Trắc nghiệm Vật lý đại cương – Đề 2

Năm thi: 2023
Môn học: Vật lý đại cương
Trường: Đại học Bách khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Định
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Vật lý đại cương
Trường: Đại học Bách khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Định
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Vật lý đại cương – Đề 2 là một trong những đề thi thuộc môn Vật lý đại cương được tổng hợp dành cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đề thi này được xây dựng bởi giảng viên PGS.TS. Nguyễn Văn Định – một trong những thầy giảng dạy lâu năm tại Khoa Vật lý. Đề trắc nghiệm Vật lý đại cương yêu cầu sinh viên nắm vững các kiến thức nền tảng về cơ học, điện học và quang học – những phần quan trọng trong chương trình học. Đề thi này phù hợp với sinh viên năm nhất thuộc các ngành Kỹ thuật và Công nghệ. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay nhé!

Đề thi trắc nghiệm Vật lý đại cương online – Đề 2

Câu 1: Trên bàn có hai điện tích q1 = –4q, q2 = –q có thể lăn tự do. Khi đặt thêm điện tích Q thì cả ba nằm yên. Gọi vị trí của q1, q2, Q lần lượt là A, B, C. Điểm C ở:
A. ngoài đoạn thẳng AB, CA = 2
B. trong đoạn thẳng AB, CA = 2.CB.
C. trong đoạn thẳng AB, CA = CB
D. trong đoạn thẳng AB, CB = 2.CA

Câu 2: Hai quả cầu nhỏ giống hệt nhau, cùng khối lượng 0,1 g treo ở hai dây, mỗi dây dài 10 cm trong không khí, song song, hai quả cầu tiếp xúc nhau. Cho chúng tích điện q như nhau thì hai dây hợp với nhau góc 2α = 10014’. Lấy g = 10 m/s2 . Bán kính của chúng rất nhỏ so với chiều dài dây. Trị số q là:
A. 1,8.10-9 C
B. 3,6.10-9 C
C. 1,8.10-8 C
D. 0,9.10-9 C

Câu 3: Treo hai quả cầu nhỏ cùng khối lượng trên hai dây nhẹ, không dãn, cách điện, dài như nhau, sao cho chúng không tiếp xúc nhau, cùng độ cao. Sau khi tích điện dương q1 > q2 cho chúng thì chúng đẩy nhau khiến hai dây lệch góc α1, α2 so với phương thẳng đứng. Vậy:
A. α1 > α2
B. α1 < α2
C. α1 = α2
D. Không so sánh được

Câu 4: Đặt lên mặt bàn trơn nhẵn ba viên bi nhỏ tích điện, khối lượng không đáng kể thì chúng nằm yên. Ba viên bi đó phải có đặc điểm là:
A. tích điện cùng dấu, ở ba đỉnh tam giác đều
B. tích điện cùng dấu, nằm trên một đường thẳng
C. tích điện không cùng dấu, nằm ở ba đỉnh tam giác đều
D. tích điện không cùng dấu, nằm trên một đường thẳng

Câu 5: Đặt 3 điện tích qA = – 5.10– 8C, qB = 16.10– 8C và qC = 9.10– 8C tại 3 đỉnh A, B, C của tam giác ABC (AB = 8 cm, AC = 6 cm, BC = 10 cm). Hỏi lực tĩnh điện tác dụng lên qA có hướng tạo với cạnh AB một góc bao nhiêu?
A. 150
B. 300
C. 450
D. 600

Câu 6: Gắn cố định bi nhỏ tích điện +Q, đặt viên bi khác tích điện +q lên mặt bàn rồi buông ra thì nó chuyển động. Bỏ qua ma sát và sức cản không khí. Gia tốc của nó:
A. không đổi
B. Giảm dần
C. Tăng dần
D. Không xác định được

Câu 7: Vành tròn cách điện nằm cố định trên mặt bàn ngang. Đặt 3 viên bi tích điện (+) vào trong vành tròn, để chúng lăn tự do, sát mặt trong của vành tròn. Bỏ qua mọi ma sát. Khi cân bằng, chúng tạo thành tam giác cân, góc ở đỉnh 300. Điện tích một viên là q và hai viên kia cùng là Q. Tỷ số q / Q là:
A. 7,25
B. 4,16
C. 12,48
D. 6,24

Câu 8: Đặt 5 viên bi nhỏ lên mặt bàn trơn nhẵn rồi buông ra thì cả 5 viên bi nằm yên. Biết rằng 4 viên tích điện q < 0 như nhau nằm ở 4 đỉnh hình vuông. Viên còn lại thì nằm ở giao điểm hai đường chéo và:
A. mang dấu dương, độ lớn tùy ý
B. mang dấu âm, độ lớn tùy ý
C. mang dấu dương, độ lớn: |q|22+14
D. có giá trị tùy ý

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cường độ điện trường tại điểm M, do điện tích điểm Q gây ra?
A. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ Q đến M
B. Phụ thuộc vào giá trị của điện tích thử q đặt vào M
C. Hướng ra xa Q nếu Q > 0
D. a, b, c đều đúng

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vectơ cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực
B. Trong môi trường điện môi đẳng hướng, cường độ điện trường giảm ε lần so với trong chân không
C. Đơn vị đo cường độ điện trường là vôn trên mét (V/m)
D. a, b, c đều đúng

Câu 11: Khi nói về đặc điểm của vectơ cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại điểm M, phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Có phương là đường thẳng QM
B. Có chiều hướng ra xa Q nếu Q > 0; hướng gần Q nếu Q < 0
C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa Q và M
D. Có điểm đặt tại M

