Trắc nghiệm Vật liệu Cơ khí đề 9 là một trong những đề thi môn Vật liệu Cơ khí tại trường Đại học Thủy lợi. Đề thi này được biên soạn bởi PGS.TS. Đỗ Văn Hải, một giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về vật liệu cơ khí. Đề thi hướng tới sinh viên năm hai ngành Kỹ thuật Cơ khí, nhằm đánh giá hiểu biết về các loại vật liệu, tính chất cơ học, và quy trình xử lý vật liệu trong ngành cơ khí.
Sinh viên cần nắm vững các khái niệm về cấu trúc vật liệu, cách ứng dụng trong thực tiễn và các phương pháp kiểm tra chất lượng vật liệu.
Trắc Nghiệm Vật Liệu Cơ Khí – Đề 9 (có đáp án)
Câu 1: Đura là hợp kim của nguyên tố kim loại nào dưới đây?
A. Fe
B. Al
C. Cu
D. Zn
Câu 2: Tiêu chuẩn ký hiệu vật liệu DIN là của quốc gia nào?
A. Anh
B. Mỹ
C. Pháp
D. Đức
Câu 3: Trong tiêu chuẩn GB thì sau mác thép dùng chữ F để thể hiện thép:
A. Thép sôi
B. Thép lặng
C. Thép nửa lặng
D. Thép chất lượng cao
Câu 4: Thép SKD1 theo tiêu chuẩn JIS là thép:
A. Thép chế tạo bánh răng
B. Thép chế tạo vỏ máy
C. Thép chế tạo khuôn
D. Thép cacbon thông thường
Câu 5: Đặc điểm của phương pháp kéo kim loại là:
A. Tiết diện phôi kéo tăng lên
B. Chiều dài phôi kéo tăng lên
C. Độ chính xác phôi không cao
D. Độ bền phôi giảm
Câu 6: Đặc điểm của phương pháp dập tấm là:
A. Sản phẩm có khả năng lắp lẫn cao
B. Chỉ gia công ở trạng thái nóng
C. Độ chính xác thấp
D. Độ bền và độ bóng bề mặt thấp
Câu 7: Trong kỹ thuật rèn tự do, nguyên công đột có công dụng:
A. Kéo dài phôi và làm cho diện tích mặt cắt ngang của nó nhỏ xuống
B. Làm cho tiết diện của phôi tăng lên, chiều cao giảm xuống
C. Làm cho phôi có lỗ hoặc có chỗ lõm sâu xuống
D. Dùng để cắt phôi liệu thành từng phần
Câu 8: Khí acetylen có tác dụng gì trong phương pháp hàn khí?
A. Dùng để duy trì sự cháy
B. Khí sinh nhiệt chủ yếu trong quá trình hàn
C. Khí dùng để làm sạch mối hàn
D. Khí dùng để bảo vệ mối hàn
Câu 9: Phương pháp hàn nối các chi tiết kim loại hoặc hợp kim ở trạng thái rắn nhờ một kim loại trung gian (có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại cần hàn) được gọi là phương pháp hàn gì?
