Trắc Nghiệm Vật Liệu Cơ Khí – Đề 5

Năm thi: 2023
Môn học: Vật liệu cơ khí
Trường: Đại học Công nghiệp Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS. Lê Minh Tuấn
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 40 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí
Năm thi: 2023
Môn học: Vật liệu cơ khí
Trường: Đại học Công nghiệp Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS. Lê Minh Tuấn
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 40 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí

Mục Lục

Trắc nghiệm Vật liệu Cơ khí đề 5 là một trong những đề thi môn Vật liệu Cơ khí tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Đề thi này được biên soạn bởi PGS.TS. Lê Minh Tuấn, một giảng viên có chuyên môn cao trong lĩnh vực cơ khí và vật liệu. Đề thi dành cho sinh viên năm hai ngành Kỹ thuật Cơ khí, tập trung đánh giá khả năng hiểu biết về cấu trúc, tính chất cơ học của các loại vật liệu, cũng như quy trình chế tạo và ứng dụng trong công nghiệp. Sinh viên cần có kiến thức vững chắc về các loại vật liệu, phương pháp xử lý và tiêu chuẩn kỹ thuật.

Trắc Nghiệm Vật Liệu Cơ Khí – Đề 5 (có đáp án)

Câu 1: Để dễ gia công áp lực thì kim loại cần có cơ tính nào cao:
A. Độ bền
B. Độ dẻo
C. Độ cứng
D. Độ dai

Câu 2: Cho các mác vật liệu: GC45-5, GX28-48, GZ30-6. Mác nào có độ bền cao nhất?
A. GZ30-6
B. Không xác định được
C. GC45-5
D. GX28-48

Câu 3: Trong đặc tính cơ bản sau của gang, đặc tính nào không đúng?
A. Dễ nấu luyện do thành phần không yêu cầu chặt chẽ như thép
B. Độ dẻo dai, độ bền kém thép
C. Luôn có độ cứng cao hơn thép vì hàm lượng các bon nhiều
D. Tính đúc tốt do có cùng tinh dễ chảy

Câu 4: Cho mác vật liệu CT31, chữ số 31 là số chỉ:
A. Phần vạn các bon trung bình
B. Giới hạn bền kéo tối thiểu [kG/mm²]
C. Độ giãn dài tương đối tối thiểu
D. Giới hạn bền uốn tối thiểu [kG/mm²]

Câu 5: Graphit trong gang xám có dạng:
A. Tấm
B. Cụm
C. Cầu
D. Cả A, B, C

Câu 6: Ô cơ bản là:
A. Phần nhỏ nhất đặc trưng đầy đủ cho các tính chất cơ bản của mạng tinh thể
B. Các hình lập phương cấu tạo thành mạng tinh thể
C. Một phần mạng tinh thể mang đầy đủ các tính chất của kiểu mạng đó
D. Tập hợp của một vài nguyên tử trong mạng tinh thể

Câu 7: Thân và nắp hộp được đúc từ:
A. Thép hợp kim
B. Gang xám
C. Gang cầu
D. Gang dẻo

Câu 8: Trong phương pháp thử độ dai va đập, mẫu Charpy khác mẫu Izod ở chỗ:
A. Được ngàm tại 1 đầu
B. Được ngàm tại 2 đầu
C. Được đặt trên giá đỡ
D. Cả A, B, C đều sai

Câu 9: Công dụng của mác vật liệu CT38:
A. Làm dụng cụ cầm tay (đục, búa, rũa, …), khuôn dập nguội kích thước nhỏ và tải trọng bé, dao cắt năng suất thấp, …
B. Dùng chủ yếu trong xây dựng, một phần nhỏ làm các chi tiết máy không cần qua gia công nhiệt
C. Làm một số chi tiết cần qua gia công nhiệt
D. Làm các chi tiết kích thước và tải trọng nhỏ, hình dáng đơn giản như tấm đệm, trục trơn, …

Câu 10: Công dụng của mác vật liệu GX28-48 là:
A. Làm các chi tiết chịu tải cao, chịu mài mòn như bánh răng chữ V, trục chính, vỏ bơm thủy lực
B. Làm các chi tiết chịu tải trọng tương đối cao như bánh răng (tốc độ chậm), bánh đà, thân máy quan trọng,…
C. Làm các chi tiết không chịu tải (vỏ, nắp) chỉ có tác dụng che chắn
D. Làm các chi tiết chịu tải trọng nhẹ, ít chịu mài mòn như vỏ hộp giảm tốc, thân máy không quan trọng

Câu 11: Trong các mác vật liệu sau, đâu là thép kết cấu các bon?
A. CD80
B. CD80A
C. C45
D. CT33

