Trắc nghiệm Vật lý đại cương – Đề 8 là một trong những đề thi thuộc môn Vật lý đại cương được tổng hợp dành cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đề thi này được xây dựng bởi giảng viên PGS.TS. Nguyễn Văn Định – một trong những thầy giảng dạy lâu năm tại Khoa Vật lý. Đề trắc nghiệm Vật lý đại cương yêu cầu sinh viên nắm vững các kiến thức nền tảng về cơ học, điện học và quang học – những phần quan trọng trong chương trình học. Đề thi này phù hợp với sinh viên năm nhất thuộc các ngành Kỹ thuật và Công nghệ. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay nhé!
Đề thi trắc nghiệm Vật lý đại cương online – Đề 8
Câu 1: Tụ điện C1 = 12,0 μF ghép với tụ điện C2 được Ctđ = 4,0 μF. Điện dung C2 và cách ghép là:
A. 24,0 μF; nối tiếp.
B. 8 μF; nối tiếp.
C. C2 = 8 μF; song song.
D. 6,0 μF; nối tiếp.
Câu 2: Mắc tụ điện C1 vào nguồn 20 V. Ngắt tụ điện C1 ra khỏi nguồn rồi ghép song song với tụ điện C2 chưa tích điện thì hiệu điện thế của chúng là 5V. Vậy C2 bằng:
A. C2 = C1
B. C2 = 2C1
C. C2 = 3C1.
D. C2 = 0,5.C1.
Câu 3: Xét điện trường đều E = 150 V/m trong không khí, năng lượng điện trường chức trong thể tích 500 lít là:
A. 5.10–8 J.
B. 5.10–11 J.
C. 50 J.
D. 10–9 J
Câu 4: Tụ điện đã tích điện đến hiệu điện thế U. Muốn năng lượng điện trường tăng gấp đôi thì phải tăng hiệu điện thế lên mấy lần?
A. 2 lần.
B. 4 lần
C. 0,5 lần
D. √2 lần
Câu 5: Tính điện dung của tụ điện cầu có bán kính 2 bản là R1 = 15cm, R2 = 18cm, giữa hai bản có chất điện môi có hệ số ε = 5.
A. 500pF
B. 500nF
C. 500μF
D. 50μF
Câu 6: Tụ điện phẳng không khí, diện tích mỗi bản là 100cm2, khoảng cách giữa hai bản là 8,86mm, được mắc vào nguồn một chiều U = 17,72V. Cho hằng số điện ε0 = 8,86.10 –12 C2 /Nm2. Phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Điện dung của tụ điện C = 10 –5 μF
B. Cường độ điện trường trong lòng tụ điện là E = 2000V/m
C. Điện tích của tụ là Q = 177,2.10 –12 C
D. Năng lượng của tụ là 177,2.10 –6 J.
Câu 7: Một quả cầu kim loại được tích điện đến điện thế Vo (gốc điện thế ở vô cùng). Đặt quả cầu này vào trong một vỏ cầu rỗng trung hòa điện có bán kính lớn hơn, rồi nối quả cầu nhỏ với vỏ cầu bằng một dây kim loại. Điện thế mới của quả cầu là V. So sánh với Vo, ta thấy:
A. V < Vo
B. V > Vo
C. V = Vo /2
D. V = Vo
Câu 8: Hai giọt thuỷ ngân hình cầu giống nhau, xa nhau, tích điện. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Điện thế ở sát mặt mỗi giọt là V. Khi nhập hai giọt thành một giọt lớn, vẫn là hình cầu, thì điện thế ở sát mặt nó là V’. Tính tỷ số V’ / V.
A. 2
B. √3/2
C. √3/4
D. 1/√3
Câu 9: Ba giọt thuỷ ngân hình cầu giống nhau, xa nhau, tích điện. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Điện thế ở sát mặt mỗi giọt là +1,0 V. Khi nhập chúng lại thành một giọt lớn, vẫn là hình cầu, điện thế ở tâm của nó là:
A. √9/3 V
B. 1/√9 V
C. √3/3 V
D. 3V
Câu 10: Giả sử đặt quả cầu kim loại chưa nhiễm điện vào điện trường không đều thì lực điện trường sẽ đẩy nó về phía nào?
A. Sang trái.
B. Sang phải.
C. Đứng yên cân bằng.
D. Lên trên
Câu 11: Giả sử đặt quả cầu kim loại chưa nhiễm điện vào điện trường không đều thì lực điện trường sẽ đẩy nó về phía nào?
A. Sang trái.
B. Sang phải.
C. Đứng yên cân bằng.
D. Lên trên
Câu 12: Xét các điểm ở bên ngoài, sát mặt vật dẫn cân bằng điện. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Chúng có cùng điện thế.