Câu 12: Điện tích Q = – 5μC đặt trong không khí. Độ lớn của vectơ cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm M cách nó 30cm có giá trị nào sau đây?
A. 1500 kV/m
B. 500 kV/m
C. 1500 V/m
D. 500 V/m

Câu 13: Hai điểm A và B cách nhau một khoảng r trong không khí. Người ta lần lượt đặt tại A các điện tích trái dấu q1 và q2 thì thấy cường độ điện trường tại B là E1 = 100 kV/m và E2 = 80 kV/m. Nếu đặt đồng thời tại A hai điện tích trên thì cường độ điện trường tại B sẽ là:
A. 20 kV/m
B. 90 kV/m
C. 180 kV/m
D. 0 V/m

Câu 14: Hai điểm A và B cách nhau một khoảng r trong không khí. Người ta lần lượt đặt tại A các điện tích cùng dấu q1 và q2 thì thấy cường độ điện trường tại B là E1 = 100 kV/m và E2 = 80 kV/m. Nếu đặt đồng thời tại A hai điện tích trên thì cường độ điện trường tại B sẽ là:
A. 20 kV/m
B. 90 kV/m
C. 180 kV/m
D. 10 kV/m

Câu 15: Hai điện tích điểm Q1 = 8μC, Q2 = – 6μC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 10cm trong không khí. Tính độ lớn của vectơ cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm M, biết MA = 20cm, MB = 10cm.
A. 3,6.10^6 V/m
B. 7,2.10^6 V/m
C. 5,85.10^6 V/m
D. 0 V/m

Câu 16: Hai điện tích điểm Q1 = 8μC, Q2 = – 6μC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 10cm trong không khí. Tính độ lớn của vectơ cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm M, biết MA = 10cm, MB = 20cm.
A. 3,6.10^6 V/m
B. 7,2.10^6 V/m
C. 5,85.10^6 V/m
D. 0 V/m

Câu 17: Hai điện tích điểm Q1 = 8μC, Q2 = – 6μC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 10cm trong không khí. Tính độ lớn của vectơ cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm M, biết MA = 5cm, MB = 5cm.
A. 50,4.10^6 V/m
B. 7,2.10^6 V/m
C. 5,85.10^6 V/m
D. 0 V/m

Câu 18: Hai điện tích điểm Q1 = 8μC, Q2 = – 6μC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 10cm trong không khí. Tính độ lớn của vectơ cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm M, biết MA = 8cm, MB = 6cm.
A. 19.10^6 V/m
B. 7,2.10^6 V/m
C. 5,85.10^6 V/m
D. 0 V/m

Câu 19: Khi nói về mật độ điện tích khối ρ = dq/dV, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Là điện tích chứa trong một đơn vị thể tích tại điểm khảo sát
B. Có thể âm hoặc dương và có thể thay đổi tùy theo vị trí điểm khảo sát
C. Đơn vị đo trong hệ SI là culông trên mét khối (C/m3)
D. a, b, c đều đúng

Câu 20: Khi nói về mật độ điện tích dài λ = dq/dℓ, phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Là điện tích chứa trong một đơn vị chiều dài của vật nhiễm điện
B. Có thể âm hoặc dương và có thể thay đổi tùy theo vị trí điểm khảo sát
C. Đơn vị đo trong hệ SI là culông trên mét vuông (C/m2)
D. Nếu điện tích của vật phân bố đều theo chiều dài thì λ = const

Câu 21: Vectơ cường độ điện trường →E tại một điểm có đặc điểm:
A. Độ lớn tỷ lệ nghịch với trị số của điện tích thử đặt tại điểm đó
B. Độ lớn tỷ lệ với trị số của điện tích thử đặt tại điểm đó
C. Cùng giá với lực điện →F tác dụng lên điện tích thử đặt tại đó
D. Cùng chiều với lực điện →F tác dụng lên điện tích đặt tại đó

Câu 22: Đặt điện tích – Q cố định tại gốc hệ tọa độ Oxy. So sánh độ lớn E của vectơ cường độ điện trường tại hai điểm A(5, 0); B(–2, –3).
A. EA = EB
B. EA > EB
C. EA < EB
D. EA = 2EB

Câu 23: Gắn cố định 2 điện tích điểm q1 ở A, q2 ở B. Điện trường triệt tiêu tại điểm M nằm trên đoạn thẳng AB và gần B hơn. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. q1, q2 trái dấu và |q1| > |q2|
B. q1, q2 cùng dấu và |q1| < |q2| C. q1, q2 cùng dấu và |q1| > |q2|
D. q1, q2 trái dấu và |q1| < |q2|

Câu 24: Gắn cố định điện tích q1 ở A, q2 ở B. Điện trường triệt tiêu tại điểm M nằm trên đường thẳng AB, nhưng ở ngoài đoạn thẳng AB, về phía A. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. q1, q2 trái dấu và |q1| > |q2|
B. q1, q2 cùng dấu và |q1| < |q2| C. q1, q2 cùng dấu và |q1| > |q2|
D. q1, q2 trái dấu và |q1| < |q2|

Câu 25: Gắn cố định hai điện tích điểm cùng độ lớn tại hai điểm A, B. Xét điểm M trên đoạn thẳng AB. Gọi E và là cường độ điện trường tại M khi hai điện tích cùng dấu; là E’ khi hai điện tích trái dấu. So sánh E và E’.
A. E < E’
B. E > E’
C. E = E’
D. A, B, C đều có thể xảy ra

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)