Câu 12: Hợp chất hóa học sẽ có cơ tính như thế nào?
A. Dẻo, dai
B. Có độ bền cao
C. Cứng, dòn
D. Cả A, B, C

Câu 13: Cho mác vật liệu GC45-5. Hỏi số “5” có ý nghĩa gì?
A. Số chỉ độ bền kéo tối thiểu
B. Số chỉ độ bền uốn tối thiểu
C. Số chỉ độ giãn dài tương đối
D. Số chỉ độ thắt tiết diện tương đối

Câu 14: Khi chưa nhiệt luyện, loại gang nào có độ cứng cao nhất?
A. Gang xám
B. Gang cầu
C. Gang trắng
D. Gang dẻo

Câu 15: Nếu ký hiệu của gang cho biết giới hạn bền kéo: 21 Kg/mm², giới hạn bền uốn 40 Kg/mm² thì đó là:
A. CЧ 21 – 40
B. GX 21 – 40
C. GC 21 – 40
D. Cả a và b

Câu 16: Mũi thử độ cứng Vickers là:
A. Bi thép
B. Kim cương, hình côn
C. Kim cương, hình chóp
D. Cả A và B

Câu 17: Phương pháp thử độ cứng Rockwell thích hợp để đo vật liệu:
A. Cứng – mỏng
B. Mềm
C. Cứng – dày
D. Cả A, B, C

Câu 18: Nguyên tố hợp kim tồn tại chủ yếu trong thép gió là:
A. Cr
B. Ni
C. W
D. Ni

Câu 19: Chọn vật liệu thích hợp làm trục khuỷu?
A. GZ50-4
B. GX36-56
C. GX32-52
D. GC60-2

Câu 20: Chọn vật liệu thích hợp làm chi tiết hình dạng phức tạp, thành mỏng?
A. GC60-2
B. GX36-56
C. GZ50-4
D. GC45-5

Câu 21: Vật liệu thông thường được phân thành các loại sau:
A. Kim loại, gốm sứ, thuỷ tinh, nhựa
B. Kim loại, ceramic, polymer, nhựa
C. Kim loại, ceramic, composite, polymer
D. Kim loại, composite, gốm sứ, thuỷ tinh

Câu 22: Cho mác vật liệu GX18-36. Hỏi số “18” có ý nghĩa gì?
A. Số chỉ độ giãn dài tương đối
B. Số chỉ độ bền kéo tối thiểu
C. Số chỉ độ bền uốn tối thiểu
D. Số chỉ độ thắt tiết diện tương đối

Câu 23: Vật liệu được sử dụng nhiều trong hàng không là:
A. Đura
B. Brông
C. Inox
D. Thép gió

Câu 24: Hợp kim cứng WCTiC17Co12 chứa:
A. 17% WC, 12% Co
B. 17% TiC, 71% WC, 12% Co
C. Co 12%, 17% (TiC + TaC), 71% WC
D. 17% TiC, 71% TaC, 12% Co

Câu 25: Phôi đúc là:
A. Sản phẩm chế tạo từ quá trình sản xuất đúc
B. Vật đúc cần gia công công cắt gọt để đạt độ bóng bề mặt và độ chính xác theo yêu cầu
C. Vật đúc không cần qua gia công cơ mà có thể sử dụng ngay
D. Chi tiết đúc

Câu 26: Theo em, đậu ngót trong khuôn đúc được thiết kế tại:
A. Ở nơi cao nhất của vật đúc
B. Ở nơi thấp nhất của vật đúc
C. Ở nơi có thể tích lớn nhất
D. Ở nơi có thể tích nhỏ nhất

Câu 27: Đúc trong khuôn kim loại có ưu điểm gì so với khuôn cát:
A. Tính lún và khả năng thoát khí tốt
B. Giá thành chế tạo khuôn thấp
C. Độ bóng bề mặt, độ chính xác của lòng khuôn cao
D. Có thể đúc được vật đúc có hình dáng phức tạp, thành mỏng và khối lượng lớn

Câu 28: Đậu ngót được sử dụng để:
A. Để dẫn khí trong ruột, khuôn thoát ra khỏi khuôn trong quá trình rót
B. Phân chia hòm khuôn trên với hòm khuôn dưới
C. Định vị hai nửa khuôn
D. Chứa KL lỏng, cung cấp cho những phần bị thiếu hụt do KL lỏng co lại khi đông đặc

Câu 29: Các hình thức nhiệt luyện kết thúc:
A. Ủ, thường hóa
B. Tôi, ram
C. Thường hóa
D. Cả A và B

Câu 30: Mẫu sử dụng trong phương pháp đúc bằng mẫu chảy được làm bằng vật liệu:
A. Gỗ
B. Kim loại
C. Vật liệu dễ chảy
D. Cả 3 câu trên đều sai

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)