A. Hàn khí
B. Hàn vảy
C. Hàn hồ quang bằng tay
D. Hàn hồ quang bán tự động
Câu 10: Phương pháp nhiệt luyện lò xo:
A. Tôi và ram trung bình
B. Tôi và ram cao
C. Ủ và ram cao
D. Tôi và ram thấp
Câu 11: Vật liệu LCuZn4 được dùng để chế tạo các chi tiết:
A. Dụng cụ cắt
B. Dùng làm dây dẫn điện
C. Bạc lót
D. Ổ trượt hợp kim
Câu 12: Hợp kim cứng nhóm III cacbít thường dùng làm lưỡi cắt để gia công:
A. Gia công các loại thép có độ cứng rất cao
B. Gia công phá các thỏi đúc
C. Các loại thép có độ bền cao và thép không gỉ
D. Các loại gang và thép có độ cứng thấp
Câu 13: Hợp kim cứng nhóm II cacbít thường dùng làm lưỡi cắt để gia công:
A. Các loại thép có độ bền cao và thép không gỉ
B. Các loại gang và thép có độ cứng trung bình
C. Gia công các loại thép có độ cứng rất cao
D. Gia công phá các thỏi đúc
Câu 14: Thép Cácbon chất lượng thường có mấy nhóm:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 15: Gang là hợp kim của Fe và C trong đó %C:
A. < 0,8%
B. <2,14%
C. = 2,14%
D. >2,14%
Câu 16: Trục, bánh răng bằng thép cacbon thấp (C <0,25%) sau khi gia công cần:
A. Ủ và tôi sau đó đem thấm cacbon ở lớp bề mặt
B. Thấm cacbon ở lớp bề mặt rồi đem tôi và ram
C. Thấm cacbon sau đó đem ủ và tôi
D. Tôi và ram sau đó đem thấm cacbon ở lớp bề mặt
Câu 17: Mác thép 90W9Cr4VMo có:
A. 0,8%Cácbon, 9%Wonfram 4%Crom, 2% Vanadi 1% Môlipden
B. 0,8%Côban, 0.9%Wonfram 4%Crom, 2% Vanadi 1% Môlipden
C. 0,8%Cácbon, 9%Wonfram 40%Crom, 2% Vanadi 1% Môlipden
D. 0,9%Cácbon, 9%Wonfram 4%Crom, 1% Vanadi 1% Môlipden
Câu 18: Vật liệu BCuPb30 được sử dụng để chế tạo các chi tiết:
A. Ổ trượt chịu lực lớn, tốc độ vòng quay của trục nhỏ
B. Làm việc trong môi trường ăn mòn mạnh
C. Cần độ bền khi làm việc ở nhiệt độ cao
D. Trong lĩnh vực đo kiểm cần độ chính xác cao
Câu 19: Từ giản đồ trạng thái có thể xác định được:
A. Cấu tạo nguyên tử
B. Tính dẫn nhiệt, dẫn điện
C. Mức độ hòa tan
D. Nhiệt độ nóng chảy, sự chuyển biến pha của hợp kim và trạng thái pha các hợp kim
Câu 20: Feα dạng mạng lập phương thể tâm có:
A. 10 nguyên tử
B. 9 nguyên tử
C. 8 nguyên tử
D. 12 nguyên tử
Câu 21: Feα dạng mạng lập phương thể tâm có:
A. 10 nguyên tử
B. 9 nguyên tử
C. 8 nguyên tử
D. 12 nguyên tử
Câu 22: Phương pháp tôi mũi khoan:
A. Tôi thể tích
B. Tôi tự ram
C. Tôi bằng dòng điện cao tần
D. Tôi bằng ngọn lửa ôxy – axêtilen
Câu 23: Feα có mạng lập phương thể tâm ở khoảng nhiệt độ nào?
A. 768°C – 911°C
B. 911°C
C. 1392°C – 1539°C
D. 911°C – 1392°C
Câu 24: Feγ dạng mạng lập phương diện tâm có:
A. 12 nguyên tử
B. 16 nguyên tử
C. 14 nguyên tử
D. 18 nguyên tử
Câu 25: Để thuận lợi cho gia công cắt gọt thì sau khi đúc phôi được:
A. Ram
B. Tôi
C. Hoá nhiệt luyện
D. Ủ
Câu 26: Xêmentít hay còn được kí hiệu là:
A. FeC
B. Fe2C
C. Fe3C
D. Fe2O3
Câu 27: Chất rắn có liên kết kim loại có kiểu mạng nào:
A. Lục giác xếp chặt
B. Lập Phương diện tâm
C. Lập phương thể tâm
D. Tất cả các ý trên
Câu 28: Mác C45: là thép cácbon kết cấu chất lượng tốt, hàm lượng các bon có trong thép:
A. 0,45%
B. 0.42 – 0.49%
C. 0.25%
D. Tất cả các ý trên
Câu 29: Ký hiệu Al – Si được gọi là:
A. Silumin
B. Copper
C. Wood
D. Steel
Câu 30: Hợp kim cứng nhóm I cacbit thường dùng làm lưỡi cắt để gia công:
A. Các loại thép có độ bền cao và thép không gỉ
B. Các loại gang và thép có độ cứng trung bình
C. Gia công các loại thép có độ cứng rất cao
D. Gia công phá các thỏi đúc

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.