B. Chúng có cùng độ lớn cường độ điện trường.
C. Chỗ nào lồi hơn, điện thế cao hơn.
D. Chỗ nào lồi hơn, điện thế thấp hơn
Câu 13: Dùng sợi chỉ thả viên bi nhỏ nhiễm điện âm chui qua lỗ thủng nhỏ để tiếp xúc với mặt trong của vỏ cầu kim loại khá to chưa nhiễm điện, rồi kéo viên bi ra thì vỏ cầu có:
A. Điện tích (+) ở mặt trong, điện tích (–) ở mặt ngoài.
B. Điện tích (–) ở mặt ngoài, mặt trong không có điện tích.
C. Điện tích (–) ở mặt trong, điện tích (+) ở ngoài.
D. Điện tích âm cả ở mặt trong và mặt ngoài.
Câu 14: Dùng sợi chỉ thả viên bi nhỏ nhiễm điện âm chui qua lỗ thủng nhỏ để tiếp xúc với mặt trong của vỏ cầu kim loại khá to chưa nhiễm điện, kéo ra thì viên bi sẽ:
A. Vẫn tích điện (–).
B. Không mang điện.
C. Nhiễm điện (+).
D. Không bị mất điện tích.
Câu 15: Đưa thanh thép BC chưa tích điện đến gần vật A tích điện (+) thì đầu B tích điện (–), đầu A tích điện (+). Sau khi nối đầu B với quả cầu kim loại D ở khá xa bằng dây dẫn thì D nhiễm điện gì?
A. Dương
B. Không nhiễm điện.
C. Âm
D. Có cả điện tích âm và dương xuất hiện trên bề mặt
Câu 16: Đưa thanh kim loại BC chưa tích điện đến gần vật A tích điện (+) thì đầu B tích điện (–), đầu A tích điện (+). Nối đầu B với quả cầu kim loại D ở khá xa bằng dây dẫn. So sánh điện thế VB, VC, VD.
A. VB = VC = VD
B. VB < VC = VD.
C. VB = VC < VD. D. VB = VC > VD
Câu 17: Tích điện cho quả cầu thép bán kính 6,0 cm đến điện thế 300 V, quả cầu nhôm bán kính 4,0 cm đến điện thế 500 V. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Hai quả khá xa nhau. Sau khi nối chúng bằng dây dẫn mảnh, điện thế của mỗi quả là:
A. V1’ = V2’ = 190 V.
B. V1’ = V2’ = 760 V
C. V1’ = V2’ = 380 V.
D. V1’ = V2’ = 400 V
Câu 18: Ba tụ điện cùng điện dung C0, ghép thành bộ. Cách ghép nào sau đây thì điện dung tương đương của bộ sẽ lớn hơn C0?
A. Hai cái mắc nối tiếp rồi mắc song song với cái thứ 3.
B. Hai cái mắc song song rồi mắc nối tiếp với cái thứ 3.
C. Ba cái mắc song song.
D. Có 2 trong 3 đáp án kia đúng.
Câu 19: Tụ điện có điện dung C1 = C0 mắc vào U = 20V rồi ngắt ra, ghép song song với tụ điện có điện dung C2 = 3C0 chưa tích điện. Hiệu điện thế U1 của tụ điện C1 sau khi ghép là:
A. 3V
B. 4V
C. 5V.
D. 6V
Câu 20: Tụ điện phẳng không khí, cô lập, diện tích mỗi bản là S, khoảng cách giữa hai bản là d. Tích điện tích Q cho tụ. Dời hai bản ra một đoạn x (điện tích không bị mất đi), độ biến thiên năng lượng của tụ điện là:
A. ΔE = Q2x / ε0S
B. ΔE = −Q2x / ε0S
C. ΔE = −Q2x2 / ε0S
D. ΔE = Q2x2 / ε0S
Câu 21: Ghép thế nào, mấy tụ điện loại 22V–10μF để thay thế một tụ điện loại 220V–5μF?
A. 4 dãy //, mỗi dãy 12 cái.
B. 5 dãy //, mỗi dãy 10 cái.
C. 5 dãy //, mỗi dãy 8 cái.
D. 2 dãy //, mỗi dãy 10 cái.
Câu 22: Tụ điện phẳng không khí, diện tích mỗi bản là S, khoảng cách giữa 2 bản là d. Người ta đưa vào giữa 2 bản một tấm điện môi có hệ số điện môi ε, bề dày a < d, đồng dạng và cùng diện tích với 2 bản. Điện dung của tụ bây giờ:
A. C = ε / ε0 * S / d
B. C = ε / ε0 * S / (d – a)
C. C = ε / ε0 * S / (εd + (1 – ε)a)
D. C = ε / ε0 * S / (d + a)
Câu 23: Điện trở R của một đoạn dây dẫn đồng chất tiết diện đều có đặc điểm:
A. Tỷ lệ thuận với điện trở suất của vật liệu.
B. Tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của dây.
C. Tỷ lệ thuận với đường kính tiết diện dây.
D. Tỷ lệ nghịch với chiều dài dây.
Câu 24: Cuộn dây kim loại dài 314 m có điện trở suất ρ = 1,6.10-8 A/m2 , đường kính tiết diện ϕ = 2,0 mm. Điện trở R của nó là:
A. 0,4 Ω.
B. 16 Ω
C. 4 Ω
D. 1,6 Ω
Câu 25: Điện trở suất của đồng: 1,69.10-8 Ωm. Điện trở của một đoạn dây đồng dài 4,0 cm; đường kính tiết diện 5,2 mm là:
A. 0,16.10–4 Ω.
B. 3,2.10–4 Ω.
C. 0,16.10–4 Ω.
D. 0,32.10–4 Ω
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.