người, chống lại quan điểm tôn giáo:
A. Học thuyết tế bào
B. Học thuyết tiến hóa
C. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
D. Thuyết duy nghiệm

Câu 26: Phát minh nào trong khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX vạch ra sự thống nhất giữa thế giới động vật và thực vật:
A. Học thuyết tế bào
B. Học thuyết tiến hóa
C. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
D. Thuyết duy lý

Câu 27: Tác phẩm nào của C.Mác và Ph.Ăngghen đánh dấu sự hoàn thành về cơ bản triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung:
A. Hệ tư tưởng Đức
B. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
C. Luận cương về Phoiơbắc
D. Gia đình thần thánh

Câu 28: Thực chất bước chuyển cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện là nội dung nào sau đây:
A. Thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong một hệ thống triết học
B. Thống nhất giữa triết học của Hêghen và triết học của Phoiơbắc
C. Phê phán triết học duy tâm của Hêghen
D. Khái quát các thành tựu triết học trước đó

Câu 29: V.I.Lênin bổ sung và phát triển triết học Mác trong hoàn cảnh nào:
A. Chủ nghĩa tư bản thế giới chưa ra đời
B. Chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời
C. Chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh
D. Chủ nghĩa tư bản lụi tàn

Câu 30: Sự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm về sự thống nhất của thế giới là ở cái gì:
A. Thừa nhận tính tồn tại của thế giới
B. Thừa nhận tính vật chất của thế giới
C. Không thừa nhận tính tồn tại của thế giới
D. Không thừa nhận tính vật chất của thế giới

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: